Công Tác Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giảng Viên Du Lịch Tại Chdcnd Lào Trong Giai Đoạn 2011 Đến Nay

82


đào tạo trong nước, 114 người được đào tạo tại nước ngoài ở tất cả các bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ; trong đó tiến sĩ có 33 người, thạc sĩ có 129 người, đại học có 155 người và cao đẳng có 10 người” [124, tr.130] (biểu đồ 3.4).

Thứ hai, về bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào

Về bồi dưỡng người lao động trong các lĩnh vực: xuất phát từ việc ngành kinh tế du lịch là ngành mang đặc điểm tổng hợp, liên ngành cũng như có sự tác động gián tiếp rất lớn từ các ngành khác. Do vậy, để thúc đẩy kinh tế du lịch đòi hỏi cần phải coi trọng công tác bồi dưỡng người lao động trong ngành du lịch - dịch vụ nói riêng cũng như các ngành khác nói chung. Nhận thức rõ điều này những năm qua nước CHDCND Lào đã chú trọng tăng cường công tác bồi dưỡng người lao động và đã đạt được những thành tựu trong công tác này. Trong đó, từ năm 2013 số lượng người lao động được bồi dưỡng của ngành du lịch - dịch vụ luôn nhiều nhất cả nước và vào năm 2020 gần đây đã có “37373 nghìn lao động ngành du lịch - dịch vụ (trong đó có 20791 lao động nữ) đã được bồi dưỡng, nhiều hơn 19332 nghìn lao động ngành công nghiệp (trong đó có 4609 lao động nữ) và 19063 nghìn lao động ngành nông nghiệp (trong đó có 8309 lao động nữ)” [143] được bồi dưỡng trong năm vừa qua. Cụ thể có thể thấy trong biểu đồ sau:

Về bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch đội ngũ giảng viên du lịch có 1

Về bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch: đội ngũ giảng viên du lịch có vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như phát huy nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thực tiễn đối với


các sinh viên. Do vậy giai đoạn qua đội ngũ giảng viên đã được tạo điều kiện tham gia các khóa bồi dưỡng khác nhau để bổ sung và nâng cao trình độ nhằm phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Cụ thể các khóa bồi dưỡng được triển khai trong giai đoạn vừa qua đó là:

Bảng 3.1: Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch tại CHDCND Lào trong giai đoạn 2011 đến nay

TT

Khóa bồi dưỡng

Năm TK

GV/năm

1

Chương trình bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu về du lịch

2011

32

2

Chương trình bồi dưỡng hướng dẫn viên viên du lịch quốc

gia ASEAN cho Dịch vụ khách sạn và du lịch

2012

80

3

Chương trình bồi dưỡng du lịch và dịch vụ hướng dẫn du

lịch (Luxembourg và Switzerland tài trợ)

2015

13

4

Chương trình bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý du

lịch, khách sạn

2017

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nguồn: [124, tr.127].

Hàng năm Chương trình bồi dưỡng 4 tuần thực tế tại Học viện Du lịch và Khách sạn Quốc gia Lào (LANITH), đã cung cấp “khóa bồi dưỡng cho 32 giáo viên du lịch và khách sạn từ 17 trường dạy nghề và cao đẳng đào tạo phát triển kỹ năng chuyên sâu về du lịch” [102]. Thông qua chương trình này các giáo viên được trang bị các kỹ năng cần thiết về lý luận và thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy về các chương trình du lịch và khách sạn tại các trường nghề và trường cao đẳng mà mình đang giảng dạy và giúp thu hẹp khoảng cách giữa thực tiễn giảng dạy hiện tại và tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN cho các giảng viên du lịch. Bằng cách chuyển giao kỹ năng và kiến thức của giảng viên cho sinh viên theo học các chương trình du lịch và khách sạn, khả năng làm việc thực tế của sinh viên tốt nghiệp sẽ được nâng cao, giúp đảm bảo việc làm tốt hơn và tăng cơ hội việc làm.

Mặt khác, với nỗ lực nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch theo định hướng của Chính phủ nước CHDCND Lào những năm qua, Viện Truyền thông, Văn hóa và Du lịch Lào đã đẩy mạnh bồi dưỡng giảng viên du lịch để thúc đẩy và phát triển tính chuyên nghiệp trong ngành công nghiệp khách sạn và du lịch thông qua Chương trình bồi dưỡng hướng dẫn viên viên du lịch quốc gia ASEAN cho Dịch vụ khách sạn và du lịch. Chương trình bồi dưỡng được thực hiện từ năm 2012 kéo dài 10 ngày với 80 giảng viên tham dự hàng năm - đại diện cho các trường dạy nghề,


trung tâm phát triển kỹ năng và viện phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Lào, sẽ giúp chuẩn hóa các năng lực chuyên nghiệp cho những giảng viên trong ngành du lịch, nâng cấp các kỹ năng chuyên môn của các giảng viên và chuyên gia đánh giá du lịch ASEAN, trang bị cho họ các kỹ năng và kiến thức để chuẩn hóa các dịch vụ theo tiêu chuẩn toàn cầu [98, tr.10]. Đây sẽ là một cột mốc quan trọng để CHDCND Lào hội nhập vào ASEAN và sẽ tiếp tục là nhân tố chính giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch trong nước.

Ngoài ra, những năm qua thông qua tài trợ của Luxembourg và Switzerland, nước CHDCND Lào đã tổ chức dự án bồi dưỡng cho 13 cán bộ và giảng viên của 07 tỉnh- Savanakhet, Saravan, Khammuon, Luang Prabang, Champassak, Luang Namtha và Viêng Chăn, sang Thái Lan để nâng cao trình độ về du lịch và dịch vụ hướng dẫn du lịch trong thời gian 03 tháng. Sau khóa đào tạo, các giảng viên sẽ truyền đạt lại các kiến thức và kinh nghiệm cho các học viên tại các trường dạy nghề (TVET) ở các tỉnh của Lào. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề và phát triển kỹ năng đối với dịch vụ hướng dẫn du lịch để nâng cao chất lượng, tài chính và quản trị du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động của dự án sẽ nhằm hỗ trợ người dân, đặc biệt là những người kém may mắn có cơ hội được phát triển kỹ năng để tham gia các hoạt động du lịch, qua đó có thể tìm việc làm có thu nhập, góp phần phát triển kinh tế du lịch và giảm nghèo ở Lào.

Bên cạnh đó, để có được nguồn nhân lực mạnh những năm qua Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội và Bộ Giáo dục đã coi trọng phối hợp với nhau nhằm bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý du lịch, khách sạn cho giảng viên trên cả nước, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của lực lượng lao động nhờ việc tiếp tục triển khai đào tạo nối tiếp từ các giảng viên với tỷ lệ 1:3 - tức 1 giảng viên được bồi dưỡng sẽ tiếp tục bồi dưỡng cho 3 giảng viên khác thông qua một loạt Hội thảo chia sẻ sau đó. Công tác bồi dưỡng tập trung vào 3 nội dung chính đó là hoạt động vệ sinh, hoạt động của văn phòng, hoạt động của nhà hàng. Trong đó, các giảng viên sẽ được bồi dưỡng kiến thức lý thuyết tại Lào và thực hành tại Singapore. Nhờ đó, những năm qua “dự án đã bồi dưỡng kỹ năng thành công cho 120 giảng viên chính và 300 giảng viên khác đã được bồi dưỡng gián tiếp thông qua các Hội thảo chia sẻ” [82, tr.6].

Về bồi dưỡng nguồn lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch tỉnh: Những năm qua nước CHDCND Lào đã triển khai Dự án Kỹ năng cho Du lịch - The Skills


for Tourism Project, là một trong những hoạt động bồi dưỡng hàng năm quy mô nhất hiện tại của CHDCND Lào giành cho nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hoạt động kinh tế du lịch. Dự án có mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và toàn diện của ngành du lịch và khách sạn, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo; cung cấp giáo dục, phát triển kỹ năng nghề du lịch và khách sạn được cải thiện, mở rộng, bao gồm cả những người có hoàn cảnh khó khăn, để họ có thể tìm được việc làm thành công hoặc theo đuổi các nghiên cứu sâu hơn về du lịch và khách sạn. Ngoài ra, dự án cũng tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các chương trình phát triển kỹ năng du lịch và khách sạn bằng cách mở rộng quy mô và sự đa dạng của các chương trình hỗ trợ môi trường quản trị, thể chế, quy định cho phép giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng trong các lĩnh vực du lịch, khách sạn. Qua các dự án này đã có “1700 nhân viên từ 700 doanh nghiệp; trong đó 47% là nữ của 8 hiệp hội khách sạn và nhà hàng tỉnh được cải thiện kỹ năng” [118, tr.3]. Hiện nay, dự án này đang tiếp tục cung cấp hỗ trợ trên toàn quốc cho chương trình bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách sạn, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên nghiệp, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cơ bản thông qua các kênh giáo dục phi chính quy và “hỗ trợ phổ biến Luật Giáo dục, Đào tạo Kỹ thuật và Dạy nghề năm 2019 (Technical and Vocational Education and Training Law 2019 - TVET) trên toàn quốc và hoàn thiện, phổ biến Kế hoạch Phát triển TVET cho giai đoạn 2021- 2025 sắp tới” [120, tr.2].

Về bồi dưỡng nhân sự ngành du lịch: Trong những năm qua Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cũng đã coi trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cho các nhân viên về các lĩnh vực khác nhau như truyền thông du lịch, kinh tế du lịch, đào tạo nhân sự, tiếng Anh, tiếp thị du lịch, dịch vụ và an toàn thực phẩm, nhân cách và kỹ năng giao tiếp, nghi thức và trang trí cũng như bồi dưỡng qua các hội thảo trong và ngoài nước với 210 lần và 7950 nhân viên tham gia. Trong đó, “nhiều nhất là hoạt động bồi dưỡng nhân sự với 85 lần và 4.250 nhân viên tham gia, thứ hai là dịch vụ và an toàn thực phẩm với 50 lần với 1000 nhân viên tham gia và các lĩnh vực khác có trung bình 10 lần với 300 nhân viên tham gia” [124, tr.139]. Cụ thể có thể thấy qua biểu đồ sau:


Về bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch Song hành với đào tạo cán bộ thì 2

Về bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch: Song hành với đào tạo cán bộ thì những năm qua Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cũng đã chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, nhờ đó “đã có 105 khóa bồi dưỡng với 4725 cán bộ của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào ở trung ương và đại phương được tham gia bồi dưỡng về các chuyên môn như chính trị - hành chính, báo trí, truyền thông, quản lý văn hóa và quản lý du lịch” [124, tr.139], để qua đó giúp cho các cán bộ có thể có được kiến thức, kỹ năng cũng như đóng góp nhiều hơn đến quá trình phát triển kinh tế du lịch trong nước CHDCND Lào. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau đây:

3 2 1 2 Thành tựu về sử dụng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du 3


3.2.1.2. Thành tựu về sử dụng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Cùng với quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch nước, CHDCND Lào đã hết sức coi trọng việc sử dụng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Điều này thể hiện rõ qua những nội dung chính đó là:

Thứ nhất, việc tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch

Thời gian qua Chính phủ cùng với các bộ như Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch Lào, các phương tiện thông tin đại chúng nhất là báo Paxason, báo Khaosan Pathet Lào, báo Viengtine Time, Lao National Television, Lao National Radi, các trường Đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu du lịch cũng như các trường dạy nghề trên cả nước, các trường THPT tại 18 tỉnh thành đã cùng nhau phối hợp trong công tác giáo dục, đào tạo, truyền thông đến với thanh niên Lào vào năm cuối cấp 3 để các em học sinh, gia đình các em học sinh có thể nắm rõ được các thông tin về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch, nhu cầu của các ngành kinh tế du lịch cụ thể, các kiến thức và kỹ năng mà các em học sinh có thế mạnh phù hợp để làm việc trong ngành kinh tế du lịch cũng như tương lai bền vững khi lựa chọn ngành kinh tế du lịch để học tiếp tại các trường nghề về du lịch hoặc các trường đại học, cao đẳng, viện có đào tạo về các ngành, các nội dung phục vụ cho lĩnh vực kinh tế du lịch.

Nhờ những cố gắng này mà công tác tuyển chọn nguồn nhân lực phù hợp tham gia vào phục vụ ngành kinh tế du lịch đã được đảm bảo đủ nguồn đầu vào cũng như nhu cầu của thị trường nhân lực trong ngành du lịch. Đây là một thành tựu rất quan trọng không những phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế du lịch mà còn là một ví dụ điển hình để một số ngành kinh tế khác trong nước CHDCND Lào có thể dựa vào để xây dựng kế hoạch tuyển chọn phù hợp, để không dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực như những năm vừa qua.

Ngoài ra, Bộ lao động và phúc lợi xã hội đã cho ra mắt website www.Lmi.mols.gov.la về thị trường lao động, qua đó tạo dựng cơ chế tuyển chọn nguồn lực trong lĩnh vực tư nhân, nhờ vậy bất kỳ chủ sỡ hữu lao động và lao động nào cũng có thể “đăng ký trên trang web để được hỗ trợ tìm kiếm lao động và việc làm tại Lào hoặc tại các nước khác, cung cấp thông tin về các công ty tại Lào cần tuyển dụng lao động cũng như liệt kê danh mục công việc trong một loạt lĩnh vực” [81, tr.1,3].


Thứ hai, việc bố trí, sắp xếp con người trong phát triển kinh tế du lịch

Giai đoạn vừa qua Chính phủ Lào đã chú trọng thực hiện có kế hoạch bố trí, bổ sung nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nói chung, cũng như trong ngành kinh tế du lịch nói riêng để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực cho quá trình phát triển. Cụ thể Chính phủ đã thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động để bố trí vào nền kinh tế. Tiêu biểu như “năm 2019 đã có 75.769 người được bổ sung vào lực lượng lao động, bao gồm 19.063 trong ngành nông nghiệp, 19.332 cho ngành công nghiệp và 37.370 người cho ngành dịch vụ và năm 2020 đã bổ sung 30.100 người cho ngành nông nghiệp, 29.600 người cho ngành công nghiệp và 24.200 người cho ngành dịch vụ” [119, tr.2]. Cùng với công tác bố trí nguồn nhân lực, Chính phủ cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh công việc để cải thiện luật pháp và kế hoạch chiến lược liên quan đến bảo vệ quyền của người lao động và thực hiện mục tiêu tiếp tục nỗ lực cải thiện kỹ năng của người lao động để tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao hơn, qua đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phát triển kinh tế và xã hội.

Nhiều năm qua công tác sắp xếp nguồn nhân lực giữa các ngành, giữa các địa phương đã được coi trọng để qua đó, hướng nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng có thể tham gia đóng góp làm việc nhiều hơn trong ngành kinh tế du lịch. Đồng thời, quá trình sắp xếp đã giúp cho nguồn nhân lực tại các khu du lịch nhất là người địa phương, người dân tộc thiểu số được coi trọng sử dụng hơn trong quá trình phát triển cũng như phát huy tốt nhất khả năng, năng lực của họ trong việc cung cấp các sản phẩm du lịch đến với du khách. Bên cạnh đó, công tác sắp xếp các cán bộ quản lý phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch tại CHDCND Lào trong thời gian vừa qua đã hướng đến việc sắp xếp nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình toàn cầu hóa và nhất là đáp ứng yêu cầu cho quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế, văn hóa - xã hội ASEAN nơi mà nguồn nhân lực trong lĩnh vực này của nước CHDCND Lào có thể không chỉ đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng trong nước mà còn hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu chung trong khối ASEAN để qua đó nguồn nhân lực của Lào trong ngành kinh tế du lịch trong tương lai có thể làm việc trong môi trường quốc tế năng động, yêu cầu cao và qua đó cũng nâng cao nguồn nhân lực chung cho nước CHDCND Lào.

Thứ ba, việc quy hoạch con người trong phát triển kinh tế du lịch

Bên cạnh công tác tuyển chọn, bố trí, sắp xếp con người trong phát triển kinh tế du lịch, những năm qua công tác quy hoạch con người trong phát triển


kinh tế du lịch cũng đã được quan tâm tại nước CHDCND Lào. Cụ thể, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch được bền vững, tận dụng giai đoạn vàng trong cơ cấu dân số hiện tại, nước CHDCND Lào đã và đang định hình nguồn nhân lực bền vững để phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch. Do vậy Chính phủ, Bộ lao động và Phúc lợi xã hội Lào, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Lào cũng đã xây dựng quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch theo các giai đoạn, để qua đó có các bước chuẩn bị tốt nhất để giúp ngành kinh tế du lịch tăng trưởng bền vững, đáp ứng tốt trước những thay đổi nhanh chóng về phát triển du lịch trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa nói chung cũng như sự phát triển kinh tế du lịch nói riêng tại CHDCND Lào.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCDN Lào những năm qua cũng đạt được thành tựu tốt, thể hiện qua việc nguồn nhân lực đã luôn có sự kế thừa, tiếp nối giữa các thế hệ trong ngành kinh tế du lịch giữa các giai đoạn trước. Nhờ vậy, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch đã được đảm bảo kế thừa về số lượng, phù hợp với tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch. Đặc biệt, nhờ công tác quy hoạch được thực hiện đồng bộ, nhất quán và có sự liên kết, hợp tác giữa các cơ quan với nhau, do vậy đã giúp ngày càng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch để đáp ứng tốt những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào trong những năm vừa qua cũng như trong 10 năm sắp tới.

3.2.1.3. Thành tựu về tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con người hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào đã đạt nhiều thành tựu, nhất là về việc tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con người hoạt động. Chúng ta có thể thấy điều này qua những nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, về môi trường, cơ chế, chính sách

Trong những năm qua sự phát triển kinh tế nói chung của nước CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu khá quan trọng bắt nguồn phần lớn bởi khai thác tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với sự phát triển thiếu bền vững do phụ thuộc vào thiên nhiên mà hiện nay chính phủ nước CHDCND Lào đã có những cơ chế, chính sách nhất định trong việc thúc đẩy phát triển du lịch. Điều này thể hiện qua các văn bản pháp lý với các nội dung sau:

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí