trao đổi chất, quá trình lên men ở dạ cỏ để tiêu hoá thức ăn và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Bò năng suất càng cao, trao đổi chất càng mạnh, nhiệt sinh ra càng nhiều. Tiêu hoá thức ăn thô, khó tiêu làm tăng sinh nhiệt ở dạ cỏ. Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể lớn hơn nhiệt thải ra từ cơ thể vào môi trường thì thân nhiệt vượt quá 390C và bò xuất hiện stress nhiệt.
Bò sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trì được trạng thái ổn định bò cần trạng thái cân bằng nhiệt độ với môi trường (Kadzere và Murphy, 2002). Do nhiệt độ và độ ẩm rất quan trọng đối với khả năng thích nghi
của bò ở các vùng khí hậu khác nhau nên người ta đã xây dựng chỉ số
nhiệt ẩm (THI) liên quan đến stress nhiệt của bò.
1.2.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống và một số yếu tố ảnh hưởng
1.2.2.1. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống
Trong sản xuất tinh đông lạnh có nhiều chỉ
tiêu để
đánh giá số
lượng, chất lượng tinh dịch trước khi đưa vào sản xuất đông lạnh như: lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, pH, mầu sắc, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng, sức kháng của tinh trùng. Trong lúc đó, hoạt lực tinh trùng sau
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 1
- Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 2
- Chọn Bò Đực Giống Chuyên Sữa Thông Qua Bản Thân
- Sản Lượng Sữa, Chất Lượng Sữa Và Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Sản Lượng Và Chất Lượng Sữa
- Các Phương Pháp Xác Định Giá Trị Giống Ước Tính
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
giải đông là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tinh đông
lạnh. Tinh dịch đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất là tinh dịch của những lần khai thác đạt đồng thời của tất cả các chỉ tiêu trên. Trong đó, lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng, hoạt lực tinh trùng sau giải đông là những chỉ tiêu chính ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống.
a. Lượng xuất tinh
Lượng xuất tinh (V) là thể tích tinh dịch của một lần khai thác tinh
(ml/lần). Lượng xuất tinh liên quan chặt chẽ với giống, tuổi, chế độ
chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, kích thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ
kích thích tính dục trước khi khai thác, phản xạ nhẩy giá và kỹ thuật khai thác tinh. Ngoài ra, khoảng cách lấy tinh cũng ảnh hưởng tới lượng tinh xuất: khoảng cách lấy tinh quá ngắn lượng xuất tinh ít và khoảng cách lấy tinh dài lượng xuất tinh nhiều hơn (Cheng, 1992).
Theo Hiroshi (1992), lượng xuất tinh dao động từ 2 đến 10 ml.
Nghiên cứu của Brito và cs. (2002) trên bò đực giống ở Brazil cho biết, lượng xuất tinh biến động từ 6,0 đến 7,8 ml; ở bò đực giống Bos taurus là 7,0 ml và ở bò đực giống Bos indicus là 6,6 ml. Sarder (2003) cho biết, lượng xuất tinh của bò đực giống ở Pakistan là 56 ml/lần khai thác.
Tại Việt Nam, nghiên cứu trên bò lai F3HF, Nguyễn Văn Đức và
cs. (2004) công bố, lượng xuất tinh là 4,11ml. Phùng Thế Hải và cs.
(2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại Việt Nam công bố, lượng xuất tinh là 5,42ml. Lê Bá Quế và cs. (2013) công bố, lượng xuất tinh của bò HF trung bình là 6,99 ml.
b. Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng (A) là chỉ tiêu thể hiện số lượng tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong tinh dịch và được tính theo % biến động từ 0% đến 100%.
Trần Tiến Dũng và cs. (2002) cho biết, tuỳ theo sức sống mà tinh trùng sẽ vận động theo một trong ba phương thức: tiến thẳng, xoay vòng và lắc lư.
Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng tham gia quá trình thụ tinh. Do vậy, người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thông
qua ước lượng tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng hoặc mức "sóng động’’ của
mặt thoáng vi trường tinh dịch do hoạt lực của tinh trùng tạo nên.
Bajwa (1986), nghiên cứu
ở Pakistan công bố
hoạt lực tinh trùng
dao động từ 67 đến 70%. Nghiên cứu của Hiroshi (1992) trên bò đực
giống HF ở Nhật Bản công bố hoạt lực tinh trùng dao động từ 60 đến
90%. Sugulle (1999), công bố
hoạt lực tinh trùng ở
bò đực giống tại
Bangladesh đạt từ 60 đến 68%. Nghiên cứu của Brito và cs. (2002) tại
Brazil cho thấy hoạt lực tinh trùng của bò
Bos taurus đạt từ
57,5 đến
61,2% và bò Bos indicus đạt 59%. Hoflack và cs. (2006) cho biết, hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF ở Bỉ dao động từ 40 đến 95%.
Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) công bố, hoạt lực tinh trùng bình quân của bò đực giống HF lai là 61,77%. Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam cho biết hoạt lực tinh trùng bình quân là 60,28%. Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu trên đàn bò HF nhập từ Mỹ và Cu Ba cho biết hoạt lực tinh trùng trung bình là 66,39%.
c. Nồng độ tinh trùng
Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch (tỷ/ml). Ở bò, nồng độ tinh trùng biến động từ 200 triệu đến 3.200 triệu tinh trùng/ml, trung bình 1.2001.500 triệu tinh trùng/ml (American
Breeders Service, 1991). Nếu nồng độ tinh trùng đạt 800 triệu/ml thì đạt
tiêu chuẩn pha chế và đông lạnh (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2003; 2008; 2014).
Nồng độ tinh trùng có ý nghĩa khoa học thực tiễn, nó xác định số
lượng tinh trùng trên một lần khai thác tinh để phân loại chất lượng tinh dịch, quyết định loại bỏ hay sử dụng cho các công đoạn sau. Nồng độ tinh
trùng khi phối hợp với V và A cho biết tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của mỗi lần xuất tinh đó.
Nghiên cứu trên bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ, Garner và cs.
(1996) cho biết, nồng độ tinh trùng bình quân là 1,5 tỷ/ml. Brito và cs.
(2002), nghiên cứu trên 107 bò đực giống ở Brazil thấy rằng nồng độ
tinh trùng bò đạt từ 1,3 đến 1,5 tỷ/ml. Sarder (2003), nghiên cứu ở
Pakistan cho biết bò đực địa phương lai HF có nồng độ tinh trùng dao
động từ 1,131 đến 1,471 tỷ/ml. Sugulle và cs. (2006), nghiên cứu trên bò lai HF ở Bangladesh cho biết, nồng độ tinh trùng biến động từ 0,983 đến 1,483 tỷ/ml. Nghiên cứu của Muino và cs. (2008) công bố, bò đực giống HF trưởng thành nuôi tại Tây Ba Nha có nồng độ tinh trùng bình quân là 1,18 tỷ/ml.
Ở Việt Nam, nồng độ tinh trùng của bò HF là 1,229 tỷ/ml (Nguyễn Xuân Hoàn, 1993); 1,215 tỷ/ml (Lê Bá Quế và cs., 2009). Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam công bố nồng độ tinh trùng bình quân là 1,07 tỷ/ml. Lê Văn Thông và cs. (2013), nghiên cứu trên đàn bò HF nhập từ Australia công bố, nồng độ tinh trùng trung bình là 1,03 tỷ/ml.
d. Tỷ lệ tinh trùng sống
Tỷ lệ tinh trùng sống liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng. Dựa vào nguyên lý màng của tinh trùng chết hoặc đang chết có khả năng cho các chất nhuộm màu thấm qua, do sự rối loạn tính thẩm thấu của màng tinh trùng. Trong khi đó, những tinh trùng sống màng tinh trùng không cho các chất nhuộm màu thấm qua nên không bắt màu khi nhuộm. Bằng cách này người ta đã sử dụng thuốc nhuộm màu eosine để nhuộm tinh trùng chết rồi đếm chúng trên kính hiển vi và tính tỷ lệ sống.
Tỷ lệ
tinh trùng sống phụ
thuộc vào giống, độ
tuổi, chế
độ chăm sóc
nuôi dưỡng, khai thác tinh, môi trường pha loãng ... (Hiroshi, 1992).
Hoflack và cs. (2006) cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống ở bò đực giống HF từ 77,25 đến 97,67% cao hơn so với bò đực giống Belgian Blue từ 29,5 đến 87,25%. Nghiên cứu trên bò đực giống HF tại Bỉ Hoflack và cs. (2008) cho biết tỷ lệ tinh trùng sống đạt 86,3%. Theo Muino và cs. (2008), nghiên
cứu trên bò đực HF tại Tây Ba Nha cho biết tỷ 87,0%.
lệ tinh trùng sống đạt
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại Việt Nam cho biết tỷ lệ tinh trùng sống bình quân là 71,75%. Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu trên đàn bò HF nhập từ Mỹ và Cu Ba có hoạt lực trung bình 78,65%.
e. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác
Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong tinh dịch (VAC) là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của từng bò đực giống, được tính là tích của V*A*C. Lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng là 3 chỉ tiêu ảnh hưởng rõ rệt nhất đến số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống trong sản xuất tinh đông lạnh và là những chỉ tiêu quyết định đến sản xuất tinh đông lạnh nó liên quan chặt chẽ tới lượng môi trường pha chế và tương quan thuận với số liều tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác.
Garner và cs. (1996) cho biết tổng số tinh trùng trong một lần khai
thác của bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ là 6,20 tỷ/lần khai thác.
Nghiên cứu của Brito và cs. (2002) cho biết tổng số tinh trùng trong một lần khai thác trên bò đực giống HF tại Brazil là 8,2 tỷ/lần khai thác.
Phùng Thế Hải (2009), tổng số tinh trùng tiến thẳng của bò đực
giống HF sinh tại Việt Nam là 4,91 tỷ/lần khai thác. Lê Văn Thông và cs.
(2013), nghiên cứu trên đàn bò HF tại Moncada công bố trùng tiến thắng trong một lần khai thác là 5,46 tỷ.
f. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông
tổng số
tinh
Tinh cọng rạ sản xuất được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu 1960C, khi sử dụng cần phải được giải đông. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông
(Asgd %) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tinh đông
lạnh. Chất lượng tinh đông lạnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Chất lượng tinh tươi đưa vào sản xuất tinh, kỹ thuật sản xuất tinh, môi trường pha loãng, sức kháng đông của tinh trùng và kỹ thuật giải đông.
Hoạt lực tinh trùng sau giải đông có tầm ảnh hưởng rất lớn trong kết
quả thụ thai ở bò cái: nếu hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao thì tỷ lệ thụ thai cao và ngược lại.
Theo Phùng Thế Hải (2009), hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống HF sinh tại Việt Nam là 40,44%. Lê Văn Thông và cs.
(2013), nghiên cứu trên đàn bò HF tại Moncada, công bố trùng sau giải đông là 41,28%.
hoạt lực tinh
1.2.2.2. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh của bò đực giống
a. Giống và cá thể
Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không dẫn đến số lượng và chất lượng tinh dịch khác nhau. Ví dụ, bò đực giống ôn đới (8001000 kg) mỗi lần khai thác tinh có thể cho 89ml, thậm chí 1015ml;
trong lúc đó, bò vàng Việt Nam chỉ cho được 35ml (Hà Văn Chiêu,
1996). Bò có nguồn gốc ôn đới nhập vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).
Trong cùng giống, số lượng và chất lượng tinh dịch từng cá thể
thường cũng khác nhau (Hà Văn Chiêu, 1996; Phùng Thế Hải, 2009; Lê Văn Thông và cs., 2013).
b. Tuổi
Số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực trưởng thành thường nhiều và ổn định hơn so với bò đực trẻ. Bò đực sản xuất tinh dịch tốt và
ổn định nhất ở độ
tuổi từ
3 đến 6 năm tuổi. Tinh dịch của bò đực già
giảm tỷ lệ
tinh trùng sống, tăng tỷ
lệ tinh trùng kỳ
hình và giảm khả
năng có thể đông lạnh (Hiroshi, 1992).
Hà Minh Tuân và cs. (2012), nghiên cứu trên đàn bò đực giống nuôi tại Moncada cho biết lượng xuất tinh của giống bò HF giai đoạn 1824 tháng tuổi đạt trung bình 4,82 ml/lần khai thác; giai đoạn 2536 tháng tuổi trung bình 6,26 ml/lần khai thác và bò giai đoạn 4960 tháng tuổi trung bình 7,51 ml/lần khai thác.
Tuổi thọ của bò đực giống có thể đạt 1820 năm, nhưng do nhiều
nguyên nhân khác nhau nên thường chỉ (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).
c. Thời tiết khí hậu
được sử
dụng đến 8 năm tuổi
Như
mọi cơ
thể
sống khác, bò đực chịu tác động trực tiếp của
thời tiết khí hậu, chủ yếu là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv... Theo quy luật giới hạn sinh thái (Hà Văn Chiêu, 1999), mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều có một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó. Ngoài giới
hạn thích hợp khả năng sống của cơ thể sẽ ảnh hưởng và bị tác động
cộng hưởng bởi các yếu tố môi trường. Trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác động của môi trường tới sinh sản là quan trọng nhất, việc tác động của môi trường đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định được nhân tố nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định.
Ở các nước ôn đới, chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa Đông, tốt nhất vào mùa Hè và mùa Thu chủ yếu là do ánh sáng. Thế nhưng, ở nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa Hè do nắng nóng, tốt nhất là mùa ĐôngXuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).
Vilakazi và Webb (2004), nghiên cứu trên loài bò Bos taurus thấy rằng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng cao ở mùa Hè và mùa Thu, phẩm chất tinh dịch trong mùa Đông tốt hơn rõ rệt so với mùa Hè.
Số lượng và chất lượng tinh dịch bị ảnh hưởng rõ rệt bởi mùa vụ,
tinh dịch của bò đực trong mùa mưa có số lượng
và chất lượng
tốt nhất
(Bhakat và cs., 2011). Số lượng và chất lượng tinh dịch bò HF nuôi ở Việt Nam chịu tác động khá rõ rệt bởi yếu tố mùa vụ (Phùng Thế Hải và cs., 2013).
d. Chế độ dinh dưỡng