Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Nh Giai Đoạn 2010- 2012


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Minh Tâm


2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của NH giai đoạn 2010- 2012

Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

A. TỔNG TÀI SẢN

186.647

100

228.786

100

267.406

100

42.139

22,58

38.620

16,88

1. Vốn kinh doanh và các khoản đầu tư

1.535

0,82

4.536

1,98

4.757

1,78

3.001

195,5

221

4,87

2. Hoạt động tín dụng

175.560

94,06

214.428

93,72

252.931

94,59

38.868

22,14

38.503

17,96

3. Tài sản cố định

7.371

3,95

7.592

3,32

7.263

2,72

221

2,99

-329

-4,33

4. Tài sản khác

2.181

1,17

2.230

0,98

2.455

0,91

49

2,25

225

10,09

B. TỔNG NGUỒN VỐN

186.647

100

228.786

100

267.406

100

42.139

22,58

38.620

16,88

1. Các khoản phải trả

9.949

5,33

13.841

6,05

25.856

9,67

3.892

39,12

12.015

86,81

2. Nguồn vốn huy động

150.446

80,60

187.422

81,92

205.469

76,84

36.976

24,58

18.047

9,63

3. Nguồn vốn CSH

18.362

9,84

20.211

8,83

21.790

8,15

1.849

10,07

1.580

7,82

4. Nguồn vốn khác

7.890

4,23

7.312

3,20

14.291

5,34

-578

-7,33

6.979

95,45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế - chi nhánh phú vang - 5

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NH Agribank chi nhánh Phú Vang)


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Minh Tâm


Tình hình tài sản và nguồn vốn là một trong những nhân tố quan trọng giúp đánh giá sự phát triển và tiềm năng của ngân hàng. Qua bảng số liệu 2.2, nhìn chung ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm về giá trị tuyệt đối, và tốc độ tăng qua 3 năm khá cao và tích cực.

Cụ thể năm 2011 tổng tài sản tăng 42.139 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng 22,58%. Năm 2012 tăng 38.620 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng 16,88%. Tài sản tập trung chủ yếu ở lĩnh vực tín dụng. Ngân hàng đã tích cực đầu tư và cho khách hàng vay 175.560 triệu đồng năm 2010 và chỉ đến năm 2012 con số này đạt 252.931 triệu đồng. Tổng tài sản tăng dần qua các năm thể hiện được tiềm lực phát triển của chi nhánh là khá tốt. Ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn của mình.

Về nguồn vốn: tỷ trọng nguồn vốn huy động lớn, chiếm đến 80,60% tổng nguồn vốn. Mức tăng trưởng này có được do năm 2011 NH đã linh hoạt áp dụng các cơ chế ưu đãi về lãi suất nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng gửi tiền, đồng thời duy trì các chính sách chăm sóc khách hàng cũng như chú trọng công tác marketing, quảng cáo, tuyên truyền và khuyến mãi. Sang năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 205.469 triệu đồng, tăng 18.047 triệu đồng so với 2011.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả, có những chuyển biến tích cực và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.




Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Minh Tâm


2.2.2. Tình hình huy động vốn của NH giai đoạn 2010- 2012

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

I. Nội tệ

146.660

97,48

182.737

97,50

200.643

97,65

36.077

24,59

17.906

9,79

-Tiền gửi không kỳ hạn

35.102

23,33

42.045

22,43

46.530

22,65

6.943

19,78

4.485

10,67

-Tiền gửi có kỳ hạn

103.077

68,51

119.603

63,81

131.464

63,98

16.526

16,03

11.861

9,92

-Tiền gửi kho bạc

8.481

5,64

21.089

11,26

22.649

11,02

12.608

148,66

1.560

7,39

II. Ngoại tệ (Quy đổi về VND)

3.786

2,52

4.685

2,50

4.826

2,35

899

23,75

141

3,01

- Tiền gửi không kỳ hạn

131

0,09

236

0,13

250

0,12

105

80,15

14

5,93

- Tiền gửi có kỳ hạn

3.655

2,43

4.449

2,37

4.576

2,23

794

21,72

127

2,85

Tổng huy động vốn

150.446

100

187.422

100

205.469

100

36.976

24,58

18.047

9,63

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NH Agribank chi nhánh Phú Vang)



Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Minh Tâm


Nhìn chung qua 3 năm tổng vốn huy động của NH có chiều hướng tăng lên, từ

150.446 triệu đồng năm 2010 lên 187.422 triệu đồng năm 2011 và đạt 205.469 triệu đồng năm 2012. Nguồn huy động vốn của NH Agribank chi nhánh Phú Vang bao gồm tiền gửi nội tệ và tiền gửi ngoại tệ. Trong đó:

Nguồn huy động từ nội tệ chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2010 chiếm 97,48% trong cơ cấu nguồn huy động vốn, tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2011 và 2012 lần lượt là 97,50% và 97,65%. Trong khoản mục này thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Thường thì tiền gửi không kỳ hạn là những tài khoản tiền gửi thanh toán mà ở địa bàn Phú Vang thì thói quen thanh toán qua NH chưa phổ biến nên chênh lệch tỷ trọng này cũng dễ hiểu. Tuy nhiên qua số liệu ở bảng trên ta thấy tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn có chiều hướng tăng qua 3 năm, điều này thể hiện thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân có xu hướng giảm dần thay vào đó là gửi tiền vào NH nhằm mục đích thanh toán có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó tiền gửi kho bạc chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong khoản mục này nhưng vẫn có xu hướng tăng mạnh năm 2011- tăng 148,66% so với năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2012 - tăng 7,39% so với năm 2011.

Tuy chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động nhưng qua 3 năm nguồn huy động ngoại tệ của NH có xu hướng tăng lên. Năm 2010 là 3.786 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 4.685 triệu đồng, tương ứng với tăng 23,75%. Năm 2012 tăng thêm 141 triệu đồng so với năm 2011 nâng giá trị nguồn huy động ngoại tệ lên 4.826 triệu đồng.

Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của NH qua 3 năm không phải là cao so với những NH khác nhưng với đà tăng trưởng như hiện nay hứa hẹn khả năng huy động vốn trong tương lai của NH sẽ phát triển mạnh hơn.



Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Minh Tâm


2.2.3. Tình hình cho vay của NH giai đoạn 2010- 2012



Bảng 2.4. Tình hình cho vay của NH giai đoạn 2010- 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

1. Tổng Doanh số cho vay

159.742

100

211.892

100

256.498

100

52.150

32,65

44.606

21,05

Ngắn hạn

113.641

71,14

156.356

73,79

196.815

76,73

42.715

37,59

40.459

25,88

Trung-Dài hạn

46.101

28,86

55.536

26,21

59.683

23,27

9.435

20,47

4.147

7,47

2.Tổng Doanh số thu nợ

138.933

100

202.310

100

174.711

100

63.377

45,62

-27.599

-13,64

Ngắn hạn

106.882

76,93

177.347

87,66

135.910

77,79

70.465

65,93

-41.437

-23,36

Trung-Dài hạn

32.051

23,07

24.963

12,34

38.801

22,21

-7.088

-22,11

13.838

55,43

3.Tổng Dư nợ

121.719

100

131.301

100

213.088

100

9.582

7,87

81.787

62,29

Ngắn hạn

98.373

80,82

77.382

58,93

138.287

64,9

-20.991

-21,34

60.905

78,71

Trung-Dài hạn

23.346

19,18

53.919

41,07

74.801

35,1

30.573

130,96

20.882

38,73


(Nguồn: Phòng kinh doanh của NH Agribank chi nhánh Phú Vang)



Cho vay là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhất trong các dịch vụ của ngân hàng cho nên dịch vụ cho vay có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động, NH Agribank chi nhánh Phú Vang luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay. Cụ thể tình hình cho vay của NH Agribank chi nhánh Phú Vang được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây:

- Về doanh số cho vay

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng đi lên. Cụ thể là trong năm 2010, doanh số cho vay đạt 159.742 triệu đồng thì đến năm 2011 doanh số cho vay đã lên đến 211.892 triệu đồng. So với năm 2010 thì doanh số cho vay của chi nhánh đã tăng lên

52.150 triệu đồng, tương ứng tăng 32,65%. Sang năm 2012 thì doanh số cho vay đạt

256.498 triệu đồng, tương ứng tăng 21,05% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng không ngừng gia tăng các hình thức khuyến mãi, các chương trình dự thưởng hấp dẫn, hỗ trợ lãi suất do đó đã đạt được những kết quả như trên.

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trên 70% trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể trong năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn là 113.641 triệu đồng, chiếm 71,14%, thì đến năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 156.356 triệu đồng, chiếm 73,79%. Điều này có nghĩa là so với năm 2010 thì doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng lên 42.715 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 37,59% và năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 196.815 triệu đồng, tăng 40.459 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng là 25,88%. Trong khi đó doanh số cho vay trung - dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2010 doanh số cho vay trung - dài hạn đạt triệu 46.101 triệu đồng chiếm 28,86% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011 con số này đạt 55.536 triệu đồng chiếm 26,21% và sang năm 2012 đạt 59.683 triệu đồng chiếm 23,27%. So với năm 2010, lượng vốn vay trung - dài hạn năm 2011 có sự giảm sút. Nguyên nhân là do giai đoạn này ngân hàng chủ yếu tập trung vào các gói vay ngắn hạn. Bên cạnh đó tình hình kinh tế chung của toàn ngành năm 2011 gặp nhiều khó khăn do chủ trương thắt chặt chính sách của nhà nước, lãi suất cơ bản tăng khiến cho các doanh nghiệp muốn đầu tư dài hạn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, từ đó ảnh hưởng tới doanh số cho vay trung- dài hạn của ngân


hàng Đây là kết quả của sự nỗ lực của các nhân viên tín dụng trong việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro do các khoản vay trung-dài hạn gây ra. Nếu cho vay trong thời gian ngắn thì biến động về kinh tế, thị trường, chính sách...xảy ra sẽ ít hơn so với thời gian dài, do đó khi cung cấp các khoản vay ngắn hạn ngân hàng có thể dự kiến, kiểm soát khoản cho vay của mình dễ dàng hơn so với việc dự kiến, kiểm soát tín dụng trung-dài hạn. Đồng thời quy mô các khoản vay ngắn hạn thường nhỏ hơn rất nhiều so với trung- dài hạn nên thời gian ngân hàng thu vốn sẽ nhanh hơn, số vòng quay của vốn sẽ nhiều hơn. Và thường nếu xảy ra tổn thất thì với các khoản vay ngắn hạn ngân hàng sẽ chịu tổn thất ít hơn so với các khoản vay trung - dài hạn. Bên cạnh đó có thể thấy rằng nhu cầu vốn trong hoạt động thương mại và dịch vụ, bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, quy mô thị trường mở rộng, dân nhập cư đông đúc và tăng qua các thời kỳ. Mọi người đều có những nhu cầu riêng cho cuộc sống, đi kèm với sự gia tăng số lượng hàng hóa, dịch vụ xã hội cung cấp, đây cũng chính là lý do khiến các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

- Về doanh số thu nợ

Cùng với việc nâng cao doanh số cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất là công tác thu hồi nợ. Việc cho vay và thu hồi nợ là 2 mặt của quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và có liên quan với nhau vì nếu công tác thu nợ tốt, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, tăng số vòng quay tạo ra giá trị thặng dư lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Qua bảng trên ta thấy doanh số thu nợ có sự thay đổi khác biệt qua các năm. Nếu trong năm 2010, doanh số thu nợ là 138.933 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 106.882 triệu đồng, còn trung - dài hạn chỉ thu được 32.051 triệu đồng thì đến năm 2011 doanh số thu nợ đã tăng mạnh và đạt mức 202.310 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 177.347 triệu đồng, trung - dài hạn đạt 24.963 triệu đồng. So với năm 2010 thì tổng doanh số thu nợ khách hàng tăng 63.377 triệu đồng hay nói cách khác so với năm 2010 thì doanh số thu nợ tăng 45,62%. Bước sang năm 2012 doanh số thu nợ đạt 174.711 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 135.910 triệu đồng chiếm 77,79%, còn lại 22,21% thuộc về doanh số thu nợ trung - dài hạn với mức thu nợ đạt 38.801


triệu đồng. Như vậy so với năm 2011 thì doanh số thu nợ năm 2012 giảm 27.599 triệu đồng tức là giảm 13,64%. Đây là một kết quả không mấy khả quan của ngân hàng.

Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2012 có một số doanh nghiệp và hộ gia đình làm ăn thua lỗ nên công tác trả nợ vay cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhân viên chưa thực sự làm tốt công tác thu nợ từ phía khách hàng dẫn đến doanh số thu nợ thấp hơn so với năm trước.

- Tổng dư nợ

Song song với sự tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng giảm. Dư nợ là chỉ tiêu thời kỳ, thường kéo dài trong nhiều năm, phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng mà chưa thu về được. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh quy mô lượng vốn sử dụng và là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả của hoạt động cho vay.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm. Năm 2010 dư nợ cho vay là 121.719 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 131.301 triệu đồng, tăng 7,87% so với năm 2010. Năm 2012 tổng dư nợ tiếp tục tăng mạnh và đạt mức 213.088 triệu đồng, tăng 62,29% so với năm 2011 phần nào phản ánh khả năng cho vay của NH đạt kết quả khá tốt, mức độ hoạt động của NH ổn định và có hiệu quả hơn.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Minh Tâm


2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh


Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

A. Tổng thu nhập

26.661

100

35.867

100

38.576

100

9.206

34,53

2.709

7,55

1. Thu từ tín dụng

24.071

90,29

30.924

86,22

34.452

89,31

6.853

28,47

3.528

11,41

2. Thu từ hoạt động dịch vụ

1.525

5,72

3.273

9,13

3.324

8,62

1.748

114,6

51

1,56

3. Thu từ hoạt động khác

1.065

3,99

1.670

4,65

800

2,07

605

56,81

-870

-52,09

B. Tổng chi phí

20.849

100

27.548

100

29.648

100

6.699

32,13

2.100

7.62

1. Chi về huy động vốn

19.557

93,80

24.365

88,45

26.434

89,16

4.808

24,58

2.069

8,49

2. Chi dịch vụ

850

4,08

1.153

4,19

1.891

6,38

303

35,65

738

64,01

3. Chi cho hoạt động khác

442

2,12

2.030

7,36

1.323

4,46

1.588

359,3

-707

-34,83

C. Lợi nhuận

5.812


8.319


8.928


2.507

43,13

609

7,32

(Nguồn: Phòng kinh doanh của NH Agribank chi nhánh Phú Vang)




Kết quả hoạt động tài chính là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả tài chính của bất kì một loại hình kinh tế nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, và ngân hàng cũng nằm trong số đó. Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, tạo được uy tín và vị thế trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tạo ra nhiều cơ hội song cũng không ít khó khăn thử thách trên con đường hội nhập và phát triển. NH Agribank chi nhánh Phú Vang là chi nhánh với địa bàn hoạt động rộng, đã có những thành tựu đáng kể trong thời gian qua.

Tổng thu nhập của ngân hàng được cấu thành từ 3 nguồn chính: thu nhập từ hoạt động tín dụng, từ hoạt động dịch vụ, từ kinh doanh ngoại tệ. Qua bảng 2.5 ta thấy rằng tổng thu nhập của NH tăng lên qua các năm. Trong đó tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất của chi nhánh. Cụ thể năm 2010 tổng thu nhập là 26.661 triệu đồng, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 90,29%, năm 2011 tổng thu nhập tăng thêm 9.206 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 đạt mức 38.576 triệu đồng, tăng 7,55% so với 2011. Nhìn chung thu nhập từ hoạt động tín dụng qua 3 năm luôn ở mức trên 85% tổng thu nhập. Như vậy cho thấy NH đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng nên công tác thu hồi nợ cả gốc và lãi khá dễ dàng.

Về chi phí: Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên qua 3 năm, một phần do thu nhập tăng bên cạnh đó là sự biến động mạnh của nền kinh tế mà cụ thể là lạm phát đã kéo theo những chi phí tăng cao. Năm 2010 chi phí của NH là 20.849 triệu đồng, năm 2011 là 27.548 triệu đồng, tăng 32,13% và chi phí năm 2012 là 29.648 triệu đồng. Những con số này chưa thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa được tốt vì theo thời gian, công tác của ngân hàng phải dần đi vào quỹ đạo và ổn định, cơ sở vật chất cũng như con người ít thay đổi nên tốc độ tăng của chi phí phải đi theo xu hướng là chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập mới mang lại lợi nhuận cao hơn qua các giai đoạn. Trong đó chi phí về huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng chi phí do NH tăng lãi suất huy động tăng để cạnh tranh với các ngân hàng khác.


Mức tăng lên của thu nhập lớn hơn mức tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận cũng tăng qua 3 năm, đây là một thành tích tốt của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận của NH đạt 8.319 triệu đồng, tăng 2.507 triệu đồng so với 2010. Năm 2012 lợi nhuận là 8.928 triệu đồng, tăng 609 triệu đồng so với năm 2011. Lợi nhuận trên là kết quả kinh doanh khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác, nhưng trong điều kiện khách quan và chủ quan của giai đoạn 2010-2012 thì nó thể hiện sự nỗ lực vô cùng to lớn từ ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Vang. Tuy vậy ngân hàng vẫn cần có những biện pháp khắc phục hợp lý nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra và cần thường xuyên tăng cường công tác quản lý chi phí tốt để lợi nhuận tăng cao hơn.

Tóm lại:Trong giai đoạn 2010-2012 mặc dù tình hình chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng NH Agribank chi nhánh Phú Vang vẫn duy trì tốt khả năng thanh khoản, sử dụng vốn có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời, tích cực triển khai các hoạt động thu dịch vụ phí, giữ vững mức tăng trưởng lợi nhuận, đóng góp đáng kể cho Ngân sách cũng như sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Vang.

2.3. Tình hình chất lượng tín dụng tại NH Agribank chi nhánh Phú Vang qua 3 năm 2010- 2011- 2012

2.3.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Bảng 2.6. Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng dư nợ










1.Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

98.373

80,82

77.382

58,93

138.287

64,9

Trung-Dài hạn

23.346

19,18

53.919

41,07

74.801

35,1

2.Theo ngành kinh tế

Nông-lâm-ngư nghiệp

68.244

56,06

68.440

52,12

86.609

40,64

Công nghiệp

7.909

6,5

8.031

6,12

8.799

4,13

Dịch vụ

45.566

37,44

54.830

41,76

117.680

55,23

3.Theo đối tượng KH

Cá nhân- hộ gia đình

87.452

71,85

92.511

70,46

149.775

70,29

Doanh nghiệp

34.267

28,15

38.790

29,54

63.313

29,71

Tổng

121.719

100

131.301

100

213.088

100

2010

GT

2011

% GT


% GT

2012

%


(Nguồn: Phòng kinh doanh của NH Agribank chi nhánh Phú Vang)

Nhìn chung chỉ tiêu Tổng dư nợ của NH Agribank chi nhánh Phú Vang có sự tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 2010- 2012.

Nếu xét dư nợ trên phương diện dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung - dài hạn thì ta có thể quan sát các chỉ tiêu trên bảng cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn. Qua bảng 2.6, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung - dài hạn. Cụ thể trong năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 98.373 triệu đồng chiếm 80,82%, trong khi đó dư nợ trung - dài hạn đạt 23.346 triệu đồng chiếm 19,18% trong tổng dư nợ. Năm 2011 tình hình dư nợ ngắn hạn và trung - dài hạn tiếp tục tăng nhẹ. Dư nợ ngắn hạn đạt 77.382 triệu đồng, chiếm 58,93% trong tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn đạt 138.287 triệu đồng, chiếm 64,9% .

Nếu xét dư nợ theo ngành kinh tế, ta thấy dư nợ tập trung chủ yếu ở 2 ngành là nông- lâm- ngư nghiệp và dịch vụ. Trong đó tỷ trọng dư nợ trong nông- lâm- ngư nghiệp qua 3 năm lần lượt là 68.244 triệu đồng; 68.440 triệu đồng; 86.609 triệu đồng. Tỷ trọng dư nợ trong ngành dịch vụ năm 2010 chiếm 37,44% và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2011 và tăng mạnh trong năm tiếp theo. Với địa bàn chủ yếu là nông thôn như huyện Phú Vang thì kinh tế phần lớn phụ thuộc vào nông – lâm – ngư nghiệp và các dịch vụ đi kèm cho nên tỷ trọng 2 ngành này trong dư nợ rất cao. Đặc thù của sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế dẫn đến các khoản vay khó có thể trả đúng hạn qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của NH. Do vậy NH nên chú ý đến việc kiểm soát mức độ rủi ro của các khoản vay này.

Nếu xét dư nợ theo đối tượng KH ta thấy phần lớn dư nợ tập trung ở đối tượng KH cá nhân, hộ gia đình. Năm 2010 dư nợ ở KH cá nhân và hộ gia đình chiếm 71,85%, tỷ lệ này giảm dần, qua năm 2011 còn 70,46% và 2012 chỉ còn 70,29%. Bên cạnh đó là sự tăng lên của đối tượng KH doanh nghiệp. Cụ thể năm 2010 đạt 34.267 triệu đồng, chiếm 28,15%. Năm 2011 đạt 38.790 triệu đồng, chiếm 29,54%. Năm 2012 đạt 63.313 triệu đồng tương ứng với 29,71% trong kết cấu dư nợ của NH đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng tín dụng trên nhiều phương diện của NH.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí