Các Phương Pháp Xác Định Giá Trị Giống Ước Tính

khác mẹ với đực giống đó.

Nếu có đủ số liệu của ít nhất 5 chị em gái thì giá trị giống về tiềm

năng sữa của đực giống này dựa trên năm số liệu đó sẽ chính xác hơn

nhiều so với sử dụng cách tính dựa trên giá trị kiểu hình của mẹ nó.

Đánh giá chọn lọc bò đực giống bằng giá trị

giống về

tiềm năng

sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái và con gái là 2 bước cuối cùng của quy trình kiểm tra chọn lọc bò đực giống chuyên sữa. Tuỳ vào mục đích, nhu cầu về chăn nuôi bò sữa của mỗi nước để đưa ra các tiêu chí đánh giá chọn lọc, nhưng quan trọng nhất là sản lượng. Muốn chọn lọc bò đực giống HF về tiềm năng sữa thì phải chọn thông qua sản lượng sữa của đàn chị em gái và con gái bởi vì bản thân bò đực không cho sữa nên không thể đánh giá trực tiếp trên bò đực được.

Giá trị giống thực không bao giờ biết nhưng giá trị ước tính sẽ đạt tới mức gần đúng với giá trị thực khi số lượng mẫu thế hệ con lớn. Giá trị này được xác định từ phân tích tất cả các nguồn thông tin có thể có của các

cá thể, của chính nó và các cá thể 2006)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

thân thuộc (Nguyễn Văn Đức và cs.,

Chương trình đánh giá giá trị giống sử dụng dạng phân tích hiện

Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 7

đại được gọi là ước tính không sai lệch tuyến tính tốt nhất (BLUP).

Chương trình BLUP có độ

tin cậy cao vì sử

dụng được hầu hết các

nguồn thông tin hệ huyết thống của các cá thể

và số

liệu của các tính

trạng. Chúng ta không thể

biết chính xác giá trị

giống đối với các tính

trạng khác nhau, thế nhưng có thể xác định cách tính tốt để xác định giá trị giống. Giá trị giống biểu thị sự khác nhau giữa di truyền của 1 cá thể với quần thể dùng để so sánh với nó. Đơn vị sử dụng cho giá trị giống là

đơn vị của tính trạng đang được đề cập đến. Ví dụ, đơn vị của giá trị

giống về tiềm năng sữa của bò đực chuyên sữa HF là kg sữa/chu kỳ.

Giả sử, một bò đực giống HF có giá trị giống về tiềm năng sữa là 400 kg sữa/chu kỳ. Giá trị đó có nghĩa là những bò sinh ra từ đực giống này sẽ có 200 kg sữa/chu kỳ nhiều hơn so với trung bình của bò sinh ra từ bố khác có giá trị giống (GTG) = 0 với giả thiết giá trị giống về sản lượng sữa của bò mẹ = 0, vì cá thể bò đó chỉ nhận 1/2 số gen từ bố và

giả

thiết rằng mức độ

tin cậy của giá trị

giống về

tiềm năng sữa đạt

100%. Giá trị giống là giá trị ước tính về bản chất di truyền tốt nhất mà kỹ thuật hiện đại có thể cung cấp cho chúng ta để làm cơ sở chọn giống. Ngoài ra, nhóm tương đồng cũng là một yếu tố cần xem xét trong quá trình phân tích.

Độ tin cậy có giá trị từ 0 đến 100%. Mức độ tin cậy của giá trị giống ước tính thường được chia thành 5 mức (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006): Rất thấp (0­40%), thấp (41­60%), trung bình (61­75%), cao (76­95%), rất cao

(>95%).

1.3.2.2. Các phương pháp xác định giá trị giống ước tính

Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2006), phương pháp xác định giá trị giống chủ yếu gồm:

a. Giá trị giống tính từ trung bình hai nhóm thân thuộc

Nếu vật nuôi ở trong hai nhóm thân thuộc, ví dụ, nhóm cùng cha khác mẹ và nhóm thế hệ con được ký hiệu bằng R1 và R2 và trung bình kiểu hình tương ứng đối với tính trạng mà ta đang đề cập đến tính giá trị giống được ký hiệu bởi PR1 và PR2, giá trị giống (GTG) của cá thể đó có thể được tính như sau:

GTG


b1 (PR1


Pdan )


b2 (PR 2


Pdan )

Ở đây: ­ R1 và R2 là nhóm cùng cha khác mẹ và nhóm thế hệ con

­ PR1 và PR2 là trung bình kiểu hình tương ứng đối với tính trạng R1 và R2 .

­ b1 và b2 được tính từ một số cá thể trong các nhóm, mối

quan hệ

của các cá thể

trong các nhóm với cá thể mà

chúng ta đang tính giá trị giống.

Nếu giá trị giống của một bò đực giống đối với tính trạng sản

lượng sữa được tính từ một nhóm k con gái và n chị em gái có chung một

nửa huyết thống cùng cha khác mẹ, giá trị được tính theo công thức:

giống của bò đực giống đó

GTG


b1 (PO


Pdan )


b2 (PPNHT


Pdan )

Ở đây: P0 và PPNHT là biểu thị trung bình kiểu hình của con gái và chị em gái cùng cha khác mẹ.

b, Giá trị

giống tính từ

kiểu hình của tính trạng đang xem xét và tính

trạng liên quan

Nếu chọn lọc thực hiện cho một số tính trạng mà kiểu hình có thể đo được trên cả 2 tính trạng của nó và tính trạng liên quan đến nó. Lưu ý, chọn lọc dựa trên kiểu hình của 2 tính trạng thì ít nhất độ tin cậy cũng

bằng khi chỉ

dựa trên duy nhất 1 tính trạng. Nếu X biểu thị

cho tính

trạng mà

giá trị

giống

đang tính toán và Y biểu thị

cho tính trạng liên

quan đến tính trạng X, giá trị giống được tính theo công thức:


GTGX

b1 (PX


PX )

b2 (PY


PY )


thể

Ở đây:

­ PX và PY là kiểu hình đối với tính trạng X và Y của cá


đang xem xét.


­ PX và PX là trung bình của đàn của các tính trạng.

Giá trị b1 và b2 ở các công thức sau được tính như sau:

b1 h 2 x

(rp x p

p y /

p x )b2


y

b2 (hx rG X G Y hy

p x /

p y )

(rPxPy

p x /

p y )b1

X Y

Ở đây: ­ h2 và h2 là hệ số di truyền của tính trạng X và Y.


­ p x và p y là độ lệch chuẩn của các tính trạng X và Y.

­ rGxGy và rpxpy là hệ số tương quan di truyền và kiểu hình giữa 2 tính trạng.

Bất kỳ một nguồn thông tin nào có liên đến giá trị giống của 1 cá thể có thể đồng thời được mở rộng thêm đối với các công thức tính đã nêu trên đây. Nếu các tham số như hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiểu hình được xác định một cách chính xác, tính giá trị

giống

dựa trên các thông tin tổng hợp chắc chắn sẽ

có độ

tin cậy cao

hơn so với khi sử dụng nguồn thông tin ít hơn.

1.3.2.3. Chọn lọc bò đực giống chuyên sữa bằng giá trị giống về tiềm năng sữa

a. Trên thế giới

Các nghiên cứu giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống sữa trên thế giới đã được thực hiện từ lâu và đã thu được kết quả lớn.

Zhang và cs. (2000), dùng phương pháp BLUP để ước tính giá trị

giống của đàn bò HF tại Trung Quốc và cho biết giá trị

giống về

sản

lượng sữa chu kỳ của quần thể này biến động từ thấp nhất là ­1.160,29 kg sữa/chu kỳ đến cao nhất là +2.052,75 kg sữa/chu kỳ.

Zwald và cs. (2003), kết luận trung bình chỉ số khả năng truyền đạt dự đoán (PTA ­ Predicted Transmitting Ability) về sản lượng sữa của các con bố trong các nhóm đàn có giá trị từ ­238 kg sữa/chu kỳ đến 700 kg sữa/chu kỳ.

Powell và cs. (2005), công bố GTG trung bình theo quốc gia của

100 con cao nhất của 10 nước cho thấy: GTG cao nhất ở Canada (+1785 kg sữa/chu kỳ) và thấp nhất ở Australia (+745 kg sữa/chu kỳ). Gonzalez­ Recio và cs. (2005) cho biết GTG trung bình của các bò đực giống được đánh giá di truyền quốc tế về sản lượng sữa là 335 kg sữa/chu kỳ.

Mashhadi và cs. (2008) cho biết, kết quả nghiên cứu sử dụng đực HF ở Hoa Kỳ và HF Ecuador phối giống cho đàn bò cái ở Ecuador cũng cho thấy: nếu chọn 10% bò đực giống HF có GTG cao nhất thì GTG của bò đực HF Hoa Kỳ đạt +760 kg sữa/chu kỳ và bò đực HF của Ecuador đạt +576 kg sữa/chu kỳ. Mức biến động về GTG cũng gần tương tự với đàn bò HF nuôi ở Iran, biến động từ ­265kg đến +1287 kg sữa/chu kỳ.

Zhang và cs. (2000), đã dùng phương pháp BLUP để ước tính GTG của đàn bò HF tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết GTG về sản lượng sữa biến động từ ­1.160,29 kg sữa/chu kỳ đến +2.052,75 kg sữa/chu kỳ.

b. Trong nước

Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Thưởng và cs. (1992), đã xác định được GTG của 4 bò đực giống về sản lượng sữa cao nhất, trong đó có 3 đực giống HF thuần mang số hiệu 222, 223 và 111 và một đực giống HF lai mang số hiệu 109 với 3/4HF1/4LaiSind.

Võ Văn Sự

và cs. (1996), đã

ước tính GTG của các đực giống

Holstein Friesian trên hai cơ sở chăn nuôi bò sữa tốt nhất của nước ta là Mộc Châu và Lâm Đồng cho biết GTG cao nhất ở đực giống số 26 là

+278,07 kg sữa/chu kỳ và thấp nhất ở

sữa/chu kỳ.

đực giống số

167 là ­127,21 kg

Phạm văn Giới (2008) cho biết, giá trị

giống

ước tính trung bình

của toàn bộ nhóm bố HF sử dụng phối giống cho bò cái HF ở miền Bắc

nước ta là ­0,02 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy trung bình là 46,3%.

Phạm Văn Giới (2008), nghiên cứu bản chất di truyền của các bò đực giống HF thông qua nguồn tinh nhập khẩu tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa Mộc Châu, Tuyên Quang và Lâm Đồng cho biết GTG ước tính cao nhất là +1465,9 kg sữa/chu kỳ và thấp nhất là +378,6 kg sữa/chu kỳ, với

độ tin cậy dao động từ 67 đến 79%.

Lê Bá Quế (2013), ước tính GTG của 09 bò đực giống nhập khẩu

từ Mỹ và Cu Ba thu được kết quả: đực giống đạt GTG cao nhất là

+1.064,58 kg sữa/chu kỳ và đực giống đạt GTG thấp nhất là +36,62 kg, chứng tỏ chất lượng đàn bò đực giống HF nhập khẩu này không đồng đều vì sự sai lệch về GTG khá lớn.

Lê Văn Thông và cs. (2013), triển khai

đề tài

Cấp Bộ

giai đoạn

2008­2012 nghiên cứu trên 12 bò đực giống HF có nguồn gốc Cu Ba và Hoa Kỳ tại Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) đã xác định được GTG ước tính về tiềm năng sữa lứa đầu của đàn con gái dao động từ +53,15 kg sữa/chu kỳ đến +1.232,8 kg sữa/chu kỳ.

Lê Văn Thông và cs. (2014), triển khai

đề tài

Độc lập cấp Nhà

nước giai đoạn 2009­2013, nghiên cứu GTG ước tính về tiềm năng sữa

thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái của 15 bò đực giống sinh tại

Việt Nam cho biết GTG về tiềm năng sữa dao động từ ­899,1 kg sữa/chu kỳ đến +668,0 kg sữa/chu kỳ.

1.3.2.4. Ứng dụng giá trị giống vào chọn lọc bò đực giống chuyên sữa

Giá trị giống của một cá thể được sử dụng để quyết định chọn cá thể đó làm giống hay không.

a. Sử

dụng giá trị

giống về

tiềm năng sữa để

đánh giá chất lượng bò

đực giống Holstein Friesian

Bò đực giống HF không trực tiếp tạo ra sữa như bò cái HF, nhưng

chúng có thể truyền cho đời sau nguồn gen về khả năng sản xuất sữa. Vì vậy, muốn đánh giá khả năng cho sữa của bò đực giống phải đánh giá tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của chị em gái và con gái.

Gía trị

giống

ước tính về tiềm năng sữa

là đại lượng biểu thị

bản chất di truyền tốt nhất mà kỹ thuật hiện đại có thể cung cấp cho

chúng ta để làm cơ sở trong chọn lọc đực giống chuyên sữa. Qua giá

trị giống có thể biết được khả năng truyền cho đời sau nguồn gen sản xuất sữa của từng bò đực giống HF. Những bò đực giống HF có giá trị giống về tiềm năng sữa cao là những cá thể đực giống có chất lượng tốt về khả năng sản xuất sữa. Đàn con sinh ra từ những cá thể có giá

trị

giống về tiềm năng sữa

cao sẽ có

sản lượng sữa

cao hơn so với

những đàn con được sinh ra từ những đực giống có giá trị giống thấp.

b. Sử

dụng giá trị

giống về

tiềm năng sữa để

xếp hạng bò đực giống

Holstein Friesian

Trong đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống HF quá đời sau” giai đoạn 2009­2013, Trung

tâm giống gia súc lớn Trung ương đã xây dựng tiêu chuẩn TCCS 04:

2013/VINALCA về Bò đực giống Holstein Frisien ­ phương pháp xếp

hạng. Nguyên tắc xếp hạng là xếp theo độ lớn của giá trị giống hoặc chỉ tiêu sản xuất. Cụ thể, cá thể bò đực nào có giá trị giống hoặc chỉ tiêu sản xuất lớn nhất thì được xếp ở thứ hạng nhất (một), cá thể nào có giá trị giống hoặc chỉ tiêu sản xuất lớn thứ hai, thứ 3,… tiếp tục được xếp ở vị trí tiếp theo 2, 3… (Viện Chăn nuôi, 2013).

Trong quy trình kiểm tra chọn lọc bò đực giống qua đời sau thì sử

dụng kết quả bước đánh giá

giá trị

giống về tiềm năng sữa

thông qua

sản lượng sữa

của đàn con gái của từng bò đực giống để

chọn lọc là

chính xác nhất. Vì vậy, khi xếp hạng bò đực giống về tiềm năng sữa, bò đực giống có giá trị giống về tiềm năng sữa cao được xếp đầu và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.

c. Sử

dụng giá trị

giống về

tiềm năng sữa để

xây dựng chương trình

ghép phối giống thích hợp cho bò Holstein Friesian

Nguyễn Văn Đức và cs. (2008), nghiên cứu xác định được


giá trị

giống về tiềm năng sữa của từng bò đực giống HF thuần và lai đang sử dụng tinh của chúng phối giống cho đàn bò cái tại Việt Nam. Công trình

đã công bố giá trị

giống về tiềm năng sữa

của 973 bò đực giống HF

thuần và 5 đực giống HF lai, góp phần quan trọng vào công tác giống bò sữa Việt Nam nhằm xây dựng được chương trình ghép đôi giao phối nhằm tạo ra những cá thể đạt chất lượng giống cao. Từ những kết quả thu được, nhóm tác giả đã đề nghị sử dụng các giá trị giống này vào việc ghép đôi giao phối trong công tác tạo giống và nhân giống theo đúng chương trình giống nhằm tạo ra đàn bò sữa chất lượng cao: tăng nhanh về sản lượng và tăng nhanh về số lượng. Chương trình phối giống cụ thể như sau:

­ Đối với nhóm đực giống tốt nhất (GTG trên 600 kg sữa/chu kỳ)

cần được

ưu tiên phối với những cá thể

bò cái tốt nhất trong đàn hạt

nhân để tạo phôi và sử dụng các phôi đó cho việc chọn đàn bò đực giống và đàn bò cái giống hạt nhân.

­ Đối với nhóm đực giống tốt (GTG từ 100 đến 600 kg sữa): nên phối

với đàn hạt nhân để tạo chọn đàn bò cái hạt nhân và nhân giống

(400<GTG<600 kg sữa/chu kỳ); tạo chọn đàn bò cái nhân giống và sản xuất (200<GTG<400 kg sữa/chu kỳ) và tạo chọn đàn bò cái sản xuất (100<GTG<200 kg sữa/chu kỳ).

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí