Các Khái Niệm Về Chất Lượng Tour Du Lịch [10, 252]

máy bay và các phương tiện vận chuyển, môi giới, bán bảo hiểm, đăng ký nơi ở, đặt phòng, bán tour trọn gói tour, tư vấn du lịch, v.v… Trong một số trường hợp, các nhà điều hành du lịch cũng có thể cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua các công ty du lịch.

- Các sản phẩm khác:

Bốn sản phẩm quan trọng khác của các nhà điều hành tour du lịch là dịch vụ cho các cuộc họp, hội nghị, triển lãm, và các dịch vụ khác. Du lịch khen thưởng khuyến khích là một loại đặc biệt của tour trọn gói được tổ chức theo yêu cầu của công ty. Đặc điểm chính của du lịch khuyến khích là chất lượng tốt nhất, dịch vụ đặc biệt và giá cao. Trong những thập kỷ gần đây, hội nghị, hội thảo du lịch đóng một vai trò rất quan trọng đối với các nhà tổ chức tour du lịch vì số lượng hội thảo, hội nghị đã tăng lên nhanh chóng. Đặc điểm cơ bản của hội nghị hội thảo du lịch là số lượng khách hàng lớn, đòi hỏi sự phối hợp để các nhà tổ chức tour có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ với chất lượng cao nhất.

Trong số các sản phẩm nêu trên, tour trọn gói là sản phẩm điển hình và cũng là sản phẩm chính của các nhà tổ chức tour [10, 254].

1.1.3.3 Đánh giá sản phẩm du lịch [10, 254-258]

Bằng cách áp dụng các phương pháp phân tích dựa trên các giai đoạn thực

hiện sản phẩm du lịch, chất lượng du lịch được xác định bởi hai cấp độ chính:

Chất lượng thiết kế: sự liên quan giữa chương trình và dịch vụ du lịch cho đối với nhu cầu của khách du lịch. Khách có các nhu cầu khác nhau nên đòi hỏi các chương trình và dịch vụ phải có tính độc đáo. Các chương trình du lịch phải do các chuyên gia giàu kinh nghiệm thiết kế. Một số tiêu chí để đánh giá chất lượng thiết kế như sau: Sự hài hòa, hợp lý và an toàn của lịch trình: hành trình, các điểm tham quan và các dịch vụ khác phù hợp với mục đích và động cơ của chuyến đi; tính hấp dẫn và tài nguyên du lịch độc đáo trong chương trình, uy tín và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch; giá bán tour.

Chất lượng hoạt động: Một trong những chương trình du lịch được thiết

kế tốt nhất lại mang đến một kết quả tồi tệ nhất. Hiện tượng này không phổ biến,

nhưng không phải là hiếm trong kinh doanh du lịch. Lý do chính là các nhà tổ chức tour du lịch gặp khó khăn trong việc duy trì, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã được xây dựng trong quá trình thiết kế. Công ty lữ hành là nhà cung cấp, tuy nhiên, tour du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân các công ty lữ hành không thể kiểm soát. Yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các tour du lịch. Một kỳ nghỉ trên bãi biển sẽ không hấp dẫn nếu trời mưa liên tục hoặc trong mùa cao điểm nhân viên đặt phòng khách sạn không thể đưa ra cam kết giữ phòng cho công ty lữ hành.

Các khía cạnh cơ bản để đánh giá chất lượng hoạt động bao gồm: quá trình đặt phòng, chất lượng hướng dẫn viên, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được cung cấp trong các tour du lịch, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, chăm sóc và quản lý của các nhà lãnh đạo công ty du lịch, sự hài lòng của khách du lịch.

Chất lượng sản phẩm du lịch có thể được chia thành hai nhóm cơ bản:

- Chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ của các công ty lữ hành, chẳng hạn như: thiết kế tour du lịch, hướng dẫn, quản lý tour du lịch, dịch vụ đặt phòng trực tiếp do các công ty lữ hành cung cấp.

- Chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung ứng khác (không phải do công ty lữ hành). Các công ty lữ hành có thể có một mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, nhưng điều này làm cho khả năng cải thiện hoặc hoàn hảo các dịch vụ của các nhà cung cấp.

1.1.3.4 Các khái niệm về chất lượng tour du lịch [10, 252]

Có rất nhiều định nghĩa về chất lượng tour du lịch dựa trên quan điểm của mỗi tác giả, quan điểm của khách hàng và quan điểm của các công ty lữ hành. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, dựa trên quan điểm của khách hàng thì chất lượng tour du lịch là phù hợp với các yêu cầu của khách hàng Đây là mức độ hài lòng về tour du lịch cụ thể đối với một động cơ thúc đẩy du lịch cụ thể. Nó là một biểu hiện của sự hài lòng của khách hàng khi tham gia chương trình.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, dựa trên quan điểm của công ty lữ hành thì chất lượng tour du lịch là sự liên quan giữa các đặc điểm thiết kế so với chức năng của nó, cách thức tổ chức tour du lịch và mức độ mà tour du lịch thực thực tế đạt được so với tour du lịch được thiết kế

Từ hai quan điểm trên, hai nhà nghiên cứu có thể xác định chất lượng tour du lịch như sau: chất lượng tour du lịch là tổng hợp của các yếu tố điển hình của các tour du lịch mà thể hiện sự hài lòng đối với nhu cầu của khách du lịch.

1.1.3.5 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tour du lịch

Để đánh giá chất lượng tổng thể của tour du lịch, rất cần thiết để hình thành một hệ thống các tiêu chí giúp thu thập thông tin với độ chính xác cao, dễ dàng, đóng góp có hiệu quả các yêu cầu của chương trình quản lý chất lượng của tất cả các công ty lữ hành và trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Một tiêu chí là tiêu chuẩn hay nguyên tắc để đánh giá chất lượng.

Theo Bowie và Chang (2005), hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tour du lịch là một tập hợp các thuộc tính quan trọng của các thành phần chính liên quan đến việc tạo ra và tổ chức các chương trình liên quan đến tổng thể và khả năng tương thích với kỳ vọng của khách hàng tại thị trường mục tiêu. Các thành phần chính bao gồm: công ty lữ hành, các công ty vận tải, nhà cung cấp cơ sở lưu trú, nhà cung cấp dịch vụ ăn uống, công ty giải trí, các điểm du lịch, cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công cộng. Kỳ vọng của khách du lịch vào tour du lịch bao gồm: sự tiện lợi, thoải mái, vệ sinh, lịch sự, chu đáo và an toàn.

1.1.4 Cơ sở lý luận chung về du lịch sinh thái, nông thôn, miệt vườn

1.1.4.1 Khái niệm du lịch sinh thái

Năm 1987, Hector Ceballos – Lascurain đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [9].

Năm 1991, Tổ chức du lịch Sinh thái Quốc tế có khái niệm: “DLST là loại du lịch lữ hành có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên, bảo tồn được môi trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương” [11].

Năm 1993, Allen Koszowski đưa ra khái niệm: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để bản thân du khách trở thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du khách mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” [9].

Năm 1994, Buckley quan niệm: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hổ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST”.

Năm 1998, Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ: “DLST là du lịch có mục đích với các khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” [1].

Năm 1999, Tổng cục du lịch Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [1].

Năm 2000, Lê Huy Bá: “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [1].

Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì: “DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân địa phương” [8].

Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa DLST như sau: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương có sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [9].

1.1.4.2 Khái niệm du lịch nông thôn [5]

Cho đến nay hầu như chưa có một định nghĩa nào về du lịch nông thôn được mang tính đại diện chung nhất cho hầu hết các quốc gia và các vùng nông thôn trên thế giới. Tuy nhiên nếu dựa trên trình độ phát triển của các nước thì quan niệm về mục đích và con đường hình thành của du lịch nông thôn trên thế giới có thể được phân thành hai nhóm rõ rệt như sau: đó là những quan niệm về du lịch nông thôn ở các nhóm quốc gia đang phát triển.

Bảng 1.1 So sánh những quan niệm về du lịch nông thôn của 2 nhóm quốc gia

Du lịch nông thôn Nhóm quốc gia phát

triển

Mục đích chủ yếu Đáp ứng nhu cầu thị

trường

Nhóm quốc gia đang phát

triển

Tổ chức lại nông thôn

Con đường hình thành

Phát triển các doanh

nghiệp du lịch

Phát triển như một ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn

Vai trò chủ đạo Doanh nghiệp du lịch Nhà nước

Lực lượng chính Chủ trang trại Cộng đồng cư dân địa

phương


Nguồn [5]

Bảng 1.2 Mục đích phát triển du lịch nông thôn ở một số nước Tên nước Mục đích phát triển du lịch nông

thôn


Đức, Úc, Mỹ Đa dạng loại hình du lịch

Ấn Độ, Trung Quốc Chống đói nghèo vùng nông thôn Hàn Quốc Tổ chức lại nông thôn

Nguồn [5]

Bảng 1.3 Các loại hình du lịch chính yếu trong du lịch nông thôn của một số nước Tên nước Các loại hình du lịch chính yếu

Canada Du lịch nông thôn

Úc Du lịch nông nghiệp

Nhật Du lịch nhà nghĩ nông thôn

Trung Quốc Du lịch bảng làng

Ấn Độ Du lịch bản làng

Hàn Quốc Du lịch trang trại


Nguồn [5]

Bảng 1.4 Một số loại hình du lịch phổ biến trong du lịch nông thôn ở một

số nước


Tên nước

Du lịch nông

nghiệp

Du lịch trang

trại

Du lịch thiên

nhiên

Du lịch văn

hóa

Du lịch bảng

làng

Du lịch di sản

Anh

x

x

x

x

x

x

Úc

x

x

x

x

x

x

Hunggari

x

x

x

x

x

x

Trung Quốc


x

x

x

x

x

Nhật


x

x

x

x

x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang - 5

Nguồn [5]

Bảng 1.5 Quan niệm của nước ta về các loại hình du lịch ở nông thôn

Một số loại hình du lịch ở

nông thôn theo du lịch học

Một số loại hình du lịch ở nông thôn theo

quan niệm hiện nay ở nước ta

Du lịch nông nghiệp Du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch miệt

vườn, du lịch sinh thái

Du lịch thiên nhiên Du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch

sinh thái

Du lịch bản làng Du lịch sinh thái làng nghề, du lịch sinh thái

Du lịch trang trại Du lịch sinh thái trang trại, du lịch sinh thái


Nguồn [5]

Bảng 1.6 Quan niệm về du lịch nông thôn của khách du lịch và ngành du lịch Quan niệm của khách du lịch Quan niệm của ngành du lịch

Du lịch nông thôn là đi du lịch về vùng nông thôn – nơi có cáo hấp dẫn họ đến, làm nãy sinh động cơ du lịch

Du lịch nông thôn là việc thiết lập tổ chức du lịch ở những vùng nông thôn làm nãy sinh động cơ du lịch hấp dẫn du khách đến và tiêu dùng ở nơi đó

Nguồn [5]

Bảng 1.7 Phân loại tên gọi các hình thức du lịch theo du lịch học

Các tên gọi Loại hình

Du lịch sinh thái x

Du lịch sinh sản – văn hóa x

Du lịch thiên nhiên x

Du lịch nông nghiệp x

Mục đích

Tiêu chí

Phương

pháp

Du lịch dựa vào cộng đồng x

Du lịch chống đói nghèo x

Du lịch bền vững x

Du lịch bản làng x


Nguồn [5]

Bảng 1.8 Diễn giải các yếu tố của du lịch nông thôn

Các yếu tố của

du lịch học

Diễn giải ở du lịch nông thôn


Chủ thể du lịch Khách du lịch về vùng nông thôn như khách nước ngoài, khách nội địa, khách tham quan, khách nghĩ dưỡng, học sinh đi tham quan học tập, gia đình đi nghĩ cuối tuần

Khách thể du lịch Tài nguyên du lịch về nông thôn gồm tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, văn hóa truyền thông, tập tục, sinh hoạt và người dân ở nông thôn

Trung gian du lịch Các tổ chức quản lý khai thác như các Ban Quản lý làng du lịch, cụm làng Du lịch, Hợp tác xã du lịch, Ban Quản lý điểm du lịch nông thôn, các tổ chức lữ hành như công ty lữ hành, đại lý lữ hành

Nguồn [5]

Từ các bảng trình bày nêu trên, chúng ta nhận thấy: tùy vào điều kiện nông thôn và mục đích phát triển du lịch nông thôn của từng quốc gia mà ở mỗi nước con đường hình thành và hoạt động cũng như nền tảng cho hoạt động du lịch nông thôn cũng rất khác nhau. Từ đó vai trò chủ đạo, lực lượng thực hiện phát triển du lịch nông thôn cũng khác. Việc tổ chức du lịch nông thôn cũng không thể dàn trải hết tất cả các loại hình du lịch có thể ở nông thôn mà tùy vào điều kiện nông thôn và tài nguyên thiên nhiên, nhân văn của từng vùng mà du lịch nông thôn được các nhà tổ chức dựa trên một số loại hình du lịch chính yếu như: du lịch trang trại, du lịch nông nghiệp, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch bản làng, du lịch di sản… Một thực tế nữa, giữa khách du lịch cũng có những quan niệm rất khác nhau về du lịch nông thôn. Đối với du khách thì bất cứ loại hình du lịch nào được họ thực hiện ở vùng nông thôn cũng là được gọi là du lịch nông thôn, miễn là vùng nông thôn đó có cái hấp dẫn cho họ đến. Như vậy, với du khách việc du lịch đến vùng nông thôn nhằm mục đích khám phá

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 26/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí