Biểu Đồ Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Tiền Giang Giai Đoạn 2007 - 2012‌

2.3.3. Doanh thu du lịch


Tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh Tiền Giang được xác định từ 2 nguồn chính. Một là từ các khu du lịch và hai là từ các cơ sở kinh doanh du lịch. Trong đó, doanh thu từ các cơ sở kinh doanh du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu.

Bảng 2.5 Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2007 – 2012

(đơn vị: Tỷ đồng)

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

TỔNG DOANH THU

132.037

144.195

184.965

211.092

237.164

278.601

Lữ hành

26.444

26.868

32.806

35.215

40.854

105.626

Khách sạn

10.480

15.798

24.065

32.101

36.524

40.543

Ăn uống

53.615

55.926

85.692

97.902

110.508

85.213

Vận chuyển

672

860

998

1.131

3.257

1.450

Dịch vụ khác

40.826

44.743

41.404

44.743

46.021

45.769

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 6


(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Tiền Giang)

Theo bảng số liệu của Sở VHTT và Du Lịch tỉnh Tiền Giang cung cấp, tổng doanh thu của du lịch tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua tăng liên tục qua các năm. Tổng doanh thu từ du lịch năm 2012 đạt 278.601 tỷ đồng, tăng bình quân 19,80%. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ lữ hành là 105.626 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 38% tổng doanh thu du lịch. Còn lại thuộc các lĩnh vực dịch vụ khách cũng có xu hướng tăng liên tục.

30Đ0ơ.n0v00: Tỷ đồng

250.000


200.000


184.965


211.092 237.164


278,601

150.000 132.037 144.195


100.000


50.000


0

2007 2008 2009 2010 2011 2012


Năm

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ doanh thu du lịch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2007 - 2012‌

2.3.4. Đầu tư phát triển du lịch‌


Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh trong thời gian qua, cũng như khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh. Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang đã tăng cường công tác qui hoạch đầu tư, xây dựng CSHT du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch, góp phần thu hút khách du lịch đến Tiền Giang ngày càng tăng. Kết quả đã thực hiện một số dự án như sau:

Khu du lịch sinh thái Cù lao Thới Sơn - TP Mỹ Tho:

Do đặc thù vùng sông nước nên trong thời gian qua các doanh nghiệp du lịch chủ yếu liên kết các hộ nhà vườn đầu tư để khai thác trên 4 điểm du lịch ở cù lao Thới Sơn (điểm du lịch Thới Sơn 1, Thới Sơn 3, Thới Sơn 4 và Thới Sơn 5). Tỉnh cũng đã Quy hoạch phát triển du lịch trên cù lao có qui mô 77 ha, bao gồm 7 khu du lịch chuyên đề mang tính riêng biệt và phân bố tương đối đều khắp trên địa bàn xã.

Hiện nay Cty Cổ phần Du lịch Tiền Giang đang triển khai xây dựng Khu du lịch sinh thái – nghĩ dưỡng với với quy mô 13,6 ha. Cty đã được cấp phép xây dựng 13 hạng mục; đang thẩm định lại giá trị đầu tư và mời Cty Tư vấn hiệu chỉnh thiết kế để tiếp tục xây dựng các công trình, dự kiến khởi công lại vào quý I/2012. Đồng thời, Sở VHTT&DL đã trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt dự án Khu Đón tiếp đường bộ với qui mô 2,5 ha nằm trong Quy hoạch phát triển du lịch Cù lao Thới Sơn. Còn các khu chuyên đề khác là đất của nhân dân nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư.

Khu du lịch sinh thái biển Tân Thành - huyện Gò Công Đông:

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch đã đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng bờ kè chắn sóng, cầu dẫn ra biển, bãi đỗ xe, trung tâm thông tin du lịch,…với kinh phí 11 tỷ đồng.

Khu du lịch được quy hoạch với qui mô 80,36 ha, trong đó Cty Cổ phần Du lịch Tiền Giang đang khai thác sử dụng với quy mô 4 ha, Cty TNHH Vạn Bình An đã được tỉnh giao đất 11,7 ha. Công ty CP Du lịch Tiền Giang và Cty TNHH Vạn Bình An đang triển khai xây dựng bờ kè chắn sóng, mở rộng qui mô, xây dựng nhà hàng, nhà nghỉ mát, đa dạng các loại hình vui chơi giải trí trên biển,…, đồng thời tỉnh cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư khu

đất còn lại (khoảng trên 65 ha) Cty Cổ phần Tư vấn - Thương mại Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh khu đô thị - du lịch sinh thái Hàng Dương (theo Công văn số 2549/UBND-CN ngày 07/6/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang).

Ngoài ra, dự án Khu Du lịch sinh thái Cồn Ngang, huyện Tân Phú Đông đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Cty Cổ phần Thương mại Kinh Thành với quy mô diện tích 150,7 ha, đầu tư xây dựng các hạng mục sinh thái biển, các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng,...phục vụ khách du lịch nội địa, quốc tế. Hiện nhà đầu tư đã quy hoạch chi tiết 1/500 và tỉnh đang xem xét cho thuê đất.

Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười - huyện Tân Phước:

Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được quy hoạch với qui mô 100 ha rừng tràm (trong vùng đệm 1.800 ha). Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường dẫn vào khu du lịch sinh thái, bãi đậu xe, cầu tàu, nhà chờ,…với tổng vốn đầu tư khoảng 6,5 tỷ đồng và đang kêu gọi đầu tư khai thác du lịch vào khu vực này.

Khu du lịch huyện Cái Bè:

Quy hoạch phát triển du lịch vườn cây ăn trái gắn chợ nổi Cái Bè, các ngôi nhà cổ và làng nghề truyền thống xã Đông Hòa Hiệp. Các doanh nghiệp du lịch đã liên kết các hộ nhà vườn để đầu tư khai thác các điểm du lịch; tổ chức JICA của Nhật Bản cũng đã hỗ trợ trùng tu tôn tạo 1 ngôi nhà cổ theo kiến trúc Nam bộ với kinh phí trên 1,7 tỷ đồng để phục vụ du lịch kết hợp dịch vụ cho khách du lịch nghỉ đêm (Homestay).

- Khu Resort Mekong Lodge với qui mô 0,8 ha hoàn thành và đưa vào phục vụ, đã thu hút khách du lịch quốc tế đến với Cái Bè.

- Cty CP TMDV Cái Bè xây dựng Khu Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng (Mini Boutique Mekong), với qui mô 6,5 ha. Đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, nghỉ mát, giải trí,… đưa vào phục vụ du lịch vào tháng 10/2011. Kết hợp với chợ nổi Cái Bè, các làng nghề truyền thống, sẽ hình thành nên tour du lịch thu hút khách nghỉ đêm tại Cái Bè.

Hiện nay, tại Cái Bè có nhiều du thuyền phục vụ khách nghỉ qua đêm trên sông nước và đưa du khách ngược sông Mekong đến Cần Thơ, An Giang, sang Campuchia và ngược lại.

2.3.5. Cơ sở phát triển loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”‌


2.3.5.1. Cơ sơ lưu trú

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng phục vụ du lịch ở Tiền Giang phát triển với tốc độ nhanh, bước đầu đã giải quyết được nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch. Tốc độ xây dựng nhanh chóng của các cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn tư nhân, các nhà vườn được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú đã nâng từ 45 khách sạn với 685 phòng vào năm 2005, đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh đã có 144 cơ sở lưu trú với 2.420 phòng. Trong đó có: 4 khách sạn 2 sao, 33 khách sạn 1 sao, 106 nhà nghỉ du lịch.

Đặc biệt trong những năm gần đây loại hình ngủ đêm ở nhà dân (Homestay) đã được triển khai đang có sức hút mạnh đối với khách du lịch quốc tế có nhu cầu tham quan, hoà nhập tìm hiểu cuộc sống người dân Nam bộ, nhất là ở các ngôi nhà cổ tại Cái Bè. Hiện nay, có 12 hộ dân có phòng cho khách du lịch nghỉ đêm (Homestay) tại nhà ở Đông Hòa Hiệp- Cái Bè, Vĩnh Kim-Châu Thành, Bình Ninh-Chợ Gạo và Thới Sơn-TP phố Mỹ Tho, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách về loại hình này.

Về nhà hàng phục vụ du lịch, hiện có 22 nhà hàng phục vụ các món ăn truyền thống địa phương, chủ yếu nằm ở TP. Mỹ Tho, dọc theo Quốc lộ 1A và các Khu, điểm du lịch.

2.3.5.2. Các điểm, hộ nhà vườn kinh doanh du lịch

Các doanh nghiệp du lịch đã liên kết với các hộ dân để khai thác phục vụ du lịch, đến nay đã có 14 điểm du lịch chính với 32 hộ nhà vườn kinh doanh các dịch vụ du lịch, bao gồm:

Cù lao Thới Sơn:

+ Có 4 điểm du lịch chính: điểm Thới Sơn 1 (Cty CP Du lịch Tiền Giang), Thới Sơn 3, Thới Sơn 4 và Thới Sơn 5.

+ Có 20 hộ nhà vườn, làm cốm - kẹo, nuôi ong mật, bán hàng thủ công mỹ nghệ,… cùng 2 tuyến đò chèo.

Khu du lịch Cái Bè:

+ Có 6 điểm du lịch chính, với 15 hộ kinh doanh các dịch vụ du lịch, bao gồm:

+ 3 hộ nhà vườn (nhà cổ - có dịch vụ nghỉ đêm tại nhà).

+ 12 hộ làm cốm - kẹo, bánh tráng, nuôi ong mật, bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ,….

Huyện Cai Lậy: Có 2 điểm, với 5 hộ nhà vườn.

Khu du lịch biển Tân Thành: Có 2 điểm du lịch chính: Tân Thành và Hàng Dương.

2.3.5.3. Phương tiện vận chuyển

Do đặc thù phát triển du lịch “miệt vườn – sông nước”, nên các doanh nghiệp chủ yếu phát triển các phương tiện vận chuyển đường thủy với: 322 thuyền máy (trong đó huyện Cái Bè có 60 chiếc), 307 đò chèo, 6 ca-nô và 1 tàu nhà hàng nổi.

Các phương tiện chủ yếu do nhân dân đầu tư và liên kết với các doanh nghiệp để khai thác du lịch. Riêng các phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ hiện do các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và trực tiếp hợp đồng với du khách để đi tham quan du lịch. Các phương tiện cũng đã liên kết vận chuyển khách du lịch sang các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Cần Thơ.

2.3.6. Một số điểm vườn du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”‌


2.3.6.1. Khu du lịch sinh thái Cù Lao Thới Sơn

Vị trí: Cù lao Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền

Giang.

Đặc điểm: Cù lao Thới Sơn là một vùng trồng nhiều cây ăn trái. Sự hấp dẫn, quyến

rũ của Thới Sơn ở chỗ đến mảnh đất này là lánh xa sự ồn ào, nhộn nhịp của phố phường.

Du khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp hay những cây thủy liễu (bần) ven rạch nghiêng mình chào đón du khách. Nếu muốn tản bộ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê, bạn có dịp ngồi nghỉ trong những nhà vườn uống trà mật ong thơm ngọt và nghe đàn ca tài tử. Ðêm Thới Sơn thật huyền diệu với trăng thanh, gió mát, sóng nước mênh mang. Du khách có thể ngồi thuyền lướt nhẹ trên sông ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm nghe giọng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.

Những ngôi nhà của người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, xưa cũ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ, mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên - Trừ - Mãn - Bình - Ðịnh - Chấp - Phá - Nguy - Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng... Xung quanh nhà là vườn cây cảnh với nhiều cây bonsai được trồng tỉa công phu. Ðến Thới Sơn, du khách có dịp tham quan quy trình làm kẹo dừa, bánh tráng bằng phương pháp thủ công, chọn mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, du khách có dịp

thưởng thức nhiều món đặc sản của vùng sông nước: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù...

Lượng du khách đến với Thới Sơn ngày càng tăng, đặc biệt là du khách nước ngoài. Thới Sơn thu hút được du khách là nhờ có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo,đa dạng, mới lạ, phong cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn là một trong nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở Tiền Giang.

2.3.6.2 Chợ nổi Cái Bè

Vị trí: Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.

Đặc điểm: Chợ Cái Bè là chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chợ diễn ra trên sông, họp suốt ngày đêm trên quy mô lớn. Hàng hoá rất đa dạng, phong phú.

Cái Bè là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với các loại trái cây ngon nổi tiếng như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường…

Khách du lịch đến với Cái Bè ngày một đông bởi thị trấn này có những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng bần mà nhìn xa ngỡ như một bức tranh thủy mặc. Cái Bè mang một vẻ đẹp thuần quê, thấm đẫm chất miệt vườn. Ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch đan xen nhau. Phương tiện giao thông ở Cái Bè hoàn toàn bằng đường thủy.

Chợ Cái Bè diễn ra trên sông, ghe thuyền đi lại như mắc cửi. Chợ họp suốt ngày đêm trên một quy mô lớn, có đủ các ghe thuyền từ miệt vườn xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Chính vì vậy mà hàng hóa ở chợ rất phong phú và đa dạng, từ hàng vái, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Khu vực buôn bán trái cây nằm ở vàm chợ nổi, dọc theo cù lao Tân Long, dài tới cả cây số. Ghe thuyền từ thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau tới để mua hàng. Ghe tam bản chở đầy trái cây: chôm chôm đỏ rực, xoài màu vàng ửng, sầu riêng thơm nồng, dưa hấu xanh tươi… từ sáng sớm đã được chở đến. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc khu chợ nổi đã nhộn nhịp như một thành phố nổi trên sông. Những chiếc xuồng nhỏ bán hàng rong như cơm, phở, hủ tiếu, đồ tạp hóa chạy luồn lách theo các mạn ghe, mạn tàu để bán hàng. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức ngay tô hủ tiếu nóng hổi, hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng…

Khu chợ nổi Cái Bè là trạm trung chuyển trái cây và các sản vật đi khắp mọi miền (sang cả Trung Quốc). Giá cả ở đây rẻ đến bất ngờ.

Khu vực bán các loại củ, quả chạy dài từ ngã ba Nhà Thờ đến cửa Vàm Long Hải. Khu này thường có loại ghe lớn có trọng tải từ 5-10 tấn từ các tỉnh khác chở hàng đặc sản từ tỉnh mình về đây bán rồi lại mua hàng ở đây chở về tỉnh mình.

Khu bán gạo, cám thì nằm riêng biệt ở một khúc sông. Nét độc đáo của chợ nổi là ghe thuyền bán thứ gì thì treo thứ ấy lên đầu ngọn sào để người mua biết, không phải rao mời.

Khi mặt trời khuất sau rặng cây phía xa xa thì cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn. Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa. Có những chiếc ghe treo những chiếc đèn lồng nho nhỏ ở trước mũi thuyền trông thật sinh động.

Đến với chợ nổi Cái Bè, du khách sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và khám phá nhiều điều mới lạ của chốn sông nước miền Tây.

2.3.6.3. Khu Du lịch sinh thái miệt vườn Cái Bè

Vị trí: Miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Đặc điểm: Được bao bọc bởi nhiều kênh rạch nên Cái Bè quanh năm như đắm mình trong phù sa màu mỡ của miền châu thổ.

Nhờ vậy, mảnh đất trù phú này đã tạo điều kiện để người dân trồng chuyên canh cây ăn trái cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất ĐBSCL mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách quốc tế. Đặc biệt, từ khi cầu Mỹ Thuận được khai thông. Cái Bè như gặp vận hội mới để phát triển du lịch sinh thái vườn.

Hiện nay, toàn huyện Cái Bè có gần 15.000ha vườn trồng cây ăn trái với nhiều chủng loại (chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang) như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép có nguồn gốc từ Cái Mơn (Bến Tre), bưởi Năm Roi, giống được đem về từ Bình Minh (Vĩnh Long), bưởi đường núm, bưởi đường hồng, bưởi da láng... Nhãn thì nhãn long, nhãn tiêu da bò cho hai vụ trái/năm, cam có nhiều loại, nhưng cam sành và cam mật là hai giống cam ngon nhất. Đặc biệt là các loại nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc, xoài bưởi, xoài thơm... và một số loại xoài ghép có mùi vị thật độc đáo như: xoài bưởi ghép, xoài sầu riêng ghép...

Ngoài ra, còn nhiều loại cây ăn quả khác như: sapôchê, ổi, táo, quýt, mít, mận, hồng đào... So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy

ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon. Tham quan Cái Bè, du khách được đi trong màu xanh dịu vợi của miệt vườn châu thổ Cửu Long. Người dân nơi đây hiền lành, chất phác, chân tình và hiếu khách…

Khu du lịch sinh thái vườn của bác Hai Cống (khu du lịch vườn tư nhân đầu tiên ở Cái Bè) nằm trong khuôn viên khá rộng với nhiều loại cây ăn trái, đặc biệt là xoài cát Hòa Lộc chính gốc đã nổi tiếng từ bao đời nay. Các loại cây kiểng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giàn hoa lan với nhiều chủng loại về giống và màu sắc thật đẹp mắt, khu nhà ăn dùng cho khách đoàn, khách gia đình, có hồ câu cá, có những phòng ngủ ấm áp; có võng để du khách nằm nghỉ ngơi… Tất cả đều được chủ nhân bố trí một cách hài hòa, sử dụng chất liệu gỗ, mây, tre, lá… tạo nên một bức tranh mang đậm nét đặc trưng của vườn quê sông nước.

Nhà vườn còn phục vụ các món ăn thuần túy Nam Bộ rất độc đáo như: cá tai tượng chiên xù, cá lóc rút xương dồn thịt cuốn bánh tráng, gà hầm sả ăn với rau mồng tơi, vịt nấu cháo ăn với rau muống, lẩu mắm cá hú với bông lục bình... hay những món ăn mang hương vị của thời khẩn hoang như cá lóc nướng trụi. Cháo cá lóc ăn với rau đắng... Các món ăn ở đây ngon, đậm đà, khung cảnh thật hữu tình. Khi đến tham quan những nhà vườn Cái Bè, được hòa mình vào nếp sinh hoạt của người dân nơi đây, du khách sẽ được thư giãn, hòa mình với thiên nhiên cảm nhận được tính cách, tâm lý của con người phương Nam để rồi sẽ có những cảm xúc và ấn tượng khó quên khi đã một lần đặt chân đến nơi này.

2.3.6.4. Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười - huyện Tân Phước

Nông trường khóm Tân Lập ở vùng Đồng Tháp Mười chính là thành quả lao động của những người nông dân cần mẫn trên mãnh đất chua phèn. Đến đây, du khách sẽ được hưởng hương vị đậm đà của sản vật Đồng Tháp Mười, thấy cảnh hoang sơ của những cánh rừng - địa danh đã đi vào lịch sử Việt Nam qua bao cuộc đấu tranh giữ nước.

2.3.6.5. Miệt vườn cù lao Tân Long

Nằm trên dòng sông Tiền thơ mộng, cù lao Tân Long thuộc phường Tân Long, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tân Long có diện tích tự nhiên là 272,7691 ha, với diện tích vườn cây là 51,3637ha. Nằm giữa bốn bề sông nước mênh mông, bao bọc xung quanh là những vườn cây ăn trái (nhiều nhất là cây Nhãn và vườn Dừa). Theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang, cù lao Tân Long nằm trong tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và sẽ gắn kết thành “tam giác du lịch” : TP.Mỹ Tho – cù lao Thới Sơn – cù lao Tân Long để trở thành trung tâm thu hút khách của Tiền Giang.

2.3.6.6. Miệt vườn cù lao Tân Phong

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí