Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Ở Các Khu Vực Trong Nước Và Ngoài Nước

thiên nhiên cũng là du lịch nông thôn, nhưng với người tổ chức lịch thì nó chưa hẳn là du lịch nông thôn nếu như khách không tiêu dùng ở nơi đó.

Như vậy, theo quan điểm du lịch học, đứng trên góc độ của chủ thể du lịch thì du lịch nông thôn là việc đi du lịch đến những vùng nông thôn, đứng trên góc độ trung gian du lịch thì du lịch nông thôn là việc thiết lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch ở những vùng nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn là sự phát triển phù hợp hài hước các lợi ích giữa các chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch ở những vùng nông thôn đó.

Thực tế ở các nước ta những năm vừa qua đã xảy ra hiện tượng bùng nổ các hoạt động du lịch ở những vùng nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch gần gũi thiên nhiên cho du khách. Nếu so sánh giữa lý thuyết du lịch học và thực tế ở các nước thì du lịch vùng nông thôn ở nước ta được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 1.9 Hiện trạng du lịch nông thôn của nước ta

Tổ chức du lịch ở nông thôn

Các nước phát

triển

Các nước đang phát triển

Nước ta

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Tên gọi phổ biến Du lịch nông

nghiệp

Đánh giá chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang - 6

Du lịch bản Du lịch sinh thái

Mục đích Đáp ứng thị trường

du lịch

Tổ chức lại

nông thôn

Đáp ứng thị trường du lịch

Vai trò chủ đạo Doanh nghiệp du

lịch

Nhà nước Doanh nghiệp du

lịch

Lực lượng thực

hiện chủ yếu

Chủ trang trại Cộng đồng cư dân địa phương

Hộ gia đình

Nguồn lực Cá thể Cộng đồng Cá thể Vị thế Chủ động Lệ thuộc Lệ thuộc


Nguồn [5]


Có thể thấy, hoạt động du lịch ở nông thôn nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún và rời rạc, thiếu vai trò chủ đạo của nhà nước, người dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tự phát là chính, lệ thuộc hoàn toàn vào các công ty du

lịch. Hoạt động du lịch chưa thật sự mang lại lợi ích cộng đồng và góp phần phát

triển nông thôn.

Như vậy, du lịch nông thôn ở nước ta nên được hiểu là việc thiết lập tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch ở vùng nông thôn dưới sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng địa phương đóng vai trò chủ lực nhằm góp phần phát triển nông thôn bền vững.

Tuyến du lịch nông thôn: Theo Luật Du lịch 2005, tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

1.1.4.3 Khái niệm du lịch miệt vườn[5]

Du lịch miệt vườn là tên gọi chung cho loại hình du lịch lấy cảnh quan sông nước và vườn cây ăn trái làm điểm nhấn. Là một loại hình du lịch cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách dựa trên nền tảng các vườn cây ăn trái tập trung, có quy mô tương đối lớn và gắn với cảnh quan sông nước.

Đối với các công ty lữ hành, tên gọi tour du lịch miệt vườn thường chỉ dành cho khách nội địa, nhất là khách thành thị, khá xa lạ với cuộc sống dân dã nông thôn.

Du lịch miệt vườn là du lịch nông thôn, nó không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn của địa phương nào đó nhằm mục đích du lịch.

Phát triển du lịch miệt vườn là phát triển du lịch nông thôn. Phát triển du lịch theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương, có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững. Tóm lại, đặc điểm nông thôn nước ta, các khu vực sản xuất nông nghiệp thường nằm liền kề hoặc xen kẻ với khu dân cư. Do vậy, khi nói đến

phát triển du lịch miệt vườn ở đây cần phải quan tâm đến lợi ích của cư dân và địa phương vì như đã nói ở trên, vùng nông thôn nơi đây còn có những tài nguyên thuộc về cộng đồng và các loại hình du lịch khác đan xen lẫn nhau… và chủ nhân của các tài nguyên du lịch này không chỉ có của các cơ sở kinh doanh từng loại hình du lịch mà còn có của cộng đồng dân cư nơi đó nữa.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở các khu vực trong nước và ngoài nước

1.2.1.1 Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở các khu vực trong nước

Với tiềm năng phong phú và đa dạng nên nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã hưởng ứng tích cực loại hình DLST. Với sự hỗ trợ tích cực của nhiều tổ chức Quốc tế, điển hình là tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và nhiều địa phương xây dựng các mô hình phát triển DLST cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Những loại hình du lịch này nhằm mục đích tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở các vùng xa, vùng sâu, góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hút được sự quan tâm của du khách và bước đầu phát triển thành công ở một số địa phương như Sa Pa, Ba Bể, Vĩnh Long…[9]

Trong vùng du lịch phía Bắc vằ Bắc Trung Bộ có điều kiện hình thành tuyến DLST phía Đông Bắc từ thành phố Hà Nội-Bắc Ninh-Bắc Cạn-Lạng Sơn-Cao Bằng phong phú và đa dạng về yếu tố sinh thái vốn có của đất nước. Chiều dài của tuyến du lịch khá thuận tiện về đường bộ, những năm gần đây nhiều đường xá đã được nâng cấp hoàn chỉnh như đường quốc lộ mới, đường 32... Về mặt lưu trú của du khách cũng có các khách sạn với tiện nghi hiện đại. Nhiều tổ chức lữ hành, phục vụ thông tin liên lạc, quảng bá... các Sở Du lịch, các công ty kinh doanh du lịch về các làng bản, nhân dân địa phương trên tuyến điểm du lịch đã có kinh nghiệm tốt đảm bảo niềm tin gây cảm tình đối với du khách. Tuyến du lịch có thể tổ chức dài từ 4-5 ngày đối với toàn tuyến, có thể tuỳ theo yêu cầu của du khách mà có

thể phân thành một tuyến nhất định. Điều đáng mừng là những năm gần đây nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã hưởng ứng tích cực loại hình DLST. Loại hình du lịch này bước đầu đã được chú ý đầu tư để thu hút nhiều khách tham quan; đồng thời, hình thành và phát huy chất lượng phục vụ của các tour du lịch làm cho du khách thấy thoải mái, chủ động. Sở Du lịch tỉnh Hà Tây đã mở thêm các tour DLST vườn lồng ghép các tour du lịch làng nghề như vườn sinh thái ở Chương Mỹ, ở Thường Tín, khu DLST Song Phương, trang trại sinh thái Vân Canh ở Hoài Đức, vườn Ngọc Nhị ở Ba Vì... Ở Khánh Hoà cũng mở các tour du lịch mới đưa du khách đến khu vực Đầm Môn, bãi tắm Xuân Đừng ở vịnh Văn Phong v.v... các du khách bơi thuyền trên vịnh, thăm một số bãi biển trên vịnh, thăm làng nghề Hà Đằng từ nhiều năm còn cách biệt với đất liền, thưởng ngoạn Dốc Lết, tắm suối nước nóng Tháp Bà... Huyện Sa Pa nằm sâu trong rìa Tây Nam, là huyện từ khi ra đời được coi là vùng khí hậu ôn đới đặc biệt của Việt Nam. Đây là điểm DLST rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ cần phải kể đến tiểu vùng (hoặc khu vực) du lịch Cần Thơ có các yếu tố sinh thái đặc trưng mà các tỉnh trong vùng này khó hội đủ. Tỉnh này là vùng đất màu mỡ của Đồng bằng sông Cửu Long, nên ngày từ thời còn thuộc Pháp người dân Nam Bộ đã mệnh danh Cần Thơ là Tây Đô. Ở đây chính quyền thực dân đã bố trí đầy đủ quyền lực để củng cố địa vị độc tôn của họ về mặt chính trị-hành chính; còn về kinh tế xã hội cũng sớm phát triển. Là tâm điểm thu hút nhà buôn, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà văn hoá do các yếu tố sinh thái đa dạng của Cần Thơ vốn sẵn ưu thế về địa lý, giao thông, về thương mại, cả về du lịch nữa. Riêng về địa lý tự nhiên ở đây là hàng trăm dòng kênh, dòng rạch trên hàng ngàn km chằng chịt bồi đắp phù sa màu mỡ của sông Hậu cho các cánh đồng, đảm bảo năng suất cây lúa của miền Nam. Các khu vườn cây trái theo mùa vụ trĩu quả, đậm đà hương vị riêng biệt như bưởi, ổi, chôm chôm, quýt đường, cam sành, sầu riêng, xoài cát, đu đủ, măng cụt, mận, nhãn... Cùng các khu vườn nhà của các hộ dân cư nông trường Sông Hậu trên diện tích 7000 ha vừa gieo trồng các giống lúa mới đạt năng suất cao, có chất lượng, các dòng rạch với hai

bờ xanh cây bạch đàn và các loại cây ăn quả về mô hình kinh tế sinh thái độc đáo “ Ruộng , vườn, ao, chuồng” tiêu biểu... Sự hấp dẫn về DLST của vung Cần Thơ làm cho du khách trong các tour du lịch cùng với việc tham quan các yếu tố kinh tế xã hội đa dạng phong phú đã tăng liên tục từ năm 2000 góp phần vào số doanh thu của ngành du lịch của Việt Nam.

Từ năm 2002 ở Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu đón khách đến nghỉ mát ở khu du lịch thuộc xã Nhân Đức trên diện tích rộng đến 180 ha gồm 3 khu vực: một khu du lịch 25 ha gồm nhà lưu niệm, vườn hoa, khu vui chơi trên nước, khu các bộ tộc Bana, Chơ Ro, Mường, khu nhà hàng v.v... khu thứ 2 có các trại gia cầm, trại cá gồm 19 ao với diện tích khoảng 20.000 m2 nuôi trên 1.000.000 vịt anh đào, có diện tích riêng nuôi cá rô phi, cá chép... Khu

thứ 3 rộng trên 100ha trồng thuần cây giống nhập từ Đài Loan là cây Ma-li-ba-lu có gốc từ Nam Mỹ được mệnh danh là cây phát tài để xuất khẩu. Khu này do Công ty TNHH Phô-ta-cô đầu tư vốn đến 100 triệu USD. Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư loại hình DLST trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, trong đó có quy hoạch tổng thể phát triển DLST Cần Giờ, chuẩn bị xây dựng một cầu cảng du lịch tại Bình Thụng ở quận 7 để phát triển du lịch bằng đường biển và đường sông, tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển DLST ở khu vực Tây-Bắc thành phố cùng với dự án hình thành khu phố văn hoá-dịch vụ-du lịch người Hoa ở quận

5. Đồng thời, trong kế hoạch 2001-2010 nhằm phát triển loại hình DLST - mô hình rất cần thiết, các nhà quản lý du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh còn liên kết mật thiết với một số tỉnh như Quảng Nam, Bình Thuận, Tây Nguyên... để thu hút du khách thực hiện các tour DLST. Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 19 km về phía Bắc thuộc phường Tân Phú ở quận 9, Khu du lịch Suối Tiên có diện tích khoảng 100 ha từ năm 1999 đã trở thành một điểm hẹn du lịch mới ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Vốn là một nơi hoang dã có một dòng suối nhỏ chảy qua từ nhiều năm trước cho đến mãi cuối năm 1995 các nhà quản lý của Công ty xuất nhập khẩu lâm sản, mỹ nghệ, thương mại và du lịch Suối Tiên về phát triển du lịch nên đã thống nhất mạnh dạn hợp tác đầu tư thành điểm DLST [22].

1.2.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở các khu vực ngoài nước [22]

- Trong thời gian gần đây, ngành du lịch có những bước nhảy vọt, đặc biệt trong loại hình DLST và đem lại nguồn thu đáng kể cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào không được thiên nhiên ban cho biển xanh cát trắng hay những hang động kỳ bí. Song bù lại, “Đất nước Triệu voi” lại được thừa hưởng những di sản văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Giới chức du lịch Lào đang nỗ lực phát triển các dự án xây dựng các công viên tầm cỡ quốc gia tại các khu vực miền núi hẻo lánh nhằm đưa “Đất nước Triệu voi” trở thành nơi DLST hàng đầu trong khu vực. Công viên quốc gia rộng gần 220.000 hécta tại khu vực bảo tồn thiên nhiên Nam Ha thuộc tỉnh Luang Namtha là một trong những công trình thí điểm đầu tiên của Chính phủ Lào đã đi vào hoạt động và cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên. Tại đây, du khách không những được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt đời thường của cộng đồng người thiểu số Akha, mà còn được chiêm ngưỡng cuộc sống tự nhiên của các loài động vật hoang dã như voi, vượn, hổ, báo... Theo Tổng cục Du lịch Lào, lượng khách quốc tế đến “Đất nước Triệu voi” năm 2009 đạt 2 triệu lượt, tăng 400 lần so với con số ít ỏi 5.000 người của năm 1991. Trong năm 2010, lượng du khách quốc tế tới Luang Namtha đạt 250.000 lượt, tăng mạnh so với

20.000 lượt của năm 1999. Đây được coi là thành quả của quốc gia Đông Nam Á này sau nhiều năm lên kế hoạch cho các dự án du lịch xanh nhằm thu hút du khách nước ngoài trong khi vẫn bảo tồn được các di sản văn hóa. Ông Steven Schipani, cố vấn của Liên hợp quốc phụ trách dự án DLST ở Nam Ha, cho biết sau khi bắt đầu mở rộng cửa đón du khách quốc tế vào những năm 1990, kinh tế Lào đã tăng trưởng vượt bậc và tạo được thêm nhiều việc làm cho người dân bản địa. Chuyên gia Adrian Schuhbeck của một công ty du lịch Đức tại tỉnh Luang Namtha cho biết trước đây, khách du lịch tới Namtha chủ yếu là “Tây ba lô”, chỉ ghé qua vùng này khi kết hợp đến thăm các vùng lân cận. Tuy nhiên, ngày nay, ngày càng có nhiều du khách tới qua đêm tại đây và điều này thực sự mang lợi nhuận cho người dân địa phương.

Nhờ vào Công viên quốc gia Nam Hà - dự án hợp tác với Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) từ năm 1999, nhiều người dân trong vùng đã ký được hợp đồng với các công ty lữ hành địa phương trong việc cung cấp hướng dẫn viên bản địa, cho du khách nghỉ qua đêm và thưởng thức các món ăn dân dã địa phương. Theo Chittaphong Chanthakhoune - một nhân viên công ty du lịch địa phương, với mỗi đoàn khách tối đa 8 người trong tour leo núi 2 ngày, người dân bản xứ có thể kiếm được ít nhất 135 USD, tương đương 1/3 tiền vé của nhóm du khách trên. Hiện hàng trăm dự án phát triển du lịch xanh tương tự đang được triển khai ở “Đất nước Triệu voi”. Tuy nhiên, nếu không được quản lý chặt chẽ, loại hình du lịch này có thể gây ra những tác động tiêu cực. Bên cạnh những lợi nhuận đáng kể do ngành du lịch mang lại, giới chức Lào cũng đang vất vả kiểm soát sự bùng nổ nhanh chóng của “ngành công nghiệp không khói” cũng như tránh tình cảnh xe buýt xếp hàng dài chờ đón khách và các loại khách sạn, nhà nghỉ ngày càng mọc lên như nấm, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân địa phương.

- Trong một hai thập kỷ gần đây, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ hệ thống luật pháp tới ý thức và hành động của người dân. DLST tại Nhật Bản phát triển trong những năm gần đây và ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. DLST cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của Chính phủ Nhật Bản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

DLST của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Bộ Môi trường tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển DLST ở đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Bộ Môi trường tham gia vào Liên minh Di sản Thế giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về DLST ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm 1994, Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về DLST”. Sau sự ra đời của một số Hiệp hội DLST tại một số địa phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc tiến DLST Nhật Bản

năm 1998. Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển DLST tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội đồng bao gồm cả những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (các Bộ Môi trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch; Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, các hiệp hội du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực DLST. Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản.

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài

1.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn:

1.2.2.1.1 Nguồn thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua dữ liệu thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh Tiền Giang, Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang. Bên cạnh đó, dữ liệu cũng được thu thập từ nghiên cứu trước đây, bài báo, trang web của Tổ chức Du lịch Thế giới, Liên hợp quốc, Tổng cục Du lịch Việt Nam.

1.2.2.1.2 Nguồn sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các cuộc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với khách du lịch trong nước và nước ngoài, những người đang đi tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” do Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang tổ chức.

Đối tượng phỏng vấn: để đạt được mục tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ tour “sinh thái, sông nước miệt vườn”, trong phạm vi đề tài này sẽ tập trung vào 2 nhóm đối tượng khách, đó là khách quốc tế và khách trong nước.

Địa điểm khảo sát: liên hệ với các hướng dẫn viên và phân phát phiếu khảo sát cho du khách quốc tế và nội địa trong hoạt động cuối cùng trước khi kết thúc tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” do Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang tổ chức.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 26/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí