Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Sản Lượng Và Chất Lượng Sữa

protein sữa là 3,10%. Trong lúc đó, Lê Bá Quế và cs. (2013) cho biết tỷ lệ mỡ sữa ở chu kỳ đầu của đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng là 3,59%. Nghiên cứu của Lê Văn Thông và cs. (2014) trên đàn bò sữa HF

nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng cho biết, tỷ lệ 3,54% và tỷ lệ protein là 3,17%.

mỡ sữa

trung bình là

Trên thế giới, Israel là một trong những quốc gia phát triển về bò sữa với sản lượng sữa và chất lượng đều cao: tuy sản lượng sữa trung bình cả

nước năm 2006 rất cao (11.500kg/chu kỳ 305 ngày), nhưng chất lượng

sữa cũng rất tốt: Văn Cải, 2008).

tỷ lệ

mỡ sữa

là 3,66% và protein sữa là 3,26% (Đinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giống bò sữa Norwegian Red của Norway có chất lượng sữa cao nên được sử dụng lai với giống Holstein tại Israel cho kết quả: Tỷ lệ mỡ sữa là 3,59% và tỷ lệ protein sữa là 3,21% khi (TwoPlus, 2014).

Theo công bố của ICAR (2013), tỷ lệ protein của bò HF của Hoa Kỳ đạt 3,08%, Canada là 3,19%; Hàn Quốc là 3,18%; Tây Ban Nha 3,2%; Australia là 3,27%.

Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 6

1.3.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa

a. Giống

Trong chăn nuôi bò sữa, giống quyết định 60% sự thành bại. Trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa, mỗi nước thường chọn lọc, nhân thuần, lai tạo ra những giống bò sữa phù hợp với điều kiện của nước đó

nhằm đảm bảo tiêu chí năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa.

Song, giống bò chuyên sữa trên thế giới cũng không nhiều và mỗi giống cho sản lượng sữa khác nhau.

Hall (2007) cho biết, bò HF nuôi tại trang trại Crystal Brook (Canada) có sản lượng sữa là 12.500 kg/chu kỳ. Lê Xuân Cương (2002)

cho biết sản lượng sữa bò HF Hoa Kỳ, Nhật, Canada và Hà Lan đạt tương ứng 8.382; 8.130; 7.980 và 7.220 kg/chu kỳ. Bò Jersey có sản lượng sữa trung bình 3.000­5.000 kg/chu kỳ 305 ngày, đặc biệt có tỷ lệ mỡ sữa rất cao (4,5­5,5%). Bò Nâu Thuỵ Sỹ có sản lượng sữa 5.500­6.000 kg/chu kỳ 305 ngày.

Ở Việt Nam, bò Lai Sind có sản lượng sữa 1.200­1.400 kg/chu kỳ 240­270 ngày, mỡ sữa 5­5,5%. Bò lai F1 (1/2HF) có sản lượng sữa 2.500­

3.000 kg/chu kỳ 300 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 3,6­4,2%. Bò lai F2 (3/4HF) có

sản lượng sữa 3.000­3.500 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,2­3,8%. Bò lai F3 (7/8HF) có sản lượng sữa 3.900­4.200 kg/chu kỳ (Lê Xuân Cương, 2002). Giống bò sữa HF đạt 5.000­8.000 kg/chu kỳ, với tỷ lệ mỡ sữa 3,2­

3,8%, bò Jersey đạt 2.800­3.500kg, với tỷ lệ mỡ sữa 5,8­6%. Trong lúc đó,

giống bò Nâu Thuỵ Sỹ đạt 3.500­4.000kg, với tỷ lệ mỡ sữa 3,5­4% (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).

FAO (2000, dẫn theo Trần Đình Miên, 2002) thông báo, mặt bằng sản lượng sữa trên thế giới là 6.000 kg/chu kỳ; ở một số đàn cao sản cao hơn, nhất là các nước Bắc Mỹ và châu Âu cónhững cá thể đạt 12.000­

13.000 kg/chu kỳ.

Tỷ lệ mỡ sữa phụ thuộc vào giống, các giống bò có sản lượng sữa thấp thường có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn giống cao sản. Nguyễn Kim Ninh (1994) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa của bò lai Sind và các bò lai giữa HF với lai

Sind nuôi ở

Ba Vì tương

ứng là 4,85­5,89% và 3,89­4,68%. Theo Trần

Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), tỷ lệ mỡ sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng là 3,47%.

Giống bò sữa Norwegian Red (NRF) của Norway có chất lượng sữa cao, thường được dùng để lai với Holstein cho kết quả: Tỷ lệ mỡ sữa là

4,37% và tỷ lệ protein sữa là 3,58% trên nhóm bò lai 75%JxH25%NRFx(JxH)

ở đàn bò Idaho (TwoPlus, 2014).

Như vậy, sản lượng sữa và chất lượng sữa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giống. Giống bò HF là giống cho sản lượng sữa cao nhất và được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Con lai giữa bò HF với bò địa

phương có năng suất và chất lượng sữa khác nhau, tuỳ thức lai.

b. Dinh dưỡng

thuộc vào công

Trong các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đối với sản lượng sữa. Bò sữa rất nhạy cảm với điều kiện dinh dưỡng, mức độ dinh dưỡng quá thấp sẽ không đủ năng lượng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp sữa, nhưng nếu cho ăn quá dư thừa sẽ làm cho bò sữa béo phì, dẫn đến kìm hãm khả năng tạo sữa. Để duy trì và nâng cao sản lượng sữa cần phải cung cấp cho bò cái khẩu phần thức ăn đầy đủ và cân đối các chất cần thiết. Hàm lượng protein thô trong khẩu phần bò lai nằm trong giới hạn khoảng 13­15% so với vật chất khô của khẩu phần. Sự mất cân đối các tỷ lệ dinh dưỡng như: tỷ lệ năng lượng/protein, hàm lượng xơ, tỷ lệ Ca/P, K/Na, S/N...đều làm giảm khả năng tạo sữa của bò cái (Nguyễn Văn Thưởng, 1995). Các công trình nghiên cứu của các tác giả Schingoethe (1996), Adrienne và cs. (2006), Nguyễn Văn Bình và Trần Huệ Viên (2004) cũng chứng tỏ điều đó.

Nguyễn Văn Thưởng (1995) cho biết, nếu bò lai F1(HF x Sind) ăn 6,5 đơn vị thức ăn/ngày, sản lượng sữa đạt 1.800­2.000 kg/chu kỳ, nhưng khi cho ăn 9,5 đơn vị thức ăn/ngày, sản lượng sữa tăng lên 2.700­2.800 kg/chu kỳ. Trong một thí nghiệm khác, nếu bò ăn đầy đủ và nuôi dưỡng tốt trong thời gian hậu bị, có chửa và vắt sữa thì sản lượng sữa/chu kỳ

tăng dần từ lứa đẻ thứ nhất và đạt mức cao nhất vào các lứa đẻ thứ 3­6,

sau đó mới giảm dần. Do đó, lượng sữa thu được cả đời của bò sữa

được chăm sóc tốt cao hơn nhiều so với bò chăm sóc kém.

Thức ăn tinh có ảnh hưởng lớn đến sản lượng sữa của bò sữa.

Thức ăn tinh hỗn hợp cung cấp cho bò sữa nhằm thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho bò mà thức ăn thô không đáp ứng đầy đủ. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cải và cs. (2001) cho thấy, số lượng và chất lượng thức ăn tinh không chỉ ảnh hưởng đến sự cân đối các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm thay đổi tính chất vật lý của khẩu phần, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men ở dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất sữa.

Đinh Văn Cải (2009) cho rằng, nuôi bò sữa bằng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh sản lượng sữa tăng 1,0­2,5kg con/ngày vì quá trình lên

men

ở dạ

cỏ tốt hơn. Lê Mai (2002) nhận định rằng nuôi bò sữa với

khẩu phần có nhiều cỏ (trên 30kg/con/ngày), được cân đối năng lượng và đạm so với nhu cầu, không cần hèm bia vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bò sữa, sản lượng sữa đạt 17 lít/ngày.

Các công trình nghiên cứu của Allen (1996), Oba và Allen (1999), Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2007), đã chứng tỏ ảnh hưởng của cỏ xanh đến sản lượng sữa bò.

c. Tuổi

Sản lượng sữa của bò thay đổi theo độ tuổi của nó. Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995), bò sữa cho sản lượng sữa cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6 và nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, bò sữa

sẽ tiếp tục cho sữa đến lứa sữa thứ 8­10. Bò sữa có thể trạng tốt và

được chăm sóc hợp lý có thể cho sản lượng sữa cao tới lứa đẻ thứ 12

(Nguyễn Xuân Trạch, 2002).

Tuổi có thai lần đầu cũng


ảnh hưởng đáng kể


đến sản lượng

sữa của bò sữa. Nuôi dưỡng tốt bê cái hậu bị để đạt tiêu chuẩn phối

giống lần đầu vào 16­18 tháng tuổi sẽ có lợi cho chức năng sản xuất sữa của bầu vú bò cái.

Nhiều nghiên cứu thấy rằng sữa bò ở chu kỳ thứ 3 đến thứ 6 là tốt nhất về hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị sinh học so với sữa bò

ở chu kỳ đầu và cuối (Lê Văn Liễn, 2003; Nguyễn Văn Đức và cs.,

2008).

d. Kỹ thuật vắt sữa

Do quá trình vắt sữa dựa trên cung phản xạ thần kinh­thể dịch nên khi vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ làm ức chế quá trình thải sữa. Nếu thời gian vắt sữa kéo dài làm cho lượng oxytoxin hết hiệu lực trước khi vắt hết sữa trong bầu vú, tăng tỷ lệ sót sữa dễ gây viêm vú. Thành phần của sữa trong thời gian vắt sữa khác nhau cũng khác nhau. Sữa của lần vắt trước có mỡ kém hơn những lần vắt sau, nên cần chú ý vắt thật hết sữa mỗi lần để có kết quả tổng thể tốt hơn về chất lượng sữa (Lê Văn Liễn, 2003).

e. Điều kiện môi trường

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ánh sáng mặt trời, áp suất khí quyển, lượng mưa…đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức sản xuất sữa, sinh sản của bò. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp qua kích thích thần kinh, hormon điều chỉnh duy trì thân nhiệt, hệ thống enzyme và các hormon khác, gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm chất của thức ăn. Do đó, ở nước ta năng suất và chất lượng sữa thường giảm trong vụ Đông­Xuân do thức ăn xanh, khả năng

sinh sản lại giảm vào mùa Hè­Thu do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Sức sản xuất sữa chịu

ảnh hưởng rõ rệt của nhiệt độ

và độ ẩm

môi trường. Nguyễn Sinh và Nguyễn Hà (2008) cho rằng, với bò sữa khi gặp stress nhiệt, giảm 0,5kg vật chất khô ăn vào, sản lượng sữa sẽ giảm 1kg. Nhiệt độ thích hợp tối thiểu ở bò HF không bị ảnh hưởng, thậm chí ở ­13oC (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000).

Độ ẩm môi trường tăng cao làm sản lượng sữa giảm rõ rệt, một số thành phần của sữa như: Protein, palmetic và axit stearic có xu hướng tăng, trong khi đó các thành phần khác như mỡ sữa, vật chất khô không mỡ, nitơ tổng số, lactoza, axit béo mạch ngắn và axit oleic có xu hướng giảm thấp (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).

Ahmed và Amin (1997) cho biết, khí hậu nhiệt đới mùa hè có ảnh hưởng đến thu nhận cỏ xanh và sản lượng sữa của bò HF và bò Zebu bản

địa ở Sudan. Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007) cho biết, cải tiến khí hậu

chuồng nuôi có tác động tích cực đến các chỉ tiêu về sản lượng sữa. Padilla và cs. (2005) cho rằng, khẩu phần bổ sung vitamin C có ảnh hưởng tốt đến sản lượng sữa và khả năng thu nhận thức ăn cho bò đang vắt sữa trong thời tiết nóng.

Theo Vương Tuấn Thực và cs. (2007), stress nhiệt có ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, lượng thức ăn, ăn vào và sản lượng sữa của bò lai 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF nuôi trong các nông hộ ở Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.

f. Chọn đôi giao phối

Việc chọn đôi giao phối có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng sữa cũng như chất lượng sữa của đàn bò sữa trong tương lai. Tùy theo mục đích sản xuất và tình hình thực tế về năng suất, chất lượng sữa của từng

bò cái sữa, chọn những bò đực có tiềm năng về sản lượng sữa cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao để gép đôi giao phối phù hợp với từng bò cái sữa nhằm tạo ra thế hệ con có sản lượng cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao góp phần nâng cao được hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa.

1.3.2. Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống

1.3.2.1. Khái niệm giá trị giống

Giá trị

giống về

một tính trạng của một cá thể

vật nuôi là đại

lượng biểu thị mức độ về giống đối với tính trạng đó. Đối với một tính

trạng số lượng, giá trị

giống của một cá thể

bằng hai lần giá trị

trung

bình của quần thể với số lượng lớn của thế hệ con của cá thể đó xa rời từ quần thể hoặc trung bình đàn của tính trạng đó. Giá trị giống của một

cá thể

vật nuôi có thể

được

ước tính từ

các nguồn thông tin (Nguyễn

Văn Đức và cs., 2006):

­ Bản thân con vật: các số liệu năng suất của chính bản thân con

vật. Các số liệu của chính bản thân đó là những số liệu thu được của

một cá thể gồm kiểu hình và các tính trạng có liên quan. Nếu 1 tính trạng được đo nhiều lần thì tất cả số liệu thu được của các lần đo của cá thể đó có thể bao hàm nhiều số đo lặp lại đối với tính trạng đó;

­ Các anh chị em thân thuộc của bản thân nó: Các số liệu năng suất

của anh chị

em ruột (cùng bố, mẹ), anh chị

em nửa ruột thịt (cùng bố,

khác mẹ hoặc cùng mẹ, khác bố);

­ Tổ tiên con vật bao gồm các số liệu năng suất của bố, mẹ, ông bà nội ngoại, của các đời trước thế hệ ông bà;

­ Đời con con vật bao gồm các số liệu năng suất của đời con của con

vật.


Các kiểu thông tin có thể sử


dụng để


tính toán giá trị


giống của

một cá thể, bao gồm:

­ Kiểu hình của cá thể đối với tính trạng mà giá trị giống cần được tính toán;

­ Giá trị trung bình của các lần đo lặp lại của tính trạng này thuộc cá thể này;

­ Kiểu hình của cá thể này đối với một tính trạng có liên quan;

­ Kiểu hình của một cá thể thân thuộc về huyết thống;

­ Trung bình kiểu hình của một nhóm cá thể thân thuộc về huyết thống như cùng cha khác mẹ hoặc một nhóm của thế hệ con.

Giá trị giống của một bò đực giống đối với tính trạng sản lượng sữa có thể được tính từ số liệu về sản lượng sữa của bò mẹ sinh ra nó. Công thức tính là:

GTGB = 1/2h2(PM ­ Pđàn)

Ở đây: ­ GTGB là giá trị giống về sản lượng sữa của đực giống.

­ 1/2 là hệ số quan hệ giữa mẹ (M) và con (C).

­ PM là giá trị kiểu hình về sản lượng sữa của mẹ sinh ra đực giống đó.

Thông thường, các số liệu của các cá thể của quần thể có quan hệ huyết thống là tương đối đầy đủ để ước tính giá trị giống. Giá trị giống có thể được tính một cách chính xác nhất nếu sử dụng được tất cả các nguồn thông tin, trong đó có đầy đủ thông tin của hệ phả.

Đối với một tính trạng mà tính trạng đó chỉ có thể thu được từ giới tính cái duy nhất thì giá trị giống của một cá thể đực giống có thể được

tính từ giá trị

trung bình của các chị em gái cùng cha khác mẹ

với đực

giống đó. Ví dụ, giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực HF có thể được tính từ giá trị trung bình sản lượng sữa của các chị em gái cùng cha

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022