Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Giảm Thiểu Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Tỉnh Quảng Ninh.

quản lý các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nói chung với các hoạt động quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông chưa được pháp quy hóa, gây khó khăn khi triển khai.

- Thiếu cán bộ chuyên môn làm công tác Quản lý tài nguyên nước;

- Sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước theo các kế hoạch và quy chế đã được triển khai song còn đạt hiệu quả thấp, cấp chính quyền cơ sở (xã, huyện) chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường.

- Số hộ được sử dụng nước sạch ở nông thôn ngày càng tăng, song chưa đạt được mục tiêu đề ra; sự tham gia bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn chế, thậm chí nhiều khu vực người dân còn thờ ơ với chất lượng môi trường và chưa có ý thức giữ gìn.

- Công tác hỗ trợ thay đổi tập quán canh tác lạc hậu ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước chưa được phát huy đúng mức; sản xuất nhỏ lẻ, chưa hợp lý, chưa hợp vệ sinh vẫn còn phổ biến tại nhiều xã vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa.

3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh.

3.5.1. Các giải pháp về quản lý

3.5.1.1 Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước các cấp, ngành

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá TNN, ưu tiên những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Thực hiện chương trình kiểm kê, đánh giá TNN theo định kỳ: kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

-


Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh - 10


ương.

-



.

- Xây dựng chương trình giám sát và báo cáo về tình hình khai thác sử dụng TNN trên các khu vực thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

3.5.1.2.

-





-





-

.

3.5.1.3. Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước

-


chưa đăng

-


-


-



trong vùng hạn chế, vùng cấm khai thác.

3.5.1.4. Tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan

- Xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, cơ chế trách nhiệm giữa các cộng đồng ven sông với các hộ ngành khai thác sử dụng TNN và cơ quan quản lý Nhà nước về TNN

- Tăng cường các hoạt động giám sát của các bên liên quan thông qua mạng giám sát khai thác sử dụng TNN.

3.5.1.5.

-


- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong nhân dân: phát tờ rơi, phát động phong trào và khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước...

- Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dòi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.

- Xây dựng các chương trình phổ biến kiến thức trong nhà trường: phát động cuộc thi tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; tổ chức tham quan, dã ngoại đến các địa điểm ô nhiễm và các địa điểm làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên nước.

3.5.2.Các giải pháp bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên nước

- Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng hiệu quả khai thác nước của các công trình khai thác sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và cấp nước tập trung.

- Nghiên cứu xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các khu dùng nước, các sông suối chính, các hộ khai thác sử dụng nước lớn như các hồ thủy điện, thủy lợi, các khu công nghiệp… nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong khai thác tài nguyên nước đặc biệt các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.

- Xây dựng các công trình điều hòa nguồn nước mặt ở các khu vực có nguy cơ thiếu nước trong tương lai: khu Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hải Hà,… theo quyết định 4009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2009 và quyết định 3924/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

- Nâng cấp các hồ chứa nước đã có để nâng khả năng cấp nước cho khu vực theo quyết định 4009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2009 và quyết định 3924/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

- Tăng cường điều tra, thăm dò, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên nước dưới đất. Khoanh vùng bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất cần được bảo vệ cao, gồm các khu vực Đông Hạ Long - Cẩm Phả, vùng trung tâm và phía Bắc TP. Uông Bí, vùng phía Bắc huyện Đông Triều.

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải. Các nguồn nước thải trước khi xả vào nguồn nước phải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép, đối với khu vực ven bờ vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2020 100% các nguồn nước thải được xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam, đến năm 2025 được xử lý đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

+ Đối với nước và rác thải sinh hoạt: Triển khai chương trình 3R (Giảm - Tái chế - Tái sử dụng rác) phân loại rác thải thành các loại rác tái chế được, không tái chế được và rác hữu cơ; Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với công nghệ xử lý hiện đại thích hợp; Từng bước di chuyển các nhà dân nằm trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tránh đổ rác thải hoặc xây dựng các công trình vệ sinh trên bờ kênh mương,...

+ Đối với nước thải nông nghiệp: Nâng cao nhận thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân; Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; Cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất

thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng việc xây dựng các bể Biogas; Hạn chế xử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Đối với nước thải công nghiệp: Các nhà máy có nghĩa vụ xử lý nước thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; Khuyến khích các cơ sở sản xuất từng bước đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước; Bắt buộc các dự án khi trình phê duyệt phải thực hiện xong hạng mục đánh giá tác động của việc phát triển dự án đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng; Các KCN phải được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và bảo đảm 100% các KCN đi vào hoạt động có các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh hợp lý.

+ Đối với nước thải y tế: Các cơ sở y tế cần được xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung.

- Xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh cho các công trình đang khai thác nước (giếng khoan, nguồn lộ); Trám lấp các giếng khoan không sử dụng.

- Trên các sông cần có lưu lượng khống chế để đảm bảo nước cho dòng chảy môi trường bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, cần có sự giám sát theo dòi chặt chẽ để duy trì được dòng chảy môi trường.

- Đảm bảo độ che phủ cây xanh tại các khu đô thị để duy trì, cân bằng nguồn nước ngầm; hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất rừng ở thượng lưu nguồn nước các sông nội tỉnh, sông liên tỉnh (đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt danh mục), ở những nơi có độ dốc lớn, những khu vực đất danh cho không gian cảnh quan sang đất xây dựng, đất sản xuất để đảm bảo duy trì nguồn nước và hạn chế xói mòn.

- Bảo vệ nghiêm ngặt các hồ chứa và hành lang bảo vệ hồ chứa nước được quy hoạch để cấp nước phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hồ Yên Lập, hồ Cao Vân, hồ Tràng Vinh, hồ Đoan Tĩnh.

- Tăng cường bảo vệ nguồn sinh thủy bằng cách duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn. Nghiêm cấm khai thác rừng thuộc lưu vực các hồ chứa nước quan trọng như hồ Yên Lập, hồ Cao Vân,... Đối với các nguồn nước bị cạn kiệt do

bồi lấp dòng sông như sông Sinh, sông Vàng Danh, sông Diễn Vọng, sông Mông Dương,... cần rà soát và tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình bổ cập nước mặt cho nước dưới đất để tăng cường khả năng đáp ứng của nguồn nước cho các hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế.

- Nghiêm cấm các hành vi xả thải, chôn lấp rác thải tại những khu vực được quy hoạch khai thác nước dưới đất.

- Xây dựng mô hình ngân hàng dữ liệu chất lượng nước.

3.5.3. Giải pháp kỹ thuật

3.5.3.1.Xây dựng mạng lưới giám sát tài nguyên nước

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mạng lưới quan trắc tài nguyên nước còn thưa nên việc đánh giá diễn biến tài nguyên nước, chất lượng nước còn rất hạn chế do vậy tình hình quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên nước rất khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 17 trạm thủy văn. Hầu hết các trạm này được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ trước và đã ngừng hoạt động. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chỉ còn 3 trạm thủy văn đang hoạt động gồm: Bình Liêu, Bến Triều, Đồn Sơn; trong đó chỉ có trạm Bình Liêu quan trắc lưu lượng nước.

Trong số 17 trạm thủy văn, chỉ có 5 trạm có số liệu quan trắc lưu lượng, còn lại là các trạm ảnh hưởng triều chỉ quan trắc mực nước, không dùng để đánh giá trữ lượng nguồn nước mặt. Số liệu quan trắc của các trạm đã ngừng hoạt động thường bị gián đoạn, không liên tục nên việc tính toán trữ lượng chỉ mang tính chất tham khảo do khu vực nghiên cứu có rất ít số liệu thủy văn.

Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt trong tỉnh mới có 28 điểm quan trắc của địa phương, phục vụ lập báo cáo môi trường tổng quan nên các điểm này chỉ tập trung trên một số sông chính, nhiều sông suối chưa có điểm quan trắc chất lượng nước.

Mạng lưới giám sát chất lượng nước bao gồm các điểm với các công trình giám sát lấy mẫu theo định kỳ. Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước phải theo các tiêu chuẩn chung của quốc gia. Số liệu chất lượng nước được sử dụng để đánh giá

chất lượng nước các tầng chứa nước và nước mặt tại các sông, suối, phát hiện các khu vực suy giảm chất lượng nước để có biện pháp quản lý, xử lý kịp thời.

Chính vì vậy, việc xây dựng mạng lưới giám sát chất lượng nước bao gồm các công trình quan trắc tài nguyên nước (nước mặt và nước ngầm) là rất cần thiết và cấp bách. Lắp đặt các thiết bị tự ghi bán tự động nhằm quan trắc, giám sát chất lượng, trữ lượng nước mặt và nước dưới đất. Các dữ liệu quan trắc được sẽ làm căn cứ để cảnh báo cho người dân về động thái biến đổi nước ngầm và ô nhiễm chất lượng nước dưới đất, nước mặt đồng thời khuyến cáo cho các nhà Quản lý trong công tác quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

3.5.3.2. Kiểm kê tài nguyên nước

Một trong những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước là công tác thống kê, kiểm kê hàng năm về tài nguyên nước. Đây là công tác hết sức quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch, khai thác, phân phối, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

Trên cơ sở các dữ liệu hiện có về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới cần tiếp tục điều tra, khảo sát, cập nhật các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước phục vụ xây dựng ngân hàng dữ liệu về tài nguyên nước. Để triển khai việc kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn trước mắt cần tập trung tiến hành một số dự án sau:

- Điều tra bổ sung hiện trạng khai thác nước dưới đất trên phạm vi toàn tỉnh, cập nhật các dữ liệu hiện trạng vào Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước phục vụ quản lý khai thác, sử dụng và cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Đánh giá trữ lượng nước dưới đất cho các khu vực khó khăn về nguồn nước bảo đảm phát triển kinh tế, ổn định xã hội và quốc phòng an ninh.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng suy thoái số lượng và chất lượng, khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Khoanh vùng nước dưới đất cần được bảo vệ chặt chẽ và xác định các yêu cầu cần được bảo vệ cho từng vùng cụ thể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

KẾT LUẬN

Quảng Ninh hiện đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Đô thị hóa mạnh mẽ, cùng với những thành quả về phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này cũng đã làm tác động gây suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường nói chung, các nguồn nước mặt cũng đã bị ô nhiễm cục bộ do tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó cần chú ý là các thông số về TSS, độ đục, dầu mỡ, và một số nguyên tố kim loại nặng. Xu hướng tích lũy cao các yếu tố này trong nước mặt đã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Nhìn chung nước ở thượng nguồn sông suối có chất lượng tương đối tốt, nhưng ở phía hạ lưu thường bị ô nhiễm cục bộ. Sự biến động của các chất ô nhiễm trong nước có sự biến động khá rò rệt theo các mùa trong năm. Về mùa mưa, do tổng lượng nước tăng lên, quá trình pha loãng đã làm cho nồng độ các chất trong nước giảm đi, ngược lại trong mùa khô lại có xu hướng tăng cao. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ô nhiễm giảm dần từ đầu nguồn tới cuối nguồn. Song sự ô nhiễm gia tăng tại một số đoạn sông giữa và cuối nguồn là do sông tiếp tục nhận nước thải. Đặc biệt là ở những khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp khai thác than và một số khu vực có quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước mặt ở Quảng Ninh là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, đặc biệt là do một lượng lớn nước thải từ các quá trình sản xuất và sinh hoạt được xả thải trực tiếp vào các nguồn nước tự nhiên mà không được xử lý. Suối Moong Cọc 6, Suối Lộ Phong, Sông Mông Dương, hồ Nội Hoàng đã bị ô nhiễm khá nặng chủ yếu là do nhận nước thải từ các khu dân cư, các nhà máy, bệnh viện, làng nghề trên địa bàn tỉnh. Điều đáng chú ý là hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đều chưa có hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy trình, ý thức trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ môi trường còn kém.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022