và nâng cao sức cạnh tranh, thương hiệu của các ngành nghề truyền thống của
Lào gắn với bảo tồn, phát triển văn hoá, du lịch và bảo vệ môi trường.
Phát triển nông nghiệp và nông thôn Thủ đô Viêng Chăn theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả, bền vững. Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên cơ sở hình thành những khu nông nghiệp sạch gắn với bảo tồn, phát triển văn hoá, du lịch và xây dựng nông thôn mới, đẹp hơn.
Tăng cường xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng Thủ đô Viêng Chăn theo hướng đồng bộ và hiện đại gắn kết với thiết kế và xây dựng các công trình với kiến trúc tiêu biểu. Phát triển đường giao thông ra các huyện, tỉnh ngoài Thủ đô; hiện đại hoá các tuyến đường trục giao thông chính của Thủ đô. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, cơ sở hạ tầng điện, thông tin - truyền thông, bưu chính - viễn thông, phát thanh, truyền hình… Hình thành không gian đô thị hợp lý kết hợp hài hoà thiên nhiên - kinh tế - xã hội - văn hoá, bảo vệ môi trường.
Vì vậy, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn cần phải gắn chặt với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, để làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Cần phải chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện cần thiết cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Trong đó, nguồn nhân lực phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong mọi lĩnh vực.
4.1.2.2. Phát triển giáo dục đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực đủ số lượng cơ cấu hợp lý và có chất lượng cao
Trong nền kinh tế tri thức: "Tri thức là động lực cơ bản cho việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh toàn cầu, nó là yếu tố quyết định trong quá trình phát minh, sáng kiến và tạo ra của cải xã hội" [61, tr.43].
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho tri thức trở thành nguồn lực quan trọng nhất. Kinh nghiệm
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Trình Độ Của Cán Bộ Quản Lý Thủ Đô Viêng Chăn Qua Các Giai Đoạn
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 16
- Phương Hướng Chủ Yếu Nhằm Đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thủ Đô Viêng Chăn
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 19
- Giải Pháp Về Thu Hút, Khai Thác Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực
- Giải Pháp Về Chính Sách Huy Động Các Nguồn Lực Cho Đầu Tư Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
thế giới cho biết khi nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, thì giáo dục - đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực, là nền tảng của chiến lược con người. Giáo dục - đào tạo, giáo dục - đào tạo tham gia trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cần phải coi rằng, nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của Thủ đô Viêng Chăn nói riêng và CHDCND Lào nói chung, chứ không phải là vốn hay máy móc hiện đại, nó chính là con người cùng với tiềm năng trí tuệ mà họ đang sở hữu. Có như vậy, việc khai thác và phát huy nhân tố con người cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn mới đạt được mục tiêu đề ra.
Để cho kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn phát triển nhanh và bền vững, Chính quyền Thủ đô cần phải chỉ đạo mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng toàn diện trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng toàn diện của nguồn nhân lực.
Đại hội toàn quốc thứ IX Đảng nhân dân cách mạng Lào khẳng định: "Tích cực cải cách hệ thống giáo dục quốc gia, củng cố..." [136, tr.78-79]. Trong thời đại ngày nay giáo dục phải được coi là quốc sách hàng đầu để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Cần làm cho giáo dục - đào tạo đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế của đất nước thì nó mới thực sự đảm nhiệm được vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập với thế giới.
Phát triển khoa học và công nghệ tạo tiền đề phát triển nhanh và chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ để Thủ đô Viêng Chăn trở thành trung tâm sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước.
Phát triển và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Lào và Thủ đô Viêng Chăn. Xây dựng nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp hiện đại dựa trên nền tảng tinh thần yêu nước; văn hoá giao tiếp. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực và chuyên ngành văn hoá, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa, phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống. Đầu tư xây dựng, tôn tạo, quản lý các công trình văn hoá đặc biệt quan trọng của Lào ở Viêng Chăn; phát triển mạnh hệ thống thông tin đại chúng; hoàn thiện hệ thống các trung tâm giáo dục - đào tạo.
Đổi mới phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng tiên tiến và hiện đại; xây dựng một số trường phổ thông chất lượng cao; đẩy mạnh dạy, học ngoại ngữ trong các trường học đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế; hiện đại hoá các trường năng khiếu để tạo nguồn hình thành và phát triển nhân tài cho tương lai. Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực đủ về số lượng và có chất lượng; xây dựng, phát triển Thủ đô Viêng Chăn thành trung tâm đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu của cả nước Lào. Đảng, nhà nước Lào cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng một số trường đại học; tập trung đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực đào tạo đại học, y học, văn hoá - nghệ thuật, thể thao thành tích cao và công nhân kỹ thuật bậc cao; có chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực lãnh đạo, quản lý và khoa học - công nghệ trình độ cao ở nước ngoài; tăng nhanh quy mô và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái công nghệ cao và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xây dựng các cụm trung tâm đào tạo ở ngoài Viêng Chăn; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài; đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục, đào tạo.
4.1.2.3. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và giải quyết các
vấn đề xã hội để đảm bảo nguồn nhân lực
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn đất nước Lào. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì thực chất đây là việc chăm lo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng; Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nới riêng, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.
Phát triển hệ thống y tế theo hướng tiên tiến, hiện đại, đồng thời chú trọng y học cổ truyền dân tộc; nâng cao trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước tiên tiến trên thế giới; Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm y học, dược học của Lào. Cần quy hoạch mạng lưới bệnh viện hợp lý, xây dựng các cụm trung tâm chữa bệnh mới ở khu vực ngoại thành; phát triển mạng lưới y tế dự phòng hiện đại với sự tham gia tự giác, rộng rãi của người dân; nâng cấp và hiện đại hoá y tế tuyến cơ sở; tăng cường phát triển y tế cộng đồng và y tế gia đình; từng bước giảm chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành.
Xây dựng các trung tâm thể thao và các cơ sở thể dục thể thao; tăng cường đào tạo vận động viên của Thủ đô Viêng và cả nước đạt trình độ cao trong khu vực; phát triển mạnh thể dục - thể thao quần chúng.
Giải quyết việc làm, ưu tiên tạo việc làm mới có chất lượng, năng suất và hiệu quả cao; phấn đấu trong tổng số lao động làm việc, có nhiều hơn lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ trình độ, chất lượng cao.
Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân; từng bước
rút ngắn khoảng cách về điều kiện sống giữa khu vực nội Thủ đô Viêng Chăn
và các huyện ngoại thành; khuyến khích người dân làm giàu theo pháp luật. Xây dựng hệ thống bảo đảm xã hội hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với tiềm năng, đặc điểm, yêu cầu và trình độ phát triển của Thủ đô Viêng Chăn; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo; thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh phòng chống các tệ nạn xã hội; giảm thiểu các tệ nạn xã hội, ma tuý.
Bảo đảm môi trường Thủ đô Viêng Chăn xanh, sạch, đẹp và cân bằng sinh thái theo các tiêu chí môi trường đô thị bền vững; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từng người dân
Đảm bảo an ninh chính trị vững chắc, đặc biệt là bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan tổ chức và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các ngày lễ và sự kiện lớn; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội
4.1.2.4. Tăng cường thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế đảm bảo
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Hội nhập kinh tế quốc tế mà trước hết và phát triển nhanh nhất hiện nay là tự do hoá thương mại thông qua các định chế thương mại tiểu vùng, khu vực và toàn cầu. CHDCND Lào đang chủ động hội nhập sâu hơn và đẩy đủ hơn vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, ngoài việc tham gia các tổ chức kinh tế khu vực ASEAN, là thành viên trong tổ chức khu vực tự do thương mại của khối (AFTA), vào tổ chức Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tích cực chủ động tham gia WTO. Đảng và Chính phủ Lào nhận rõ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức.
Bất cứ một sự bất ổn nào trong thị trường tài chính, lao động, thương mại thế giới cũng có sự lan toả ảnh hướng đến tất cả các nền kinh tế, đặc biệt là khu vực Châu Á nói chung và các nước ASEAN nói riêng, vì thế cũng có nhiều biến động, chữa đựng nhiều rủi ro [54, tr.128].
Việc CHDCND Lào gia nhập WTO, là phải sẵn sàng đối mặt với cạnh
tranh về thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, lao động, công nghệ với các
nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển hiện đại. Khi hội nhập cạnh tranh quốc tế trong phát triển các sản phẩm trong nước cả về chất lượng, tiêu chuẩn, dịch vụ sẽ tăng lên và được giám sát nghiêm ngặt hơn.
Tăng cường, mở rộng hợp tác, phối hợp liên kết phát triển giữa Thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh lân cận. Phát triển các ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao; phát triển các khu, cụm công nghiệp; du lịch; các cơ sở đào tạo và y tế lớn.
Mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện Thủ đô Viêng Chăn với Thủ đô Hà Nội và và các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới, trong đó ưu tiên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, kinh nghiệm quản lý đô thị; thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập những điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao vào Thủ đô Viêng Chăn.
4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực
Đảng bộ và Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn cần quán triệt sâu sắc và giáo dục cho nhân dân nhận thức sâu sắc tư tưởng của V.L.Lênin "Học, học nữa, học mãi", "Kẻ thù thứ hai- nạn mù chữ…Một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị". "Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là "Học tập, học tập nữa và học tập mãi", "Không thể xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa trong một nước có những người mù chữ" [42, tr.374]. Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện thành công khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động được trang bị một nền tảng văn hoá vững chắc, một trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao.
Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh coi vấn đề cơ bản nhất, nổi
bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo
dục và tự giáo dục. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua giáo dục để họ có hiểu biết, năng lực, đạo đức, sức khoẻ là yếu tố then chốt, có tính quyết định thành công của cách mạng, tiền đồ của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Người từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa"; "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". "Trồng người" theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất rộng, đó là sự quan tâm chăm sóc cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, là sự chăm sóc con người về cả sức khoẻ, văn hoá, đạo đức cho đến nhân cách và lối sống… Con người xã hội là con người phát triển toàn diện, phát triển mọi khả năng tiềm tàng, nó là yếu tố quyết định sự phát triển.
Từ nhận thức con người là tài nguyên quý giá nhất, nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển. Phát triển con người trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Trí tuệ và năng lực sáng tạo chính là nguồn tài sản lớn nhất và quan trọng nhất, cùng với khoa học - công nghệ, vốn, tài nguyên thiên nhiên, thì chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Mặc dù, con người phải dựa vào các điều kiện vật chất đó mới có thể phát huy được vai trò quyết định cho sự phát triển, nhưng trong tương tác giữa các yếu tố đó, nguồn nhân lực luôn có vai trò nổi trội hơn so với các yếu tố vật chất. "Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững" [74, tr.73].
Cần khẳng định phát triển nguồn nhân lực trong thời đại ngày nay đã
trở thành động lực hàng đầu để phát triển kinh tế. Để có nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để phát triển nguồn lực con người, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục - đào tạo là giải pháp hữu hiệu, là con đường duy nhất phát triển thể lực, trí lực và đức dục của con người, tác động trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đảng và Nhà nước Lào luôn coi giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; là công cụ quan trọng nhất và trực tiếp nâng cao tri thức, trang bị chuyên môn kỹ thuật, hình thành kỹ năng lao động, năng lực tư duy sáng tạo cho người lao động.
Giáo dục con người phát triển toàn diện chính là con người có đẩy đủ phẩm chất và năng lực, tư tưởng, trí tuệ, năng lực tiếp nhận cái mới và năng lực hành động... Để có điều đó, đội ngũ giáo viên giữ vị trí trọng yếu có ý nghĩa quyết định thắng lợi.
4.2.2. Giải pháp về đổi mới, phát triển toàn diện giáo dục đào tạo
Một là, phải đầu tư thích đáng cho giáo dục - đào tạo.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, có vai trò then chốt trong sự nghiệp trồng người, là công cụ quan trọng nhất, trực tiếp nhất để nâng cao trình độ dân trí, trang bị chuyên môn kỹ thuật và hình thành kỹ năng lao động, năng lực tư duy sáng tạo cho người lao động. Chú ý giáo dục đạo đức, lối sống, phát huy năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, hết sức quan tâm giáo dục phổ thông, đại học… Hiện nay giáo dục - đào tạo ở Viêng Chăn cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Nâng cao nghiệp vụ giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên có trình độ theo yêu cầu,có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm nhận thức đúng đắn, có phương pháp sư phạm và lòng say mê nghề nghiệp. Để người thầy biết phát huy những mặt