Trình Độ Cán Bộ Nhân Viên Theo Trình Độ Chuyên Môn Năm 2012

+ Ban Giám đốc: Là những người có quyền hạn cao nhất trong Công ty và quản lý về mọi mặt công tác, đảm bảo thực hiện đúng chức năng của Công ty; đồng thời, chịu trách nhiệm trước các cấp các ngành có liên quan và trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của khách sạn. Đây cũng chính là người đại diện cho Công ty để giao dịch với khách trong trường hợp cần thiết.

+ Phòng Kế toán-Tài vụ: Là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, quản lý vật tư và quản lý thông tin kế toán của công ty, đồng thời phối hợp với Phòng Kinh doanh, Phòng Tổ chức - Hành chính trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, phân tích các hoạt động kinh tế của Công ty, hiệu quả của việc chu chuyển vốn, tìm ra các biện pháp kịp thời và hợp lý nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, rõ ràng, trung thực tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả tài chính của công ty theo đúng chế độ quy định.

+ Phòng Tổ chức-Hành chính: tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức cán bộ và bố trí nhân sự phù hợp yêu cầu phát triển kinh doanh của Công ty, theo dõi tiến trình làm việc của nhân viên và từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ làm việc cũng như hoạch định tiền lương cho nhân viên.

+ Phòng Kinh doanh-Điều hành: Tham mưu với Giám đốc về công tác kinh doanh du lịch, đổi mới hoạt động du lịch theo hướng bền vững, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn. Xây dựng chương trình tour, giá tour, khai thác nguồn khách mới. Tiếp xúc, tư vấn với khách hàng về dịch vụ do Công ty cung cấp. Theo dõi đánh giá chất lượng phục vụ khách du lịch ở các điểm liên kết để kịp thời chấn chỉnh phục vụ khách tốt hơn.

+ Bộ phận tiền sảnh (lễ tân): Là trung tâm vận hành toàn bộ nghiệp vụ của khách sạn, là nút liên hệ giữa khách hàng với khách sạn. Bộ phận tiền sảnh có nhiệm vụ phục vụ khách trong suốt quá trình diễn ra mối quan hệ giữa khách và khách sạn, từ khâu đặt phòng trước khi khách tới nghỉ, cho đến khi khách thanh toán tiền nghỉ và rời khỏi khách sạn. Đây cũng là bộ phận tham mưu trợ

thủ của bộ máy quản lý khách sạn. Hàng ngày, bộ phận này kịp thời nắm được các thông tin về nguồn khách, tình hình kinh doanh phòng nghỉ, nhu cầu của khách để cung cấp các căn cứ và số liệu tham khảo cho ban lãnh đạo trong việc điều chỉnh kế hoạch và sách lược kinh doanh.

+ Bộ phận phục vụ phòng: làm công tác cung cấp và phục vụ các dịch vụ yêu cầu cho việc sinh hoạt ngủ, nghỉ tại phòng. Đồng thời, giám sát và theo dõi, đánh giá các cơ sở vật chất sau khi khách dùng giúp cho Ban Giám đốc về kế hoạch quản lý và giám sát nhận phòng, trả phòng. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng buồng là làm vệ sinh, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống phòng ngủ của khách sạn để sẵn sàng đón nhận và đảm bảo thật tốt khi có khách đến nghỉ.

+ Bộ phận bảo vệ: là bộ phận đảm bảo thực hiện tốt công tác an ninh trật tự, công tác đảm bảo an ninh trật tự cho người và tài sản, chấp hành tốt chính sách và quy định của Nhà nước về xã hội và hoạt động kinh doanh khách sạn để không xảy ra các vụ việc thất thoát tài sản, an toàn của khách hay vi phạm chính sách của Nhà nước.

+ Bộ phận hướng dẫn: thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn khách tham quan theo đúng chương trình du lịch của Công ty. Tham gia đề xuất việc quảng bá sản phẩm du lịch của công ty, thực hiện nhiệm vụ marketing.

+ Bộ phận vận chuyển (Đội đò du lịch): vận chuyển khách tham quan

du lịch trên sông nước theo tour du lịch. Đây là bộ phận hợp tác với Công ty.

2.1.1.4 Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty [2]

Hiện nay, nguồn lao động trong Công ty cũng ngày càng được quan tâm đến chất lượng, hàng năm Công ty đã tạo điều kiện cho một số cán bộ nhân viên được đi học Đại học tại chức và học các lớp ngắn hạn về bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch; ưu tiên tuyển dụng lao động mới có trình độ Đại học. Tính đến tháng 4 năm 2013 Công ty có 25 lao động (06 nam, 19 nữ), phần lớn là lao động đã qua đào tạo từ bậc trung cấp đến Đại học.

Bảng 2.1: Trình độ cán bộ nhân viên theo trình độ chuyên môn năm 2012


ĐVT: người

Trình độ



Bộ phận Tổng số


Đại học

Trung cấp, cao

đẳng





nghiệp vụ

Ban Giám đốc

02

02

0

0

Phòng Tổ chức-Hành chính

02

02

0

0

Phòng Kế toán-Tài vụ

05

03

02

0

Phòng Kinh doanh-Điều hành

02

02

0

0

Lễ tân

03

03

0

0

Phục vụ phòng

03

0

0

03

Hướng dẫn viên

06

05

01

0

Bảo vệ

02

0

0

02

Tổng cộng

25

17

03

05

Tỷ lệ % theo trình độ


68,0

12,0

20,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang - 8

Phổ thông, bồi dưỡng



Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH Du lịch Công đoàn TG

Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng đội ngũ lao động của Công ty có trình độ chuyên môn khá cao: số lao động có trình độ đại học chiếm 68,0%, tỉ lệ lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng là 12,0%, tỉ lệ lao động ở bậc phổ thông qua bồi dưỡng nghiệp vụ là 20,0%... Tất cả các lao động của Công ty đều đã được đào tạo hết sức bài bản, kể cả những lao động làm việc trong những bộ phận không đòi hỏi cao về nghiệp vụ.

Mặt khác, nhân viên trong Công ty trực tiếp phục vụ khách hàng biết sử dụng tiếng Anh thành thạo và một số giao tiếp được với khách hàng bằng tiếng Pháp, Trung, đây là một lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác. Điều này xuất phát từ đòi hỏi của thực tế: nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập cùng nền kinh tế thế giới và sự nhìn nhận, đánh giá chính xác về thị trường thế

giới cũng như tiềm năng của khách du lịch Pháp, Trung Quốc của đội ngũ lãnh đạo Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang.

Bảng 2.2: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ nhân viên năm 2012

ĐVT: người


Trình độ ngoại ngữ


Đại học

Chứng chỉ

Ban Giám đốc

01

01

Phòng Tổ chức-Hành chính

01

01

Phòng Kế toán-Tài vụ

0

05

Phòng Kinh doanh-Điều hành

02

0

Lễ tân

03

0

Phục vụ phòng

0

3

Hướng dẫn viên

05

1

Bảo vệ

0

2

Tổng cộng:

12

13

Tỷ lệ % theo trình độ ngoại ngữ

48,0

52,0

Bộ phận


Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH Du lịch Công đoàn TG

Qua bảng trên ta thấy rằng đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty có trình độ Đại học ngoại ngữ chiếm 48%, số còn lại được bồi dưỡng theo hàng năm để có chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C chiếm 52%. Qua thực tế ta sẽ thấy rằng ngay cả những lao động hoạt động ở những vị trí không thực sự cần đến trình độ cao, thì cũng đã được Công ty đào tạo một cách hết sức bài bản về nghiệp vụ và chuyên nghiệp về chuyên môn. Với một đội ngũ lao động đa phần biết sử dụng tiếng Anh và một bộ phận biết sử dụng tiếng Pháp, Trung thì đây là một lợi thế cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay.

2.1.1.5 Đặc điểm về cơ sở vật chất của Công ty [2]

Công ty được sửa chữa, nâng cấp vào năm 2008, hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo ra một cơ sở vật chất tương đối khang trang, sạch đẹp; đáp ứng các yêu cầu kinh doanh du lịch trong giai đoạn mới.

2.1.1.5.1 Cơ sở vật chất phục vụ lưu trú

Khách sạn Công ty có khuôn viên vừa phải, cho nên khu lưu trú được thiết kế với 2 dãy riêng biệt, có lối kiến trúc khác nhau: dãy phía trước có 01 tầng trệt và 02 tầng lầu; dãy phía sau có 01 tầng trệt và 01 tầng lầu.

Số lượng phòng nghỉ hiện có là 23 phòng với 58 giường

Các trang thiết bị trong khách sạn được đặt từ các nhà cung cấp uy tín, đạt chất lượng. Được kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi có vấn đề.

Bảng 2.3: Cơ sở vật chất của bộ phận lưu trú năm 2012


Loại phòng

Số lượng

(phòng)

Diện tích

(m2)

Giá phòng

(đồng)

Loại 1

12

25

260.000

Loại 2

06

20

240.000

Loại 3

05

20

200.000

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH Du lịch Công đoàn TG

Tất cả các phòng đều được trang bị đủ tiện nghi như:

* Phòng ngủ: gồm có giường ngủ :

1 giường đôi, 2 giường đơn đối với phòng loại 1. 1 giường đơn, 1 giường đôi đối với phòng loại 2. 1 giường đơn, 1 giường đôi đối với phòng loại 3.

Và các thiết bị khác: điều hòa nhiệt độ, bình nước nóng lạnh, tủ đựng quần áo, mắc treo quần áo, ti vi, điện thoại quốc tế trực tiếp, đèn ngủ, tủ lạnh đựng các đồ uống, sọt đựng rác, dép đi trong phòng, bộ bàn ghế salong nhỏ, gạt tàn, cốc uống nước.

* Phòng vệ sinh gồm có: gương, bồn rửa mặt, bồn cầu, vòi hoa sen, nước

gội đầu, xà bông tắm, kem, bàn chải đánh răng, khăn tắm.

* Dịch vụ gồm có: giặc ủi, Internet, chỗ đậu xe, Wifi, truyền hình cáp, phòng gia đình, cafe, giải khát.

Nhìn vào bảng giá phòng trên cho thấy chính sách giá của Công ty phù hợp với nhiều công ty khác trên cùng địa bàn thành phố Mỹ Tho, không hơn

kém nhiều. Sở dĩ Công ty đưa ra mức giá như vậy nhằm tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cho khách và đáp ứng nguyện vọng của khách.

2.1.1.5.2 Khu lễ tân

Khu vực này được thiết kế ở tầng trệt, gần cổng ra vào của khách sạn rất thuận tiện cho khách làm thủ tục, có đặt bàn ghế cho khách nghỉ ngơi và ngồi đợi lúc nhân viên làm thủ tục. Phòng được thiết kế trang nhã, bên trong được đặt chậu hoa cây cảnh. Tại quầy lễ tân, được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, điện thoại rất thuận tiện cho nhân viên khi làm việc.

2.1.1.5.3 Phòng làm việc của các bộ phận Công ty

Vì diện tích hơi hẹp, chủ yếu dành cho kinh doanh khách sạn nên Công ty chỉ có 4 phòng làm việc của các bộ phận gồm: Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng Kinh doanh-Điều hành, Phòng Kế toán-Tài vụ.

Việc đăng ký lưu trú sẽ thực hiện ngay ở khu lễ tân, việc đăng ký tham quan du lịch sẽ được đăng ký ở Phòng Kinh doanh-Điều hành. Ở đây, du khách sẽ được tư vấn các tuyến điểm tham quan, sắp xếp lịch trình, thỏa thuận giá…

Ngoài ra, để thuận tiện cho du khách đến tham quan và nhằm sắp xếp lại trật tự bến bãi du lịch. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Ban Quản lý Bến tàu thủy Du lịch Mỹ Tho (địa chỉ: số 8, đường 30 tháng 4, phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Vì thế, Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang đã thuê một Văn phòng điều hành hướng dẫn du lịch ở đây. Nơi đây, sẽ trực tiếp đón du khách do các Công ty lữ hành từ thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

2.1.1.5.4 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch của Công ty

Cơ sở vật chất chủ yếu là đò du lịch trên sông, hàng năm Công ty đều đầu tư mua sắm và sơn mới các đò du lịch, tạo ra một màu xanh đặc trưng của du lịch Công đoàn; mua sắm trang bị ghế mây để du khách ngồi có cảm giác thoải mái ngắm cảnh sông nước.

Công ty hiện có 24 chiếc đò – thuyền lớn nhỏ, với 36 thuyền trưởng và mái trưởng được chia thành 3 loại với sức chở từ 10 đến 45 người.

Bảng 2.4 : Số lượng phương tiện vận chuyển năm 2012


Loại đò – thuyền

Số lượng (chiếc)

Sức chở (người)

Loại 1

5

40-45

Loại 2

8

20-30

Loại 3

11

10-19

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH Du lịch Công đoàn TG

Trên mỗi chiếc đò – thuyền đều có trang bị thêm áo phao cứu sinh và có hệ thống loa cầm tay, micro để hướng dẫn viên thuyết minh giới thiệu cho du khách.

2.1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm [2]

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm

ĐVT: ngàn đồng

STT


Chỉ tiêu

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012


1

Tổng doanh thu


4.390.658

4.818.158

5.557.810

2

Tổng chi phí


3.136.786

3.538.295

5.138.450


- Chi phí quản lý


530.306

399.034

245.952

3

Chênh lệch doanh thu –chi

phí

466.901

502.819

419.360


(lợi nhuận trước thuế)





4

Nộp ngân sách Nhà nước


494.155

488.926

503.706

5

Phân phối kết quả kỳ này

(lợi

350.175

378.634

338.292


nhuận sau thuế)





6

Trích lập các quỹ


350.175

378.634

338.292


- Dự phòng tài chính


35.017

37.863

33.829


- Khen thưởng


31.515

51.115

38.058


- Phúc lợi


31.515

51.115

38.058


- Thưởng Ban Quản lý


15.757

17.038

15.223


- Bổ sung vốn kinh doanh


141.821

119.270*

121.785*


- Nộp chủ sở hữu


94.547

102.231

91.339

Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty TNHH Du lịch Công đoàn TG

Ghi chú : * Từ năm 2011, nội dung bổ sung vốn kinh doanh thành Quỹ đầu tư phát triển công ty (Theo Quyết định 1073/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam).

Qua các số liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang giai đoạn từ năm 2010 - 2012 cũng đã phát triển tương ứng với các tỷ lệ của tỉnh so với từng năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu đạt 4.818.158.000 đồng, tăng 9,74% so với năm 2010; năm 2012 doanh thu đạt 5.557.810.000 đồng, tăng 15,35% so với năm 2011, tăng 26,58% so với năm 2010; phần lợi nhuận trước thuế có sự biến động tăng giảm từng năm, lý do tình hình suy thoái, khủng hoảng kinh tế hiện nay, hoạt động kinh doanh của Công ty đã chịu nhiều áp lực từ việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến điểm, kể cả việc tăng chi phí đầu vào, cùng với việc cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty lữ hành, nạn cò mồi bắt khách, tình hình bất ổn của điểm Du lịch Thới Sơn… Với kết quả đạt được của Công ty như đã nêu đã cho thấy tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ nhân viên Công ty đã cố gắng thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã giao, quyết tâm bảo vệ uy tín thương hiệu. Tiếp tục giải quyết việc làm cho 25 lao động trong Công ty, các phương tiện vận chuyển, cộng tác viên, phục vụ tuyến điểm… Tiếp tục nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Công nhân viên chức Công ty đã đề ra; bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh.

Để phản ánh thực chất về tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch của Công ty, chúng tôi sẽ nghiên cứu cơ cấu các loại hình kinh doanh của Công ty và vai trò cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận của từng loại hình kinh doanh.

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh khách sạn, lữ hành và dịch vụ khác qua các năm


Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012


Chỉ tiêu

Số tiền (ngàn đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (ngàn đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (ngàn đồng)

Tỷ trọng (%)

Lữ hành

3.007.762

68,50

3.278.000

68,03

3.975.200

71,53

Khách sạn

1.139.926

25,96

1.288.934

26,75

1.316.350

23,68

Dịch vụ khác

242.970

5,54

251.224

5,22

266.260

4,79

Tổng doanh thu

4.390.658

100

4.818.158

100

5.557.810

100

Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty TNHH Du lịch Công đoàn TG

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 26/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí