Chọn Bò Đực Giống Chuyên Sữa Thông Qua Bản Thân

bảo đàn bê đực đưa vào nuôi kiểm tra, đánh giá chọn lọc đực giống có nguồn gốc bản chất di truyền tốt.

Tuyển chọn bê đực dựa vào hệ phả đưa vào kiểm tra chọn lọc làm giống chính là bước kiểm tra đầu tiên của phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau. Đánh giá chất lượng bò đực giống thông qua chất lượng đời trước là đánh giá tiềm năng di truyền về khả năng sản xuất sữa của đực giống. Muốn có đực giống tốt, khâu chọn bò bố và mẹ để tạo bê đực đưa vào kiểm tra đánh giá chọn làm giống là bước quan trọng của chọn lọc đực giống vì đó là chọn nguyên liệu di truyền, là bản chất của đực giống. Chọn bố và mẹ bò đực là chọn những cá thể bò đực và bò cái có chất lượng tốt nhất trong đàn hạt nhân với tiềm năng sữa cao nhất để tạo ra bê đực giống kế thừa nguồn gen sản xuất sữa cao từ bố và mẹ.

Tuyển chọn bê đực HF đưa vào kiểm tra chọn lọc nên dựa vào hệ

thống giống hạt nhân mở

(Nguyễn Văn Đức, 2004) và khả

năng sản

xuất, các đặc điểm cơ bản của giống thông qua bản chất di truyền của chúng (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006). Khi chọn được bố mẹ tốt, sẽ tạo ra nguồn bê đực có khả năng tốt vì đã có nguồn gen tốt và đó là tiền đề, bước quan trọng của phương pháp chọn lọc bò đực giống qua đời sau để chọn ra được những bò đực giống tốt nhất cho việc cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng đàn bò sữa.

Để nâng cao sản lượng sữa của đàn bò sữa, việc tạo chọn và sử

dụng đực giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại

trong chương trình phát triển giống bò sữa nhanh, mạnh, bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao (Lê Văn Thông và cs., 2012).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Bò đực giống có vai trò quan trọng trong cải tạo, nhân nhanh số

lượng và chất lượng đàn con bởi nếu một đực giống tốt được sản xuất tinh đông lạnh và sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thì một năm có thể cho ra đời hàng chục ngàn bê con. Do vậy, đối với bò sữa, việc tuyển

Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 3

chọn những bò bố

tốt để

cải tạo đời con được tập trung vào đánh giá

ngoại hình, khả

năng sinh trưởng phát triển, đặc biệt là

tiềm năng sữa

của đực giống. Song, tính trạng sản lượng sữa không được thể hiện trên bò đực giống nên một trong những giải pháp là tuyển chọn dựa vào tiềm năng sữa của đời trước. Vì vậy, chọn bò đực giống chuyên sữa trước hết phải dựa vào tiềm năng sữa và sản lượng sữa, chất lượng sữa của đời trước: ông bà nội ngoại, đặc biệt là bố mẹ của đực giống.

a. Chọn bò bố để tạo ra bê đực giống

Căn cứ vào hồ sơ lý lịch của bò bố: thông qua tiềm năng sữa của ông nội, ông ngoại và bố cũng như sản lượng sữa của bà nội, ngoại và mẹ để chọn bò đực giống.

Chọn những bò đực giống có ngoại hình đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng tinh dịch tốt, đặc biệt tiềm năng sữa cao của bố và sản lượng sữa cao của mẹ.

Ngoài ra, chọn bò đực giống có thể chọn từ nguồn tinh bò cao sản hoặc phôi bò cao sản được nhập khẩu từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến với tiềm năng sữa cao.

Từ những bò đực giống đã được tuyển chọn, phối giống với những bò cái cao sản nhằm tạo ra nguồn bê đực có chất lượng tốt để chọn làm giống.

Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2011), tiêu chuẩn về tiềm năng sữa

bò đực giống trong tháp giống bò sữa HF của Việt Nam để chọn làm

giống phải là những bò đực giống thuần chủng có giá trị giống về tiềm

năng sữa ≥12.000 kg sữa/chu kỳ.

b. Chọn bò mẹ để tạo ra bê đực giống

Căn cứ hồ sơ, lý lịch của những cá thể trong đàn bò sữa hạt nhân, chọn những cá thể có ngoại hình đúng typ bò sữa, sinh trưởng, phát triển tốt, sinh sản tốt, sản lượng sữa cao, chất lượng sữa tốt để làm mẹ trong tạo nguồn bê đực giống.

Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2011), tiêu chuẩn về sản lượng sữa

bò cái chuyên sữa HF hạt nhân của Việt Nam là những cá thể lượng sữa >7.000 kg/chu kỳ.

có sản

Như vậy, căn cứ vào hệ phả và giá trị kiểu hình cũng như giá trị kiểu di truyền về khả năng sản xuất sữa của đàn bò đực, bò cái giống để tuyển chọn bố và mẹ đủ tiêu chuẩn đưa vào ghép đôi giao phối, tạo ra nguồn bê đực đảm bảo chất lượng tốt, từ đó tuyển chọn những cá thể có ngoại hình đạt tiêu chuẩn đưa vào chương trình kiểm tra bò đực giống qua đời sau.

1.2. CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA THÔNG QUA BẢN THÂN

Những bê đực được sinh ra từ

những bò bố

có tiềm năng sữa

>12.000 kg sữa/chu kỳ và sản lượng sữa bò mẹ >7.000 kg/chu kỳ trong đàn hạt nhân, có đầy đủ các tiêu chuẩn về ngoại hình như các bộ phận cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; khối lượng sơ sinh phải trên 35 kg; kiểu dáng của bò đực giống chuyên sữa HF, màu đặc trưng lang trắng đen; bộ phận sinh dục tốt, đặc biệt đôi hòn cà phát triển, cân đối là đủ điều kiện để tuyển chọn đưa vào kiểm tra chọn lọc đực giống.

Sau khi tuyển chọn, đàn bê đực được nuôi tại cơ sở để tiếp tục

kiểm tra, đánh giá sinh trưởng phát triển cho đến khi cai sữa nhằm chọn

được những cá thể tốt nhất đưa vào nuôi tại cơ sở đực giống để kiểm tra chọn lọc đực giống.

1.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống và một số yếu tố ảnh hưởng

1.2.1.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia súc tăng về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ phận trong cơ thể. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài. Do có sự tương tác giữa kiểu gen và ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hoà và cân đối.

Sinh trưởng và phát dục của bê thường tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều theo giai đoạn, tuổi và theo giới tính. Sinh trưởng và phát dục không tách rời nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau,làm cho cơ thể con vật hoàn chỉnh, sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục và ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (Trần Đình Miên và cs., 1992).

Khối lượng gia súc

ở các tháng tuổi, biểu thị tốc độ

sinh trưởng

tích luỹ mà đường cong sinh trưởng lý thuyết có dạng chữ S: thoai thoải khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng hơn khi gia súc ở giai đoạn sinh trưởng

nhanh rồi thoải dần tiến tới nằm ngang, không tăng nữa đoạn con vật đã thành thục về thể vóc.

ứng với giai

Nguyễn Văn Đức và cs. (2011) cho biết, khối lượng đàn bò đực giống HF nuôi tại Việt Nam lúc sơ sinh là 40,29 kg; 6 tháng là 182,40 kg; 18 tháng là 402,40 và 24 tháng 534,40 kg.

Lê Văn Thông và cs. (2013), thực hiện đề

tài cấp Bộ

giai đoạn

2008­2012 cho biết, khối lượng bò đực giống tại sơ sinh, 6 tháng, 12

tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành là 42,14 kg; 211,03

kg; 309,41 kg; 448,24 kg; 554,66 kg; 747,24 kg và 931,21 kg.

Để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường dùng phương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể gia súc. Thông qua các số liệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng của vật nuôi. Các chiều đo dài thân, vòng ngực, cao vây, chỉ số cấu tạo thể hình có ý nghĩa lớn đối với đánh giá sinh trưởng phát dục của gia súc. Tính trạng này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ...

Các chiều đo chính của cơ thể bò đực giống bao gồm:

+ Cao vây đo bằng thước gậy vuông góc từ mặt đất đến đinh cao

nhât́ cua

xương bả vai chiêú

tơí côt

sôń g.

+ Dài thân chéo đo bằng thước gậy từ phía trước của khớp bả vai cánh tay tới sau u xương ngồi phía bên phải.

+ Vòng ngực dùng thước dây để đo phía sau xương bả vai, vòng thước sát chân trước qua ngực sang phía bên kia thành một vòng khép kín.

Lê Phan Dũng (2007) cho rằng, nên dùng chiều đo vòng ngực để

tính toán xác định dự chẽ với khối lượng.

đoán khối lượng bò lai vì nó có tương quan chặt

Theo Trần Đình Miên và cs. (1992), giai đoạn bào thai chịu ảnh

hưởng nhiều của mẹ và sự tăng trưởng mang tính di truyền của đời trước nhiều hơn. Sau khi sinh ra, nếu được nuôi dưỡng tốt, bê sẽ tăng trưởng cao, sinh sản sớm, cho nhiều sữa. Các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng khác nhau: những giống bò thịt như Hereford, Santa Gertrudis... có tốc độ

sinh trưởng nhanh, đạt 1.000­1.200 g/ngày; trong lúc đó, khả năng tăng

trưởng các giống kiêm dụng như Red Sindhi, Brown Swiss chỉ đạt 600­800 g/ngày.

Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều có nhận xét, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của bò sữa (Nguyễn Kim Ninh, 1994; Vũ Văn Nội và cs., 2001). Năng lượng và protein là 2 yếu tố quan trọng nhất giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng trưởng của bò sữa (Schingoethe, 1996; Trần Trọng Thêm, 2006).

Nguyễn Văn Đức và cs. (2011) cho biết, kích thước một số chiều đo cơ bản của đàn bò đực giống HF tại 6 tháng tuổi: cao vây 114,23 ± 1,71cm, vòng ngực 138,00 ± 4,36cm, dài thân chéo 121,17 ± 1,88cm; 18 tháng tuổi: cao vây 134,87 ± 1,10cm, vòng ngực 176,40 ± 2,49cm, dài thân chéo 146,87

± 1,85cm; 24 tháng tuổi: cao vây 142,69 ± 0,85cm, vòng ngực 193,50 ± 1,92cm, dài thân chéo 160,12 ± 1,94cm; 36 tháng tuổi: cao vây 151,04 ± 1,88cm, vòng ngực 209,71 ± 1,81cm, dài thân chéo 174,07 ± 1,68cm.

Lê Văn Thông và cs. (2013) cho biết, kích thước các chiều đo chính của bò đực giống HF nhập từ Hoa kỳ, Cu Ba và Australia lúc 12 tháng tuổi là cao vây 125,16cm, vòng ngực 155,66cm, dài thân chéo 135,02cm; 18 tháng tuổi là cao vây 136,51cm, vòng ngực 168,66cm, dài thân chéo 147,27cm; 24 thángtuổi là cao vây 144,22cm, vòng ngực 193,07cm, dài thân chéo 162,47cm; 36 tháng tuổi là cao vây 152,39cm, vòng ngực 208,17cm, dài thân chéo 175,95cm và trưởng thành là cao vây 162,28cm, vòng ngực 228,62cm, dài thân chéo 190,23cm.

Để giúp cho việc đánh giá đúng bản chất di truyền của từng tính trạng, góp phần xác định được phương pháp chọn lọc phù hợp nhất nhằm chọn được chính xác những cá thể đực giống chất lượng tốt, Lê

Văn Thông và cs. (2013) đã cho biết

nên sử

dụng khối lượng sơ

sinh

trong việc chọn lọc đực giống HF vì mối quan hệ khá chặt chẽ với khối lượng các tháng tuổi sau. Đồng thời, nhóm tác giả cũng khuyên nên sử dụng khối lượng ở độ tuổi 18 và 24 tháng tuổi để chọn lọc bò đực giống

HF vì có mối quan hệ

chặt chẽ

giữa khối lượng với kích thước các

chiều đo và có tương quan chặt chẽ với chất lượng tinh dịch (số lượng cọng rạ/lần khai thác, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong lần khai thác).

1.2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả triển

a.Yếu tố di truyền

năng sinh trưởng phát

Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tích lũy các chất mà quan trọng là protein. Người ta lấy chỉ tiêu tăng trưởng làm

chỉ

tiêu sinh trưởng. Sự

tăng trưởng bắt đầu từ

khi trứng thụ

tinh cho

đến khi cơ thể trưởng thành, sự sinh trưởng chia ra làm 2 giai đoạn chính là trong thai và ngoài thai. Theo Trần Đình Miên và cs. (1992), giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, giai đoạn ngoài bào thai sự tăng trưởng mang tính di truyền của đời trước nhiều hơn. Nuôi dưỡng tốt bò, bê sẽ tăng trưởng cao, sinh sản sớm, cho nhiều sữa ở giai đoạn tiết sữa và nhiều thịt ở giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo.

Trong thời kỳ bú sữa, khả năng sinh tồn của gia súc (điều hoà thân nhiệt, sự tiêu hoá...) chưa phát triển đầy đủ. Các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác nhau. Chaudhary và cs. (1987) cho biết, khối lượng bò sữa lai ở Pakistan thấp nhất là F2 3/4Jersey đạt 296,20 ± 31,58 kg và cao nhất là 1/2 HF đạt 374,66 ± 67,54 kg

b. Yếu tố ngoại cảnh

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các các yếu tố ngoại

cảnh chi phối sinh trưởng của bò sữa. Khi bò được cung cấp đầy đủ, cân

đối về các chất dinh dưỡng sẽ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1kg

tăng trưởng giảm và hệ quả là ảnh hưởng tốt đến sản lượng sữa sau này. Bò sữa có khối lượng lớn, cho sữa nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò có khối lượng nhỏ, cho sữa ít hoặc không cho sữa. Vì vậy, khẩu phần thức ăn hợp lý và khoa học sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều có nhận xét chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của bò sữa (Nguyễn Kim Ninh, 1994, 2000; Vũ Văn Nội và cs., 2001; Resendiz và Bernal Santos, 1999; Hoàng Thị Thiên Hương, 2004).

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt gia súc trong giai đoạn còn non sẽ có tác

dụng tốt đến sinh trưởng và khả năng sản xuất sau này. Các yếu tố

stress chủ yếu ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất và sức sản xuất gồm: thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí hậu xấu, khẩu phần không hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng kém, tiêm phòng... Đinh Văn Cải và cs. (2004) cho biết, nhiệt độ môi trường ở các tỉnh nước ta trung bình là 25­

330C,

ẩm độ

môi trường trên 80%. Nếu so sánh với môi trường ở

Queensland thì nhiệt độ cao hơn 8­100C, ẩm độ cao gấp 1,5­2 lần, đây là yếu tố bất lợi cho bò HF. Nhiệt độ môi trường thích hợp cho bò sữa được ghi nhận là từ ­40C đến +220C, bê con từ 100C đến 270C. Nhiệt độ tới hạn của môi trường đối với bò HF là 270C, Jersey là 300C và của bò Brahman là 350C, vượt quá nhiệt độ này sẽ có tác động xấu cho sự ổn định thân nhiệt. Ở phía Nam, khi trời nóng, nhiệt độ môi trường 33­360C, vượt quá

xa nhiệt độ thích hợp đối với bò sữa. Hai nguồn chính ảnh hưởng đến

nhiệt trong cơ thể bò là nhiệt sinh ra trong cơ thể do hoạt động, sản xuất,

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí