Dự Báo Lượng Nước Thải Công Nghiệp Tỉnh Quảng Ninh

1200

1000

800

1069

600

400

200

0

340

353

109

145

223

154

Hiện trạng Kịch bản 1 Kịch bản 2

Hiện trạng Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

106m³/năm

2030 tăng lên 340 - 1.069 triệu m³ tùy theo kịch bản (không kể nước thải do quá trình làm lạnh bình ngưng của nhà máy nhiệt điện) (Hình 3.4).


Hình 3.4. Dự báo lượng nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

(c) Ảnh hưởng từ các nguồn thải y tế

Nước thải y tế phát sinh từ các hoạt động của các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, phòng thanh trùng dụng cụ y tế, khu giặt tẩy và các khoa phòng khác trong bệnh viện... Nguồn nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi hữu cơ.

Thực tế hiện nay ở Quảng Ninh, các nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của cán bộ nhân viên bệnh viện và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N, P), BOD, coliform, vi khuẩn, v.v; và nguồn nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng khuôn viên bệnh viện bao gồm nước trên mái và bề mặt được thu gom theo hệ thống rãnh thoát nước mưa đều hòa lẫn trong nước thải y tế. Đây là nguyên nhân làm cho lượng nước thải y tế tăng lên khá lớn.

Lưu lượng nước thải y tế không lớn song nồng độ các chất gây ô nhiễm khá cao và nguy hiểm. Thực vậy, tình trạng chất lượng nước tỉnh Quảng Ninh trong các giai đoạn tới của tỉnh là tốt lên hay kém đi, phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và các hoạt động của các tỉnh trên lưu vực có quan tâm và quyết tâm đầu tư cho xử lý nước thải cũng như kiểm soát các nguồn xả nước thải vào sông, suối hay không.

(d) Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp

Dọc theo các con sông trong vùng quy hoạch đều có các khu canh tác nông nghiệp. Việc dư tồn của thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn quy hoạch diện tích canh tác được mở rộng không nhiều nên ảnh hưởng của nước hồi quy sau tưới đến chất lượng các nguồn nước không đáng kể.

(e) Nước thải từ bãi rác tập trung

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 bãi rác thải tập trung, các bãi rác này thường không có hệ thống xử lý mà chỉ chôn lấp thông thường nên nước thải rỉ từ bãi rác có chất lượng rất kém gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong giai đoạn quy hoạch toàn vùng có 20 bãi rác tập trung và đều dự kiến có hệ thống xử lý nước thải do đó tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước của các bãi rác sẽ cải thiện đáng kể.

3.3.2. Xu thế biến đổi chất lượng nước mặt

3.3.2.1. Xu thế biến đổi chất lượng nước các sông, suối

Kết quả tổng hợp các thông số chất lượng nước các sông, suối trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2013 cho thấy chất lượng nước sông, suối là tương đối tốt, ngoại trừ một số vùng nhất định chịu ảnh hưởng trực tiếp của khai thác khoáng sản, và từ các nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người.

Giá trị pH qua 3 năm tại các sông, suối trên địa bàn có hàm lượng pH hầu như đạt tiêu chuẩn cho phép ở cột A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT, chỉ có Suối Moong cọc 6 là không đạt yêu cầu (Bảng 3.5 và Hình 3.5).

Bảng 3.5. Diễn biến giá trị pH trong nước sông suối giai đoạn 2011-2013


Sông, suối

pH

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Sông Ka Long

7,37

7,15

6,86

Sông Tiên Yên

6,82

6,78

6,76

Sông Ba Chẽ

7,23

7,69

7,67

Sông Đầm Hà

6,74

6,81

7,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Sông, suối

pH

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Sông Hà Cối

7,71

7,57

7,32

Sông Sinh

6,67

7,34

7,27

Sông Uông

6,85

7,51

7,55

Sông Mông Dương

6,67

6,53

5,95

Sông Chanh

7,93

7,84

7,75

Sông Trới

7,28

7,62

7,71

Sông Cầm

7,05

7,24

7,33

Sông Vàng Danh

6,15

6,92

6,74

Suối 12 Khe

6,75

6,74

6,70

Suối Lộ Phong

6,23

6,20

6,85

Suối Moong cọc 6

5,40

5,35

6,20

Suối Hoành Mô

7,14

6,80

6,86

Suối chảy qua thị trấn

Bình Liêu

7,08

6,98

6,90

QCVN 08:2008/BTNMT

A2

6-8,5

B1

5,5-9


Hình 3 5 Biến động pH của các sông suối giai đoạn 2011 2013 Hàm lượng các 1

Hình 3.5. Biến động pH của các sông suối giai đoạn 2011-2013

Hàm lượng các chất lơ lửng (TSS) trong nước sông suối tuy có sự dao động theo các năm nhưng không lớn, nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Đáng chú ý là một số khúc sông chịu tác động của các

hoạt động khai thác than đều có TSS khá cao như như Sông Mông Dương, suối Lộ Phong, suối Moong cọc 6 (Bảng 3.6 và Hình 3.6).

Bảng 3.6. Diễn biến hàm lượng TSS trong nước sông, suối giai đoạn 2011-2013


Vị trí

TSS

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Sông Ka Long

48

39,6

60,5

Sông Tiên Yên

12,3

36,4

50,5

Sông Ba Chẽ

18,8

30,6

35

Sông Đầm Hà

32,3

38,6

46

Sông Hà Cối

22,1

38,6

30

Sông Sinh

113,3

25,4

23,8

Sông Uông

78,9

35,2

32,5

Sông Mông Dương

135,6

218,7

332,5

Sông Chanh

52,6

41,2

15,5

Sông Trới

29,3

20,3

29,5

Sông Cầm

56,7

43

31,8

Sông Vàng Danh

16,8

12

12,8

Suối 12 Khe

3,6

4,9

8,8

Suối Lộ Phong

569,8

328,9

141

Suối Moong cọc 6

248,9

303,6

227

Suối Hoành Mô

16,9

12,5

13,8

Suối chảy qua thị trấn Bình Liêu

14,8

18,2

15


QCVN 08:2008/BTNMT

A2

30

B1

50

B2

100

Hình 3 6 Biến động TSS của các sông suối giai đoạn 2011 2013 Hàm lượng DO 2

Hình 3.6. Biến động TSS của các sông, suối giai đoạn 2011-2013

Hàm lượng DO trong nước sông suối thường dao động từ 5 đến 7 mg/l. Đặc biệt tăng cao vào mùa mưa, mùa khô hàm lượng DO giảm hẳn. Hầu hết các sông, suối trong các năm 2011-2013 đều có lượng oxy hòa tan nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn cho phép (>4 mg/l).

BOD, COD là những thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ có nguồn gốc từ nước thải, chất thải rắn do các hoạt động dân sinh, hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh không qua xử lý, thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

Giá trị BOD và COD trong các năm từ 2011 đến 2013 trong nước các sông suối cho thấy một số nguồn nước mặt tiếp nhận các nguồn thải dân sinh, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm, các hoạt động kinh tế- xã hội có ô nhiễm chất hữu cơ cục bộ như sông Ka Long, sông Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hà Cối, sông Sinh, sông Uông, sông Chanh, suối Lộ Phong, suối Moong Cọc 6, sông Mông Dương. Mùa khô lưu lượng nước các sông giảm, mức độ ô nhiễm chất hữu cơ tăng cao (Bảng 3.7, Hình 3.7 và Hình 3.8).

Các nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt, các hồ chứa nước cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp thường ít chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thải, lưu lượng lớn nên không có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, giá trị COD và BOD tương đối ổn định giữa các năm.

Bảng 3.7. Diễn biến hàm lượng COD và BOD5 trong nước sông suối ở Quảng Ninh, giai đoạn 2011-2013


Sông suối

COD

BOD5

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Sông Ka Long

25,5

24,8

28,3

17,2

18,1

14,8

Sông Tiên Yên

12,6

21,2

20,1

8,8

14,7

12,3

Sông Ba Chẽ

12

19

23,8

7,7

12,2

15

Sông Đầm Hà

24,9

20,9

26,1

16,7

15,7

18,9

Sông Hà Cối

21,1

29,3

23,3

15,2

18,3

13,8


Sông Sinh

37,5

17,1

13,5

27

12,2

7,6

Sông Uông

44,6

24,7

11,6

28

16,3

6,7

Sông Mông Dương

40

49,3

60,2

22,5

35,4

39,4

Sông Chanh

21,1

16,6

10

10,9

12,6

6,8

Sông Trới

19,4

13,2

22,9

11,6

9

9,1

Sông Cầm

17,4

24

15,1

12

15,7

6,3

Sông Vàng Danh

15,5

11,7

7,8

9,5

6

4,5

Suối 12 Khe

3,3

5,6

6,6

2,3

2

2,8

Suối Lộ Phong

70

47,7

13,8

45,7

27,2

7,3

Suối Moong cọc 6

54

56,7

24,4

35

36,1

12

Suối Hoành Mô

8

15,8

20,4

5

10,5

12,8

Suối chảy qua thị trấn

Bình Liêu

13,8

10,9

22,1

9,6

7,7

12

QCVN 08:2008/ BTNMT

A2

15

6

B1

30

15

B2

50

25


Hình 3 7 Biến động COD của các sông suối giai đoạn 2011 2013 Hình 3 8 Biến 3

Hình 3.7. Biến động COD của các sông, suối giai đoạn 2011-2013


Hình 3 8 Biến động BOD 5 của các sông suối giai đoạn 2011 2013 Nước sông 4

Hình 3.8. Biến động BOD5 của các sông, suối giai đoạn 2011-2013


Nước sông suối ở Quảng Ninh hầu như chưa có dấu hiệu ô nhiễm các kim loại nặng. Một số nguồn nước có biểu hiện cục bộ nhiễm kim loại ở một số đợt quan trắc như sông Ka Long, suối Vàng Danh, sông Mông Dương, suối Moong Cọc 6, suối Lộ Phong và dấu hiệu ô nhiễm ngày càng tăng theo thời gian; đặc biệt là ô nhiễm Pb tại sông Mông Dương, chất lượng không những được cải thiện mà còn có xu hướng gia tăng rò rệt theo thời gian (Hình 3.9).

Hình 3 9 Biến động Pb mg l của các sông suối giai đoạn 2011 2013 Hàm lượng 5

Hình 3.9. Biến động Pb (mg/l) của các sông, suối giai đoạn 2011-2013

Hàm lượng dầu mỡ trong nước cũng có sự ô nhiễm cục bộ ở những nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải công nghiệp và nước thải dân sinh đôi khi có ô nhiễm dầu cục bộ tại một số nơi như sông Ka Long, sông Tiên Yên, sông Sinh, sông Mông Dương, sông Chanh, sông Trới, suối Lộ Phong, hàm lượng dầu cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hàm lượng dầu mỡ trong nước có xu hướng giảm vào năm 2013 (Hình 3.10).

Hình 3 10 Biến động Dầu mỡ mg l của các sông suối giai đoạn 2011 2013 Nhìn 6

Hình 3.10. Biến động Dầu mỡ (mg/l) của các sông, suối giai đoạn 2011-2013

Nhìn chung, kết quả quan trắc nước mặt tại các sông, suối trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy có sự khác biệt khá rò giữa mùa khô và mùa mưa. Trong mùa mưa hàm lượng các chất ô nhiễm thường thấp hơn so với trong mùa khô, nguyên nhân chủ yếu là vào mùa mưa nước sông, suối nhận được nguồn cung cấp sạch là nước mưa nên nồng độ các chất gây ô nhiễm trong các sông, suối suy giảm đáng kể.

3.3.2.2. Xu thế biến đổi chất lượng nước các hồ (đập)

Kết quả thu được trong giai đoạn 2011-2013 (Bảng 3.8 và Bảng 3.9) cho thấy các nguồn nước hồ, đập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa bị ô nhiễm nhiều, đạt tiêu chuẩn chất lượng về mặt hoá lý và có thể sử dụng để phục vụ mục đích sinh hoạt, tưới tiêu trong nông nghiệp. Tuy nhiên cần lưu ý về hàm lượng chì, dầu mỡ và chất hữu cơ trong nước tại một số hồ (đập) và cần có các giải pháp thích hợp. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm các kim loại nặng đặc biệt là Pb có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022