Phỏng vấn cá nhân là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều hiện nay. Người phỏng vấn sẽ trao đổi với nhân viên về những khó khăn trong việc thực hiện công việc, về nguyện vọng đào tạo của họ (kiến thức, kỹ năng, thời gian,..).
Sử dụng bảng câu hỏi cũng là một phương pháp thông dụng để thu thập thông tin vè nhu cầu đào tạo. Nhân viên sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến công việc, khả năng nghề nghiệp, nguyện vọng đào tạo,.. được chuẩn bị sẵn trong bảng câu hỏi. Ngoài những thông tin chung về cá nhân, bảng hỏi cũng cho phép nhân viên đánh giá năng lực thực hiện công việc của bản thân qua nhiều tiêu chí khác nhau.
Thông tin về nhu cầu đào tạo có thể thu thập thông qua việc quan sát thực hiện công việc của nhân viên hoặc nghiên cứu tài liệu sẵn có (kết quả đánh giá thực hiện công việc, báo cáo về năng xuất, hiệu quả làm việc,…). Qua đó để xác định được số lượng loại lao động và loại kiến thức kỹ năng cần đào tạo.
1.1.8.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Tức là xác định các kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo. Bao gồm:
- Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào
tạo;
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn ÊMM Huế - 1
- Đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn ÊMM Huế - 2
- Các Hình Thức Đào Tạo Trong Công Việc
- Chức Năng Và Nhiệm Vụ Kinh Doanh Của Khách Sạn Êmm Huế
- Xậy Dựng Chương Trình Và Lựa Chọn Phương Án Đào Tạo
- Kết Quả Khảo Sát Của Nhân Viên Về Các Yếu Tố Của Công Tác Đtnnl Tại
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
- Số lượng và cơ cấu học viên ;
- Thời gian đào tạo;
- Những cải thiện gì trong thực hiện công việc mà nhân viên sẽ thể hiện sau khi
được đào tạo?
Khi viết những mục tieeun cần tuân theo nguyên tắc SMART (specific – tính cụ thể, measurable – đo lường được, achievable – có thể đạt được, relevant – có liên quan, timebound – hạn định thời gian hợp lý).
1.1.8.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người.
1.1.8.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
1.1.8.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Có thể lựa chọn giáo viên từ những người trong biên chế của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài (giảng viên của các trường đại học, trung tâm đào tạo,…). Có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp.
1.1.8.6. Dự tính chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương pháp đào tạo, bao gồm các chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.
1.1.8.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: mục tiêu đào tạo có đạt được không? Những điểm yếu và điểm mạnh của chương trình đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.
Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực,… Để đo lường các kết quả trên, có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, điều tra thông tin qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.
1.1.9. Đánh giá công tác đào tạo NNL
Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, đào tạo để phát triển nhân sự trong doanh nghiệp. Đánh giá đúng đắn năng lực của nhân viên quyết định một phần không nhỏ trong sự thành công của doanh nghiệp.
Nội dung và trình tự thực hiện:
- Bước 1: Xác định yêu cầu cơ bản cần đánh giá, các nhà quản lý cần xác định những kỹ năng, kết quả cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.
- Bước 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá kết quả đào tạo của nhân viên trong doanh nghiệp, tùy vào yêu cầu đào tạo mà sẽ có những phương pháp đánh giá khác nhau.
- Bước 3: Hướng dẫn các nhà quản lý, những người tham gia hướng dẫn đào tạo nhân viên về công tác kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hiện công việc của nhân viên. Việc sử dụng các phương pháp đánh giá không phù hợp hoặc các nguyên tắc, tiêu chuẩn không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng, gây lãng phí, làm các quyết định trả lương, khen thưởng không chính xác.
- Bước 4: Thảo luận với CBCNV về nội dung, phạm vi, đánh giá thông thường, các cấp quản lý phải thông báo cho nhân viên biết ngay khi có các công việc về tiêu chuẩn, phạm vi đánh giá. Thông báo để nhân viên biết được nội dung, phạm vi đánh giá, những lĩnh vực cần đánh giá, đánh giá như thế nào, chu kỳ thực hiện và tầm quan trọng của kết quả đánh giá.
- Bước 5: Thảo luận với CBCNV về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và chưa nhất trí, chỉ ra những điểm tốt và những điểm còn hạn chế để tìm cách sửa chữa trong những lần đào tạo tiếp theo.
- Bước 6: Xác định mục tiêu kết quả mới cho nhân viên
Điều quan trọng trong đánh giá công tác ĐTNNL cho nhân viên là cần đưa ra các phương pháp, cách thức đào tạo NNL mới, đề ra các chỉ tiêu mới về đánh giá kết quả đạt được và có những chương trình đào tạo cụ thể trong từng khóa học.
2. Một số phương pháp đánh giá kết quả ĐTNNL trong doanh nghiệp:
Phương pháp mức thang điểm, phương pháp xếp hạng, phương pháp quan sát hành vi, phương pháp ghi chép lưu trữ. Trong đó phương pháp đánh giá theo mức thang điểm được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp.
1.2. Các nghiên cứu liên quan
Đào tạo NNL tại khách sạn SOFITEL PLAZA Hà Nội
Là một khách sạn 5 sao, nằm trên vị trí đặc biệt của trunng tâm Hà Nội với cảnh sắc xung quanh đẹp. Chủ đầu tư là công ty International Westlake Co. Ltd. Là một tập đoàn United Oversea Land (Singapore). Với quan điểm và mục đích kinh doanh:
- Quan tâm, chăm sóc khách hàng một cách lịch sự chu đáo
- Cung cấp các dịch vụ hiệu quả và phong phú.
- Sử dụng các trang thiết bị hiện đai, tiên tiến và áp dụng các công nghệ mới trong phục vụ nhà hàng
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trên, khách sạn SOFITEL PLAZA Hà Nội luôn chú trọng quan tâm đến vấn đề con người đặc biệt thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và bồi dưỡng NNL cho nhân viên trong khách sạn. Đối với vấn đề ĐTNNL trong khách sạn, tập đoàn Acoor đã đề ra mục tiêu: “Mỗi một nhân viên phải tham gia ít nhất một khóa huấn luận trong một năm tại khách sạn của mình.” Ddể thực hiện đươc điều đó, chuỗi khách sạn Sofitel đã đề ra phương châm: “Tất cả các nhân viên phải là đại sứ của Sofitel đối với khách hành. Sự nghiệp tuyệt vời trong tương lai sẽ được đánh giá bởi sự ân cần chu đáo, tính hiệu quả của công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có sự hiểu biết văn hóa rộng và được đào tạo một cách bài bản của mỗi nhân viên.”
Những nhân viên sau khi được tuyển chọ và làm việc sẽ tham gia một khóa học đào tạo định hướng nghề nghiệp và đào tạo chỗ nhằm mục đích giúp họ hòa nhập nhanh chóng với công việc và môi trường làm việc xung quanh.
Nhu cầu đào tạo hằng năm của toàn khách sạn được phòng nhân sự đánh giá đó
là xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN ÊMM HUẾ
2.1. Khái quát về khách sạn ÊMM Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khách sạn 4 sao ÊMM Huế chính thức khai trương và đưa vào hoạt động ngày 30/10/2016, tại 15 Lý Thường Kiệt, phường Phú Nhuận, thành phố Huế với sự góp mặt và tham gia của nhiều đại diện của ngành và thành phố như: Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, lãnh đạo tỉnh TT-Huế và thành phố Huế, đại diện ngoại giao, các nhà đầu tư và đối tác của khách sạn.
(Hình ảnh khách sạn ÊMM Huế)
Khách sạn nằm gọn ở trung tâm thành phố Huế và trải qua chặng đường nhiều năm hoạt động. Tiền thân khách sạn ÊMM Huế là Festival Huế Hotel luôn được đánh giá là một trong những khách sạn hàng đầu Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận. Đồng thời, Festival Huế Hotel cũng luôn nhận được sự quan tâm và lựa
chọn từ khách hàng với những đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, về cơ sở vật chất
ngày càng được hoàn thiện hơn.
Khách sạn ÊMM Huế bao gồm 72 phòng, với khu vực nhà hàng, quầy bar, hồ bơi sang trọng được thiết kế và nâng cấp theo phong cách hiện đại, với nhiều màu sắc tươi mới nhưng không mất đi những nét đặc trưng của cố đô. Không gian khách sạn là sự kết hợp hài hòa giữa hai tông chủ đạo là tím Huế và xanh ngọc bích, vừa giữ được nét đẹp cố đô, vừa mang hơi thở tươi mới của nhịp sống hiện đại.
Lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của vua chúa thời xưa, nét Huế được tôn vinh qua những họa tiết mạng đậm phong cách hoàng gia trên nền vải lụa được sử dụng cho ga giường, rèm cửa, cho từng chi tiết tinh tế nhất trong tổng thể sạng trọng của khách sạn ÊMM Huế. Mặt khác, nét đẹp hiện đại cuãng được thể hiện thông qua các trang thiết bị được sử dụng trong không gian khách sạn.
Ngoài ra, sự ra đời của nhà hàng Yến và quầy bar Chào, là điểm nhấn ấn tượng cho du khách muốn tìm đến nét đẹp ẩm thực cố đô và những phút giây nghỉ ngơi thư giãn cùng gia đình và bạn bè trong những kỳ nghỉ hay những chuyến công tác dài ngày. Nhờ vào nỗ lực, ÊMM Huế Hotel trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho những chuyến du lịch khám phá lịch sử, văn hóa và ẩm thực cố đô.
Với phương châm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm đẳng cấp và khó quên. ÊMM Huế Hotel sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch Huế, là địa điểm dừng chân thú vị và hấp dẫn cho du khách mỗi lầm đến Huế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Khách sạn được tổ chức và vận hành theo mô hình trực tuyến – chức năng và được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Trưởng bộ phận marketing
Trưởng bộ phận lễ tân
Trưởng bộ phận buồng
Trưởng bộ phận F&B
Trưởng bộ phận Nhân sự
Trưởng bộ phận Kế toán
Trưởng bộ phận Điều hành du lịch
Trưởng bộ phận Kế hoạch
NV
Marketing
NV
đặt phòng, lễ tân, hành lý, lái xe
NV
buồng
, giặt là
Bếp trưởng, bếp phó, phụ bếp, tạp vụ
Nhà hàng – Quầy bar
Quản lý nhà hàng, giám sát, NV pha chế, thu ngân, phục vụ
NV
hành chính nhân sự, bảo vệ
NV
kế toán
NV
diều hành dịch vụ
NV
kế hoạch
(Nguồn: Bộ phận kế toán – Khách sạn ÊMM Huế)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn ÊMM Huế
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban giám đốc: Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm công tác đối nội và đối ngoại trong, mọi hoạt động của khách sạn. Lập kế hoách tổ chức lao động và kiểm tra trong quá trình hoạt động kinh doanh, vạch kế hoạch công tác, lên kế hoạch. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Bộ phận Marketing: Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm của khách sạn nhằm thu hút khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận. Thực hiện hợp đồng liên kết với các công ty du lịch và khách sạn trong nước. Tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh và đề ra phương hướng chiến lược kinh doanh, đề ra giải pháp khắc phục những nhược điểm và phát huy thế mạnh trong