Thể Hiện Doanh Thu Du Lịch Theo Giá Hiện Hành Ở Tiền Giang, Giai Đoạn 2005 – 2010.‌


sao, với diện tích rộng khoảng 7,5ha; tổng kinh phí xây dựng khoảng 60 tỷ đồng, dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 10 tháng 2011 với các mô hình du lịch như: Khách sạn lưu trú, nhà hàng, bar; đạp xe đạp, bơi thuyền, câu cá; biểu diễn ca nhạc dân tộc, đờn ca tài tử, chiếu phim... Dịch vụ du lịch đưa đón khách cả đường bộ lẫn đường thủy. Khu nghỉ dưỡng Mekong Village Resort hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng của du lịch Cái Bè.

Ngoài việc thiết kế các tour, tuyến tham quan du lịch mới, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch.

2.3.2. Doanh thu từ du lịch‌

Qua thực trạng khách du lịch đến Tiền Giang ngày càng tăng thì doanh thu cũng tăng lên rất nhanh. Điểm qua giai đoạn gần đây nhất là 2005 – 2010 (hình 2) cho thấy năm 2005 đạt 771.071 triệu đồng đến năm 2010 doanh thu tăng lên

1.493.113 triệu đồng, doanh thu tăng thêm trong 6 năm là 722.042 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 16,7% năm.

Biểu đồ 2.2. Thể hiện doanh thu du lịch theo giá hiện hành ở Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2010.‌

Nguồn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011 Ngành du lịch có 1

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011.


Ngành du lịch, có được doanh thu là nhờ vào các thành phần kinh tế tham gia hoạt động, từng bước xã hội hóa công tác du lịch. Nhờ công tác quản lý tốt cũng như đầu tư có chiều sâu, tạo được thương hiệu riêng, cho nên các thành phần kinh tế đạt những thành công nhất định. Trong giai đoạn 2000 – 2010, giai đoạn doanh thu từ các thành phần kinh tế tăng mạnh nhất là 2006 – 2009 trong 4 năm tăng thêm 17.619 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 25% năm. Trong giai đoạn này nhờ sự đầu tư và nắm bắt được thị trường khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch. Đồng thới xúc tiến quảng bá tùy theo mùa du lịch mà có một chiến lược phát triển riêng. Thông qua đó, khẳng định được vị thế của các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch để tạo được doanh thu cho mình, tạo thế vững chắc trong tương lai.

Bảng 2.5. Doanh thu của các cơ sở lưu trú ở Tiền Giang theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: triệu đồng


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

3.966

5.113

11.574

13.671

31.290

34.041

Nhà nước

2.801

3.961

5.203

4.409

8.010

8.987

Ngoài nhà nước

1.165

1.152

6.371

9.262

23.280

25.054

FDI

-

-

-

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.

Ngành du lịch Tiền Giang những năm gần đây, kêu gọi đầu tư vào các hạng mục, bằng các hình thức BO, BOT,...cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng cho thấy thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hầu như chưa có. Chủ yếu đầu tư phát triển du lịch tỉnh là thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước. Trong giai đoạn đầu 2000 – 2005 doanh thu từ thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể là năm 2000 chiếm tỷ trọng 71%, năm 2001 là 77,5%, năm 2005 là 45%. Tuy nhiên doanh thu từ thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn đầu nhưng đang có xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng thấy rõ. Cụ thể giai đoạn 2006 – 2010 có sự chuyển dịch giảm tỷ trọng doanh thu thành phần kinh tế nhà nước năm 2006 là 32,3% giảm 26% năm 2010, tăng tỷ trọng thành phần


kinh tế ngoài nhà nước năm 2006 là 67,7% tăng lên 74% năm 2010. Doanh thu cao từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước là nhờ sự thu hút đầu tư đúng hướng, phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước. Tiền Giang còn huy động mọi nguồn lực xã hội, không phỉ nhà nước đứng ra làm du lịch hết mà kêu gọi các thành phần kinh tế cùng tham gia trong các hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đều có sự đồng ý của chính quyền cũng như của ngành để các hoạt động này không ngừng phát huy hiệu quả.

Bảng 2.6. Doanh thu của các cơ sở lữ hành ở Tiền Giang theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: triệu đồng


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

10.852

15.342

20.646

19.276

26.571

34.871

Nhà nước

10.852

15.342

18.168

3.424

8.678

10.012

Ngoài nhà nước

-

-

2.478

15.852

17.893

24.859

FDI

-

-

-

-

-

-

Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục thống kê Tiền Giang.

Nếu tính chi tiết doanh thu của các thành phần kinh tế, thì ta thấy sự chêch lệch giữa doanh thu từ các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch và các hộ cá thể mà ở đây cụ thể là nhà trọ và quán ăn uống.

Bảng 2.7. Doanh thu của các hộ cá thể kinh doanh du lịch (nhà trọ, quán ăn uống), các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch theo giá hiện hành ở Tiền Giang,

giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: triệu đồng


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Các hộ cá thể

446.133

651.594

692.395

805.925

1.172.419

1.289.661

Các doanh

nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch


49.792


47.746


78.676


84.662


184.956


203.452

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011.


Các hoạt động kinh doanh của các hộ cá thể hầu như chiếm phần lớn doanh thu. Mặt khác, tốc độ tăng doanh thu của các hộ này rất nhanh và có tính bền vững cao. Năm 2000 là 446.133 triệu đồng đến 2005 tăng lên 692.395 triệu đồng, tăng thêm 246.262 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 16,7% năm. Năm 2006 là 805.925 đến năm 2010 tăng lên 1.289.661 triệu đồng, tăng thêm 483.736 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 20% năm. Trong khi đó, doanh thu từ các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch rất thấp, mặc dù có tăng đáng kể qua các năm. Nếu so sánh hai đối tượng trên thi ta thấy năm 2000 doanh thu các hộ cá thể gấp gần 9 lần, năm 2005 doanh thu 13,6 lần, năm 2010 doanh thu 6,3 lần doanh thu của các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch. Điều này, cho thấy kinh doanh theo các phòng trọ, quán ăn sẽ là lựa chọn theo thị hiếu của khách du lịch. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho các loại hình này phát triển trên các tuyến, điểm du lịch của tỉnh. Đồng thời kêu gọi cộng đồng các địa bàn dân cư cùng tham gia làm du lịch, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bảng 2.8. Mức chi tiêu trong ngày của khách du lịch qua các năm


Năm

Đơn vị

2000

2003

2005

2010

Khách quốc tế

USD

8

10.3

8

14

Khách nội địa

Nghìn

70

90

100

150

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011.

Mức chi tiêu của khách du lịch trong ngày của khách quốc tế tăng, giảm không đồng đều. Giai đoạn 2000 – 2003 chi tiêu tăng (3.3 USD/ngày), giai đoạn 2003 – 2005 giảm xuống (3.3 USD/ngày), nhưng đến giai đoạn 2005 – 2010 lại tăng lên (6 USD/ngày). Điều này cho thấy khách du lịch quốc tế chi tiêu có mức độ không ổn định. Một phần do du khách quốc tế ngại mua hàng hay ăn uống, các hộ kinh doanh thường thấy khách quốc tế hay chặt chém nên ảnh hưởng đến mức sinh hoạt của du khách. Ngược lại, khách nội địa có mức chi tiêu tăng liên tục, giai đoạn tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005 – 2010 tăng (50 nghìn đồng/ngày). Cho thấy khách nội địa có mức chi tiêu ổn định, không ngại chi tiêu mỗi khi đi du lịch ở Tiền Giang. Các cơ sở phục vụ không bán giá lên đối với khách nội địa, đa phần tâm lý


chung muốn bán giá cao đối với khách quốc tế. Đây là một tâm lý vô cùng có hại đến ngành du lịch tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Nếu để tình trạng này xảy ra thường xuyên không cơ chế quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cũng như hoạt động du lịch Tiền Giang.

2.3.3. Cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật‌

Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng để phục vụ, cũng như phát triển du lịch. Trong những năm gần đây các sở này tỉnh Tiền Giang đầu tư phát triển, có chiến lược đầu tư cho từng giai đoạn để từng bước phù hợp với tình hình mới, đúng tầm với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không riêng gì, ngành du lịch cũng có chiến lược phát triển để theo xu hướng chung của tỉnh. Gần đây hầu như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đều đặt trọng tâm phát triển vào 3 khu vực, trong đó khu vực dịch vụ được chú trọng nhiều nhất.

Bảng 2.9. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có phục vụ du lịch ở Tiền Giang,

giai đoạn 2000 – 2010


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Khách sạn (cái)

11

14

22

24

31

34

Nhà hàng (cái)

26

27

31

32

37

39

Cửa hàng (cái)

12

16

21

22

27

29

Quán ăn, nhà trọ

(cái)

4.939

4.826

6.874

7.011

7.347

7.481

Xe (chiếc)

143

157

206

256

274

282

Ghe (chiếc)

81

118

206

212

232

240

Du thuyền

(chiếc)

-

-

4

5

-

7

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011.

Các cơ sở vật chất kỹ thuật tuy có sự tăng về số lượng qua các năm nhưng nhìn chung chưa nhiều so với đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong các loại hình kinh doanh từ cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó quán ăn, nhà trọ chiếm số lượng nhiều nhất và tăng rất nhanh. Năm 2000 có 4.939 cái đến năm 2010 tăng lên 7.481 cái,


tăng thêm 2.542 cái. Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010, hiện nay có 1 khách sạn 2 sao, 13 khách sạn 1 sao, các khách sạn còn lại đều đạt chuẩn.

Các khách sạn của tỉnh đều tập trung tại thành phố Mỹ Tho. Còn lại một số ít tập trung thị xã Gò Công và huyện Cái Bè. Các doanh nghiệp nhà nước tập trung đầu tư xây mới và nâng cấp các khách sạn lớn như khách sạn Chương Dương, Sông Tiền ,Công Đoàn,…khu vực tư nhân cũng tham gia đầu tư xây dựng mới các khách sạn tương đối khá như khách sạn Rạng Đông, Yến Ngân, Yến Nga, Thanh Tân,…..

Các nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế tốt bao gồm: Trung Lương, Sông Tiền, Thới Sơn (thuộc Công ty Du lịch), Bách Tùng Viên, Ngọc Gia Trang, Thành Minh (tư nhân), Nhà hàng Chương Dương (thuộc Công ty Dịch vụ Chương Dương). Đặc biệt nhà hàng Trung Lương thu hút lượng khách quốc tế lớn nhất gần 80% số lượng thực khách quốc tế. Đối với nhà hàng khu du lịch Thới Sơn lượng khách tăng nhờ cảnh quan đẹp, sinh thái miệt vườn và các dịch vụ khác.

Hiện nay, chưa có nhà hàng đặc sản đúng nghĩa với những món ăn Việt Nam, đặc biệt truyền thống dân gian nam bộ và Mỹ Tho. Các tay nghề đầu bếp chưa khai thác, phát huy các món ăn dân tộc, dân dã vùng nông thôn Nam bộ. Bên cạnh các nhà hàng lớn còn có các quán ăn trải đều trên toàn tỉnh đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách du lịch khi đến tham quan Tiền Giang.

Hiện, một số dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã và đang được triển khai tích cực. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch biển Tân Thành được sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, Công ty Du lịch đang triển khai thực hiện việc mở rộng quy mô, xây dựng nhà hàng trên biển, đa dạng các loại hình vui chơi, giải trí trên biển. Địa phương cũng đang có hướng xây dựng khu du lịch biển Tân Thành thành điểm du lịch đón khách từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn cũng được chú ý đó là khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Nơi đây có hiện có hệ sinh thái vùng ngập phèn khá độc đáo với các loại đặc trưng như: tràm gió, sen, súng, lác, trăn, rùa, rắn, cò, le le…Hiện khu vực này đã được đầu tư khoảng 4 tỷ đồng để duy trì và phát triển các


loại động thực vật quý mang tính đặc thù của vùng sinh thái ngập phèn. Khu vực này sẽ được xây dựng thành điểm tham quan nghỉ dưỡng trong tương lai và để thu hút các nhà đầu tư, các công ty lữ hành, địa phương sẽ cho triển khai xây dựng đường vào khu du lịch với kinh phí 22,047 tỷ đồng.

Là vùng có những lợi thế về du lịch miệt vườn, du lịch trên sông nước, cuối năm 2007 dự án Bến tàu du lịch TP.Mỹ Tho đã được triển khai và đã đưa vào sử dụng. Dự án hoạt động đã tập trung của các phương tiện đưa đón khách tham quan du lịch sông nước trên tuyến sông Tiền. Dự án có kinh phí là 25,132 tỷ đồng với những hạng mục như: trung tâm điều hành du lịch, sảnh đón, nhà trưng bày, khu bán hàng lưu niệm, cầu tàu, bãi đỗ xe, sân đường nội bộ, hệ thống cây xanh.

Cùng với các dự án tập trung vào sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất (hệ thống cầu, đường…) thì địa phương còn chú trọng tới việc xây dựng các dự án cải thiện môi trường, xử lý rác thải; xây dựng các chương trình hội thảo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về du lịch, làm du lịch và khai thác giá trị du lịch Do đặc thù phát triển chủ yếu du lịch sông nước miệt vườn nên các doanh nghiệp chủ yếu phát triển các phương tiện vận chuyển đường thủy còn phương tiện đường bộ chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và trực tiếp hợp đồng với người dân đi du lịch các tỉnh với số lượng xe các loại 282

chiếc, ghe thuyền 247 chiếc phần nào đáp ứng được nhu cầu thuê để đi tham quan.

Riêng các phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ hiện do các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và trực tiếp hợp đồng với du khách để đi tham quan du lịch. Các phương tiện cũng đã liên kết vận chuyển khách du lịch sang các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Cần Thơ.

2.3.4. Vốn du lịch‌

Nhằm nâng chất lượng dịch vụ du lịch, phát huy thời cơ có thêm cầu Rạch Miễu nối hai bờ Tiền Giang và Bến Tre, tỉnh Tiền Giang đang đầu tư trên 64 tỉ đồng tương đương trên 3,8 triệu USD từ nguồn vốn ADB trong khuôn khổ Dự án phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong (gọi tắt là dự án Mekong) để kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng nhu cầu về du lịch sinh thái miệt vườn trong giai đoạn mới.


Từ nguồn vốn trên, tỉnh tập trung cho hai công trình trọng điểm là Bến tàu thủy du lịch Thành phố Mỹ Tho và Dự án cải thiện môi trường Thành phố Mỹ Tho. Trong đó, Bến tàu thủy du lịch tọa lạc trên diện tích 1,18 ha tại Phường 1 (TP. Mỹ Tho) ven sông Tiền với kinh phí trên 25,1 tỉ đồng bao gồm nhiều hạng mục công trình như: bờ kè, cầu tàu, bến phao, sân nội bộ, bãi đỗ xe và nhiều thiết bị nội thất hiện đại khác. Dự án cải thiện môi trường Thành phố Mỹ Tho có tổng vốn gần 39 tỉ đồng được triển khai tại xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, nơi có bãi đổ rác của Thành phố Mỹ Tho và các huyện lân cận. Dự án được triển khai trên diện tích gần 84 ha gồm những hạng mục chính như làm nhà vệ sinh di động, 300 thùng chứa rác, nhà điều hành, các hố chôn lấp rác thải hợp vệ sinh và bảo đảm môi sinh môi trường...

Bảng 2.10. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ du lịch Tiền Giang,

giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: triệu đồng


Năm

2000

2001

2005

2006

2009

2010

Tổng số

3.385

8.230

63.034

121.870

218.372

320.364

Xây dựng mới

2.324

6.346

61.014

121.640

217.902

317.574

Sửa chữa - nâng

cấp

1.061

1.884

2.020

230

470

2.790

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang năm 2011.

Với nguồn vốn hiện có, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng mới vào các cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật sẽ hứa hẹn có những thành công mới. Bởi lẽ, khi xây dựng mới sẽ tạo ra một môi trường và chất lượng phục vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng mới của khách du lịch. Ngoài ra, còn tạo thêm sự khác biệt về sản phẩm du lịch, tránh sự trùng lắp so với các địa phương trong vùng ngày làm cho du khách nhàm chán. Tuy nhiên, các cơ sở hiện có đang có chiều hướng xuống cấp thì phải có kế hoạch sửa chữa kịp thời tạo ra sức cạnh tranh và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, từ đó tạo đà cho các công trình mới được mộc lên một cách vững chắc.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023