Kết Quả Phân Tích Mẫu Nước Các Hồ, Đập Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh Năm 2013


Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu nước các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2013



TT


Các chỉ tiêu


Đơn vị đo

Kết quả

QCVN 08:2008

Đập Đồng

Ho

Hồ Yên Lập

Đập Cao Vân

Đập Yên Hàn- Đầm

Hồ Nội Hoàng

Hồ Yên

Trung

Hồ Tràng Vinh

Hồ Quất Đông

Cột A2

Cột B1

1

pH

-

7,37

7,65

6,63

6,99

3,70

6,85

6,94

7,09

6 - 8,5

5,5 - 9

2

DO

mg/l

6,1

6,1

6,1

6,2

5,4

6,1

6,1

5,8

≥5

≥4

3

TSS

mg/l

9

11

10

25

15

12

13

17

30

50

4

COD

mg/l

7,5

8,8

10,2

18,6

11,4

9,7

15,5

14,6

15

30

5

BOD5

mg/l

5

4

5

12

5

5

11

9

6

15

6

Coliform

mg/l

0

2

9

4

4

20

16

24

5000

7500

7

As

mg/l

-

-

0,000185

-

0,0042025

-

-

-

0,02

0,05

8

Cd

mg/l

-

-

0,0006

-

0,001

-

-

-

0,005

0,01

9

Pb

mg/l

-

-

0,0021

-

0,02815

-

-

-

0,02

0,05

10

Hg

mg/l



0,00015

-

0,00023

-

-

-

0,001

0,001

11

Tổng dầu mỡ

mg/l

0,0105

0,05575

0,00325

0,00875

0,02275

0,022

0,004

0,0275

0,02

0,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh - 7

Ghi chú:

- Dấu “-”: Không phát hiện.

- Vượt giới hạn cho phép mức A2


41

Nước hồ Yên Lập hiện tại cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác than phía thượng nguồn, hiện tại nguồn nước này đã có biểu hiện ô nhiễm BOD (đợt quan trắc quý III/2013 vượt 1,1 lần) và dầu mỡ (gấp 3 lần) vượt QCVN 08:2008/BTNMT mức A2.

Nước Đập Cao Vân đã có sự xuất hiện của các kim loại nặng As, Pb, Cd, Hg tuy nhiên đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung chất lượng nước tại đập chưa có dấu hiệu ô nhiễm sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Đập Đồng Ho được sử dụng để cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực phía Tây TP Hạ Long, huyện Hoành Bồ và Yên Hưng. Trong các đợt quan trắc năm 2013, nước đập chưa có biểu hiện ô nhiễm, sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt trong khu vực.

Chất lượng nước các hồ khu vực phía Đông tỉnh Quảng Ninh, bao gồm đập Yên Hàn (Đầm Hà), hồ Quất Đông, hồ Tràng Vinh (Móng Cái) cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Chất lượng nước tại Đập Yên Hàn, Hồ Tràng Vinh, Hồ Quất Đông đều đã có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ vượt QCVN 08:2008/BTNMT nhiều lần, riêng Hồ Quất Đông hàm lượng dầu mỡ gấp 1,4 lần GHCP mức A2.

Từ kết quả phân tích chất lượng nước trên các sông, suối, hồ cấp nước chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tiến hành tính toán chỉ số WQI theo Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước ban hành kèm quyết định số 879/QĐ- TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó cho từng mục đích sử dụng.

Theo kết quả tính toán, nhìn chung chất lượng nước trên địa bàn tỉnh còn khá tốt đặc biệt một số suối, hồ (đập) có chất lượng nước đáp ứng được cho mục đích sinh hoạt mà không cần biện pháp xử lý như Đập Đồng Ho, đập Cao Vân, Suối Khe

12. Một số sông, suối cần được xử lý bằng công nghệ phù hợp trước khi sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt là: sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ, sông Đầm Hà, sông Hà Cối, Sông Vàng Danh, Suối Hoành Mô, suối chảy qua thị trấn Bình Liêu,

đập Yên Hàn, hồ Yên Lập. Nước từ các nguồn này cần phải được xử lý đạt QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

Từ các kết quả trình bày ở trên cho thấy, nhìn chung nước sông suối ở vùng thượng nguồn đếu khá tốt. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều vùng sông, suối đang bị ô nhiễm do hoạt động dân sinh - kinh tế mà chủ yếu là khai thác than. Các đoạn sông, suối đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể sử dụng cho bất kì mục đích nào, cần được xử lý, cải tạo gồm: các nguồn nước nằm trong khu mỏ than như suối Lộ Phong, suối Moong Cọc 6.

Các đoạn sông, suối đang bị ô nhiễm vừa, chỉ đáp ứng chất lượng nước tưới tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích yêu cầu chất lượng tương đương gồm sông Sinh, sông Cầm, sông Uông, sông Chanh, hồ Yên Trung, hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, hồ Nội Hoàng, sông Mông Dương, sông Ka Long.

3.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở Quảng Ninh

3.2.2.1. Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt.

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Quảng Ninh diễn ra mạnh mẽ, trong lúc đó cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện để đáp ứng theo kịp nhịp độ phát triển đô thị đó. Nước thải sinh hoạt tại Quảng Ninh mới được xử lý một phần tại các đô thị lớn, còn lại thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là sông, suối, kênh, mương sau đó đổ ra biển. Quảng Ninh mới chỉ có một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho khu vực Bãi Cháy (trạm xử lý nước thải Cái Dăm: công suất thiết kế: 3500 m3/ ngày) và 1 số phường ở Hạ Long (trạm xử lý nước thải Hà Khánh công suất thiết kế: 7500 m3/ ngày, trạm xử lý nước thải Vựng Đâng công suất thiết kế xử lý 2.000 m3/ngày.đêm, trạm xử lý nước thải khu đô thị Cột 5 – Cột 8).

Theo số liệu thống kê năm 2013 dân số tỉnh Quảng Ninh là 1.172,5 nghìn người. Nếu trung bình 1 người 1 ngày sử dụng 100 lít nước cho sinh hoạt thì lượng nước thải tương đương là 100 x 1.172,5.000 x 80%=93.800.000 m3/ngày.

Lượng nước thải sinh hoạt phần lớn được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại, sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực (khu đô thị) dẫn đến nguồn tiếp nhận sông, suối, hồ gần nhất hoặc thải trực tiếp ra môi trường (khu vực

nông thôn). Riêng đối với thành phố Hạ Long, nước biển ven bờ (vịnh Hạ Long) trong những năm gần đây là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt cũng như công nghiệp của Thành phố đã trở nên ô nhiễm hơn. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại (xử lý với hiệu suất 60-75%) vẫn còn chứa các thành phần các chất gây ô nhiễm với nồng độ cao như: BOD: 100-200mg/l; COD: 200- 400mg/l; tổng N: 20mg/l; tổng P: 10-15mg/l; Coliforms: 10.000 MNP/100 ml (Nguồn: WHO,1993).

Với tính chất nước thải đã nêu trên vượt ngưỡng cho phép từ 2- 4 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT- Nước thải sinh hoạt cột B, khi thải ra nguồn tiếp nhận chắc chắn sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến chất lượng các nguồn nước xung quanh.

3.2.2.2. Nước thải công nghiệp

Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất tới chất lượng nước mặt là nước thải công nghiệp, đặc biệt nước thải do hoạt động khai thác và chế biến than chưa được xử lý hoặc xử lý sơ bộ rồi đổ trực tiếp vào các sông suối, ra vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Nhìn chung, sự phát triển của công nghiệp kéo theo nhu cầu sử dụng nước cũng như lượng nước thải cần xử lý tăng theo cũng đã và đang dần làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt.

Đối với ngành sản xuất than có lượng nước thải khá lớn chiếm 52% tổng lượng nước thải thống kê được, nước thải có đặc điểm độ pH thấp gây ảnh hưởng đến môi trường. Theo số liệu thống kê, tổng lượng nước thải mỏ khoảng 58,9 triệu m3/năm. Tổng công suất xử lý nước thải mỏ chỉ đạt 25,9 triệu m3/năm. Như vậy, một lượng nước thải lớn không được xử lý đổ trực tiếp ra các sông suối thoát nước khu vực xung quanh các mỏ, rồi đổ ra vịnh. Hoạt động khai thác khoáng sản còn là nguyên nhân chính gây bồi lắng, thay đổi chế độ dòng chảy của các vực nước mặt.

Đối với các KCN tập trung đang hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ có KCN Cái Lân đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý đạt 2.000 m3/ngày. Các KCN còn lại do hạ tầng kỹ thuật còn thấp nên nước thải được xử lý ở những trạm cục bộ do các CSSX trong KCN tự xử lý nước thải trước khi thải vào kênh thải chung của KCN. Công nghệ xử lý nước thải của các CSSX đa phần lạc hậu và đơn

giản do đó chất lượng nước thải sau xử lý hầu hết không đạt chất lượng xả vào nguồn nước theo tiêu chuẩn quy định. Nhìn chung, hầu hết các CSSX ngoài KCN tập trung đều chưa có hệ thống xử lý nước thải.

3.2.2.3. Nước thải nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành có mối quan hệ mật thiết với nguồn nước, là ngành sử dụng nhiều nước nhất, nên lưu lượng nước thải từ ngành này chiếm tỷ trọng đáng kể. Để tăng năng suất và sản lượng, người dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.... Các tác nhân chủ yếu như lượng phân bón hóa học dư thừa trên đồng ruộng, thuốc trừ sâu; thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ hủ tục chăn nuôi thả rông không được kiểm soát đã làm suy giảm chất lượng các nguồn nước. Thêm vào đó, dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gia tăng ngày một nhiều trong môi trường do việc sử dụng thiếu hợp lý của nông dân đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái của nó.

Trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh, hàng năm sử dụng khoảng

10.000 tấn thuốc trừ sâu và khoảng 30.000 tấn phân bón các loại. Việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật không hợp lý, không tuân thủ liều lượng đã gây ra tình trạng tồn dư thuốc bảo vệt thực vật trong môi trường và xâm nhập vào nguồn nước mặt. Theo chuỗi thức ăn thuốc bảo vệ thực vật sẽ được tích lũy trong cơ thể sống rồi gây bệnh. Các loại hóa chất bảo vệ thực vật và phân khoáng gây độc và phú dưỡng đối với nguồn nước mặt. Các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ gây phú dưỡng.

3.2.2.4. Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp rác

Rác thải và xử lý rác thải hiện nay là một vấn đề bức xúc của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có 13 bãi rác tập trung với tổng công suất chôn lấp 820 tấn rác thải rắn mỗi ngày. Lượng nước rỉ từ bãi rác tuy không nhiều và chủ yếu là do nước mưa thấm xuống nhưng chứa hàm lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm môi trường như nitơ, phốt pho, lưu huỳnh, các kim loại nặng và đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh như ecoli, coliform,... Tuy nhiên hiện nay các bãi rác này chưa

được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chỉ một số bãi rác có hệ thống xử lý nước thải như: bãi rác Hà Khẩu, bãi rác Đèo Sen, bãi rác Vàng Danh, khu xử lý rác thải khu 7 Quang Hanh nhưng chất lượng xử lý nước thải tại các trạm xử lý của các bãi rác như Hà Khẩu, Đèo Sen, khu 7 Quang Hanh hiệu quả vẫn chưa cao, các thông số ô nhiễm đặc trưng hầu hết đều vượt quy chuẩn cho phép từ 2- 8 lần.

3.2.2.5. Nước thải bệnh viện

Đến nay toàn tỉnh có 32 cơ sở y tế, bệnh viện, trong đó có 16 bệnh viện và 16 trung tâm y tế (theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh). Tổng khối lượng chất thải lỏng y tế của các bệnh viện/trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trung bình khoảng 1.441,7 m3/ngày. Trong số 32 cơ sở y tế, có 21 cơ sở đã có trạm xử lý nước thải với công suất từ 25 đến 500 m3/ngày, 11 cơ sở chưa xây dựng trạm xử lý hoặc trạm xử lý không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo yêu cầu chất lượng nước sau xử lý đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước ngầm cũng như tác nhân lây truyền bệnh tật cho con người.

Ngoài ra, nước thải tại các khu vực nông thôn và miền núi chỉ xử lý sơ bộ hoặc không có hệ thống xử lý. Tại khu vực đảo Hà Nam - Yên Hưng, là vùng trũng, không có nguồn nước mặt tại chỗ. Đặc biệt hệ thống thoát nước thải bằng các kênh, rạch, trong khi diện tích ngày càng bị thu hẹp, các cống thoát bị hư hỏng nhiều. Do đó, vần đề cấp và thoát nước tại khu vực này cần được đặc biệt quan tâm đầu tư, đảm bảo chất lượng nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

3.3. Xu thế biến động chất lượng nước mặt

3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng

Chất lượng nước tự nhiên ở tỉnh Quảng Ninh nhìn chung là tốt và đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như sinh hoạt mà không cần xử lý. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nước tự nhiên đang bị biến đổi do tác động của con người thông qua các hoạt động làm phá rừng, khai thác than, khoáng sản và đặc biệt là hoạt động xả thải vào nguồn nước không qua xử lý.

Kết quả tính toán lượng nước thải cho thấy cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, lượng nước thải cũng tăng lên rò rệt. Nếu năm 2013 tổng lượng nước thải toàn

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

1209

478

469

337

196

243

253

Hiện trạng Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Lượng nước thải (tr. m3/năm)

tỉnh là 196 tr. m3/năm thì đến năm 2015 tăng lên 243 - 253 tr. m3/năm, năm 2020 tăng lên 337 - 469 tr. m3/năm, năm 2030 sẽ thải ra 478 - 1.209 tr. m3/năm (Hình 3.2). Lượng nước thải không được xử lý chính là yếu tố góp phần làm giảm chất lượng nước sông gây ra những sự cố môi trường, làm giảm tài nguyên nước.


Hình 3. 2. Dự báo lượng nước thải qua ở tỉnh Quảng Ninh

Các yếu tố chính ảnh hưởng tới xu thế biến đổi chất lượng nước tỉnh Quảng Ninh bao gồm:

(a) Sự gia tăng dân số

Vùng quy hoạch có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 thị trấn và các khu tập trung dân cư. Nước thải sinh hoạt của tất cả các đô thị này phần lớn chưa được xử lý, đều chảy trực tiếp vào sông gây nên ô nhiễm nhẹ nước sông đoạn chảy qua khu dân cư, chủ yếu làm tăng độ đục và các chất ô nhiễm hữu cơ trong mùa cạn. Nếu lấy lượng nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước sử dụng trong sinh hoạt thì lượng nước thải sinh hoạt trên toàn lưu vực từ 43 triệu m3 ở thời điểm hiện nay, sẽ tăng lên đến 53 triệu m3 năm 2015 và 66 triệu m3 năm 2020, và 81 triệu m³ năm 2030 (Hình 3.3). Hiện nay nước thải sinh hoạt mới được xử lý một phần nên đang là một áp lực ô nhiễm nguồn nước.


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

81

66

53

43

2010

2015

2020

2030

106 m³/năm

Hình 3.3. Tổng lượng nước thải sinh hoạt tỉnh Quảng Ninh

(b) Nước thải công nghiệp

Hiện nước thải công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, ngày càng tăng gây áp lực đối với suy thoái chất lượng nước sông.

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, trong 10 đến 20 năm tới số lượng KCN, CCN tập trung và các cơ sở sản xuất phân tán tăng lên rất lớn. Năm 2013 số khu CCN mới chỉ xuất hiện tại một số địa điểm như: KCN Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên, Phương Nam, Đông Mai. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hình thành 44 KCN, CCN.

Mặt khác, loại hình công nghiệp cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước, tỉnh Quảng Ninh định hướng phát triển các loại hình công nghiệp song tập trung chủ yếu vào khai thác than, khoáng sản, vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm thủy sản. Đặc biệt là hoạt động khai thác và sàng tuyển than, ngoài lượng nước thải phục vụ sản xuất than còn có một lượng lớn nước thải hình thành do nước mưa chảy tràn trên bề mặt. Nếu tính trung bình lượng mưa trên địa bàn tỉnh khoảng 2.000 mm/năm với diện tích của các cơ sở khai thác than khoảng 6.000 ha thì lượng nước

thải sinh ra vào khoảng 120 triệu m3/năm, đây là lượng nước thải lớn cần xử lý

trước khi chảy ra môi trường.

Nếu tính lượng nước thải công nghiệp bằng 70% lượng nước sử dụng trong công nghiệp thì lượng nước thải công nghiệp hiện tại năm 2013 là 109 triệu m3, năm 2015 tăng lên 145 - 154 triệu m3 và năm 2020 đến 223 - 353 triệu m3, năm

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí