Thức ăn là một trong những yếu tố
ngoại cảnh
ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Trao đổi chất của bò đực giống cao hơn so với bò thường 1012% vì thành phần tinh dịch là đặc biệt hơn so với các sản phẩm khác. Vì vậy, nhu cầu thức ăn cho bò đực giống đòi hỏi đầy đủ cả về số lượng và chất lượng (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
e. Tần suất khai thác tinh
Khoảng cách khai thác tinh ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, chất
lượng tinh, nồng độ và hoạt lực của tinh trùng. Đối với bò đực giống
HF, khoảng cách lấy tinh 35 ngày là tốt nhất. Nếu khoảng cách lấy tinh ngắn có thể lượng tinh/mỗi lần lấy tinh thu được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều (Hà Văn Chiêu, 1996) dẫn đến tổng lượng xuất tinh trong một khoảng thời gian nhất định tăng so với lấy tinh có khoảng cách dài. Nếu khoảng cách lấy tinh dài, lượng xuất tinh lấy được nhiều, nhưng tỷ lệ tinh trùng chết cao, hoạt lực tinh trùng yếu. Để duy trì khả năng sinh sản lâu dài của bò đực thì khoảng cách khai thác tinh thích hợp cho bò là 34 ngày/lần (Cheng Ruihe, 1992).
f. Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng là công việc tác động trực triếp lên cơ thể bò đực giống như: cách cho ăn, tắm chải, vận động, thái độ của người chăm sóc và trực tiếp lấy tinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh khai thác. Có thể sẽ không lấy được ít tinh dịch nào trong một thời gian dài và có thể làm hỏng bò đực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006).
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 2
- Chọn Bò Đực Giống Chuyên Sữa Thông Qua Bản Thân
- Khả Năng Sản Xuất Tinh Của Bò Đực Giống Và Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Sản Lượng Và Chất Lượng Sữa
- Các Phương Pháp Xác Định Giá Trị Giống Ước Tính
- Tình Hình Nghiên Cứu Chọn Lọc Bò Đực Giống Chuyên Sữa
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
g. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch
Để có được chất lượng tinh dịch tốt, ngoài các yếu tố nêu trên, tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch cũng là một trong những yếu
tố hết sức quan trọng.
Các thao tác chuẩn bị
của kỹ thuật viên cần đảm bảo đúng theo
các quy trình khai thác tinh dịch sẽ làm cho bò đực giống cảm nhận được
sự hưng phấn gần như nhảy trực tiếp thì lượng xuất tinh dịch sẽ chất lượng tinh dịch sẽ tốt (Hà Văn Chiêu, 1999).
h. Môi trường pha loãng tinh dịch bò
cao,
Pha loãng đã phát huy được tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo như tăng khả năng chịu lạnh, tăng hiệu quả sử dụng tinh dịch bò. Thành phần cơ bản của môi trường pha loãng tinh dịch là đường saccharid, chất đệm và lòng đỏ trứng gà. Sức sống của tinh trùng khi đông lạnh và giải đông khác nhau tùy theo các thành phần này.
i. Tốc độ làm lạnh
Theo Hiroshi (1992), tốc độ làm lạnh quá cao sẽ gây tổn hại tới tinh trùng vì nó gây ra siêu lạnh, thể vẩn và nước lưu giữ trong tế bào. Điều đó gây ra đông lạnh ngoại bào và sau đó đông lạnh nội bào. Tốc độ làm lạnh chậm sẽ gây ra tập trung nồng độ cho cả dung dịch ngoại bào
và dung dịch nội bào và sẽ
làm rối loạn tế
bào, đây được coi là
ảnh
hưởng của dung dịch. Tốc độ làm lạnh tối ưu là tốc độ làm giảm tối đa cả đông lạnh nội bào và ảnh hưởng của dung dịch.
k. Tốc độ giải đông
Tốc độ giải đông tinh đông lạnh có ảnh hưởng lớn đến sức sống của tinh trùng, hoạt lực của tinh trùng, tỷ lệ acrosome bình thường và quá trình trao đổi chất của tinh trùng. Giải đông tinh cọng rạ bằng nước 350C cho kết quả về sức sống tinh trùng cao hơn so với nước 4 hoặc 200C. Theo Hiroshi (1992), không có sai khác rõ rệt về oxygen tiêu thụ giữa các nhiệt độ giải đông, nhưng kết quả sản sinh acid lactic thì cao hơn ở những nhiệt độ giải
đông cao.
1.3. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG BẰNG GIÁ TRỊ
GIỐNG
ƯỚC
TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA CHỊ EM GÁI VÀ CON GÁI
Trong nghiên cứu chọn lọc bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian có nhiều chỉ tiêu và phương pháp khác nhau, song chủ yếu chọn lọc dựa vào giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái và con gái vì bò đực giống không trực tiếp sản xuất sữa để đánh giá chọn lọc. Vì vậy, sản lượng sữa của đàn chị em gái và con gái là chỉ tiêu
cần được nghiên cứu đánh giá để sử giống chuyên sữa.
dụng chúng vào chọn lọc bò đực
1.3.1. Sản lượng sữa, chất lượng sữa và một số yếu tố ảnh hưởng
1.3.1.1. Sản lượng và chất lượng sữa
a. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
Sản lượng sữa (SLS) của bò là tổng lượng sữa bò cái sản xuất ra trong thời gian cho sữa (chu kỳ sữa) và được tính bằng kg/chu kỳ. Sản lượng sữa thường được trình bày trên hai dạng: sản lượng sữa 305 ngày
là tổng lượng sữa của mỗi chu kỳ
sữa tính đến ngày vắt sữa thứ
305
ngày và sản lượng sữa tiêu chuẩn là sản lượng sữa 305 ngày được quy chuẩn theo 4% mỡ sữa. Sản lượng sữa của bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, cá thể, lứa đẻ, tuổi, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, quy trình vắt sữa, ….
Israel là một trong những quốc gia phát triển nhanh về chất lượng
bò sữa: năm 1952, sản lượng sữa cả nước khoảng 4.000 kg/chu kỳ,
nhưng đến năm 2006, sản lượng sữa trung bình cả kg/chu kỳ 305 ngày (Đinh Văn Cải, 2008).
nước đạt 11.500
Canada là quốc gia phát triển về bò sữa tốt: năm 1922, lần đầu tiên các tính trạng về ngoại hình được Hội bò sữa HF của Hoa Kỳ đưa ra và các nhà chọn giống Canada bắt đầu chọn lọc theo hướng kết hợp cả ngoại hình và năng suất. Năm 2006, tổng đàn bò sữa là 1,08 triệu con, chủ yếu là HF, trung bình quy mô mỗi trại trên 70 con và tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm trên 6 triệu tấn. Trong những năm vừa qua,
tỷ lệ đàn bò vắt sữa của Canada có tăng nhẹ, sản lượng sữa 305 ngày
bình quân cho tất cả các giống là 9.519 kg/chu kỳ, bình quân sản lượng
mỡ sữa là 351 kg/chu kỳ và sản lượng protein sữa là 306 kg/chu kỳ
(Holstein Canada, 2009).
Lê Xuân Cương (2002) cho biết, sản lượng sữa bò HF tại Hà Lan đạt 7.220 kg/chu kỳ.
Nghiên cứu của Tsuruta và cs. (2005) cho biết, sản lượng sữa bò HF
ở Hoa Kỳ là 11.374 kg/chu kỳ; Chen và cs. (2006) cho biết, sản lượng
sữa bò HF ở Bắc Kinh, Trung Quốc đạt 8.500 kg/chu kỳ. Theo công bố của ICAR. (2013 ), sản lượng sữa bò HF ở Nhật Bản đạt 9.295 kg/chu kỳ; Tây Ban Nha đạt 9.546 kg/chu kỳ và Hàn Quốc là 9.737 kg/chu kỳ.
Tại Việt Nam, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh trong vòng mười năm qua, tốc độ tăng trưởng đàn đạt đến 3443%. Theo số liệu thống
kê 01/10/2013, tổng đàn bò sữa cả nước là 186.388 con, tăng 19.399 con
(11,62%) so với năm 2012. Số lượng bò cái vắt sữa là 103.456 con, chiếm 55,51% và sản lượng sữa trung bình 4.412 kg/con/chu kỳ (Tổng cục thống kê, 2013).
Bên cạnh số lượng và chất lượng đàn bò sữa HF thuần tăng nhanh,
đàn bò HF lai cũng tăng cả
về số
lượng, chất lượng giống. Các công
trình nghiên cứu về bò sữa khá nhiều và các kết quả thu được phục vụ
cho sản xuất cũng không nhỏ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vương Ngọc Long (2002), nghiên cứu trên đàn bò HF tại Lâm Đồng công bố sản lượng sữa là 3.300 kg/chu kỳ.
Nguyễn Xuân Trạch (2004), nghiên cứu trên bò sữa tại Mộc Châu và Hà Nội cho biết, bò lai 3/4HF có sản lượng sữa cao hơn bò lai 1/2HF
và 7/8HF, khả năng sinh sản của bò lai 1/2HF và 3/4HF tốt hơn bò lai
7/8HF, phẩm chất sữa của bò lai 1/2HF tốt hơn so với bò lai 3/4HF và 7/8HF.
Nguyễn Văn Đức và cs. (2005), triển khai đề tài Độc lập cấp nhà nước giai đoạn 20032005, đã tập trung nghiên cứu sâu về công tác giống và đã thu được một số kết quả đáng kể:
Bước đầu đã nghiên cứu đặc điểm di truyền, giá trị giống, tín
hiệu di truyền và mối tương quan di truyền giữa một số tính trạng kinh tế quan trọng trong chăn nuôi bò sữa để giúp cho chọn lọc hữu hiệu hơn. Việc nghiên cứu giá trị giống và một số tín hiệu di truyền của một số tính trạng kinh tế cơ bản của bò sữa cũng đã bắt đầu được nghiên cứu với mục đích giúp cho việc chọn lọc chính xác và nhanh hơn.
Thu thập số liệu đánh giá chọn vào đàn hạt nhân 2.000 con và đàn cấp 1 trên 8.000 con HF và HF lai để bắt đầu xây dựng mô hình giống bò sữa hình tháp giống. Chất lượng, chủ yếu dựa vào sản lượng sữa, đàn bò hạt nhân tương đối tốt:
Đàn bò cái HF: 400 con, SLS là 4.800 kg/chu kỳ.
Đàn bò cái HF lai: 1.600 con, SLS là 3.800 kg/chu kỳ.
Tương tự, trong đề tài cấp Bộ, Trần Trọng Thêm và cs. (2005) cho biết, bò lai hướng sữa giữa bò HF và bò vàng địa phương đã được cải tiến với bò Zebu, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi bò sữa nước
ta, khoảng 85%. Bò lai hướng sữa Việt Nam, chủ 87,5% gen HF.
yếu có từ
50 đến
Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006) cho biết, sản lượng sữa của bò HF nhập từ Australia nuôi tại Mộc Châu là 4.365 kg/chu kỳ đầu và 4.726
kg ở
chu kỳ
2. Trong lúc đó, sản lượng sữa của bò HF nuôi tại Lâm
Đồng tương ứng là 3.877 kg và 4.419 kg/chu kỳ.
Phạm Văn Giới và cs. (2007), khảo sát sản lượng sữa của các
nhóm bò HF lai với tỷ lệ lai khác nhau trên những vùng nuôi bò sữa chính
của cả nước từ năm 20002004 cho thấy: sản lượng sữa của nhóm bò
HF lai trung bình là 4.125 kg/chu kỳ, trong đó: nhóm bò lai 50%HF; 62,5%HF; 75%HF; 87,5%HF và trên 87,5%HF tương ứng là 3.790, 4.265,
4.220, 4.073 và 3.905 kg/chu kỳ. Sản lượng sữa bò HF nhập từ Australia nuôi tại Công ty sữa Tương Lai (Tuyên Quang) đạt 5.350 kg/chu kỳ.
Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sữa của bò cái HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết, sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF đạt 5.127,14 lít với tỷ lệ mỡ sữa đạt 3,47% và tỷ lệ Protein sữa đạt 3,27%.
Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), nghiên cứu về sức sản xuất của bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết, sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất nuôi ở nông hộ đạt 4.268,49 lít và
nuôi tập trung đạt 4.171,89 lít với tỷ Protein sữa là 3,3% và 3,36%.
lệ mỡ
sữa là 3,46% và 3,4% và
Nguyễn Văn Tuế và cs. (2010), nghiên cứu khả năng sản xuất sữa của bò lai 50%HF, 75%HF và 87,5%HF cho biết sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò lai HF tại Bắc Ninh đạt lần lượt 3.484,5; 4.234,5 và 4.134,5 kg/chu kỳ.
Đặng Đình Trung và cs. (2013), nghiên cứu sản lượng sữa đàn HF tại Tuyên Quang cho biết, sản lượng sữa chù kỳ đầu là 4.270,72 kg/chu kỳ.
Lê Văn Thông và cs. (2013), triển khai đề
tài Cấp Bộ
giai đoạn
20082012 đã nghiên cứu sản lượng sữa lứa đầu đàn bò con gái của 12
đực giống HF có nguồn gốc Cu Ba và Hoa Kỳ tại Mộc Châu và Đức
Trọng có sản lượng sữa giao đông từ 4.431 kg/chu kỳ đến 5.103 kg/chu kỳ.
Lê Văn Thông và cs. (2014), triển khai đề tài Độc lập cấp Nhà
nước giai đoạn 20092013 đã nghiên cứu chọn lọc thông qua đời trước, bản thân: ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát triển, sinh sản và sản
lượng sữa đàn chị
em gái cùng cha khác mẹ
của 15 bò đực giống có
nguồn gốc Hoa Kỳ tại Mộc Châu và Đức Trọng cho biết sản lượng sữa đàn chị em gái dao động từ 4.808 đến 6.635 kg/chu kỳ 305 ngày. Đề tài đã nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát triển qua
các tháng tuổi đàn con gái của các đực giống HF nhập từ Australia và
sinh tại Việt Nam. Do thời gian của đề tài chỉ có 5 năm nên chưa nghiên cứu được sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái.
b. Sản lượng sữa tiêu chuẩn
Sản lượng sữa tiêu chuẩn là sản lượng sữa chu kỳ được quy đổi về sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4%. Để so sánh khả năng sản xuất sữa của các giống bò, người ta thường dùng sản lượng sữa tiêu chuẩn vì mỡ sữa là một trong những thành phần quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sữa
và liên quan chặt chẽ với protein sữa. Sản lượng sữa tiêu chuẩn phản
ánh được bản chất về khả năng cho sữa của từng cá thể bò sữa. Sữa tiêu chuẩn được tính bằng công thức: Sản lượng sữa tiêu chuẩn = 0,4 x SLS
+ 15 x Sản lượng mỡ sữa.
Trần Quang Hạnh (2010), nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa tại Lâm Đồng cho biết sản lượng sữa tiêu chuẩn của các nhóm F1, F2, F3 và HF thuần là 3.870,64 ± 27,34kg; 4.193,73 ± 26,53kg; 4.642,47 ± 32,69kg và
5.105,96 ± 34,15 kg/chu kỳ.
Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu sản lượng sữa lứa sữa đầu của đàn bò con gái nuôi tại Lâm Đồng và Mộc Châu của 9 bò đực giống HF cho biết sản lượng sữa tiêu chuẩn trung bình là 4.787,6 kg/chu kỳ, cao nhất 5.262,10 kg/chu kỳ và thấp nhất 4.251,10 kg/chu kỳ.
c. Chất lượng sữa
Ngô Thành Vinh và cs. (2005), nghiên cứu trên giống bò HF nuôi tại
Ba Vì cho biết tỷ lệ
mỡ sữa là
3,59%. Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn
Thanh Bình (2005) công bố, bò HF thuần nuôi tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cho tỷ lệ mỡ sữa 3,93%.
Phạm Văn Giới và cs. (2006) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa của đàn bò HF
ở Việt Nam giao động từ 3,74% đến 3,80%.
Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007), nghiên cứu chất lượng sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết chất lượng sữa của giống bò HF nuôi ở Lâm Đồng đạt mức trung bình: tỷ lệ mỡ sữa là 3,47% và tỷ lệ protein sữa là 3,27%.
Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), nghiên cứu về chất lượng sữa bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho biết ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất nuôi trong phương thức nông hộ và nuôi tập trung có sự khác nhau: tỷ lệ mỡ sữa là 3,46% và 3,4% và tỷ lệ protein sữa là 3,3% và 3,36%.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2011) trên đàn bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu cho biết, tỷ lệ mỡ sữa trung bình là 3,50% và tỷ lệ