kinh doanh. Tìm kiếm các mối quan hệ khách hàng, các khách đặt hội nghị, hội thảo, tiệc,…Đảm bảo việc đặt phòng trước cho khách hàng thông qua việc liên lạc thường xuyên với lễ tân và bộ phận buồng.
Bộ phận lễ tân: Đại diện cho khách sạn mở rộng các mối quan hệ, tiếp xúc với khách hàng. Có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng, làm cầu nối liên hệ giữa khách hàng và các bộ phận trong khách sạn, trong định hướng tiêu dùng của khách hàng và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn tới khách hàng. Bộ phận lễ tân đóng vai trò trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các bộ phận trong khách sạn, cung cấp các thông tin về khách hàng. Bán dịch vụ phòng nghỉ và các dịch vụ cho khách, tham gia vào các hoạt động kinh doanh phòng ngủ của khách sạn như: Đón tiếp khách, bố trí phòng ngủ, giữ đồ cho khách, thanh toán,…Nắm vững thị hiếu của khách, tạo ấn tượng tốt với khách. Giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của khách. Giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan và các cơ sở dịch vụ ngoài khách sạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Bộ phận buồng: Đây là bộ phận tạo ra doanh thu cho khách sạn. Là bộ phận chăm lo sự nghỉ ngơi của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách. Bảo quản các trang thiết bị nội thất và vệ sinh hàng ngày cho khách sạn. Nhận chuyên các yêu cầu như giặt là, massage và các dịch vụ bổ sung khác, làm nhiệm vụ vệ sinh làm sạch toàn bộ trong và ngoài khách sạn.
Bộ phận bếp: Chịu trách nhiệm cung cấp các món ăn cho nhà hàng, các bữa tiệc và hội nghị, hội thảo theo yêu cầu khách đặt ra, đảm bảo bữa ăn đầy đủ cho nhân viên trong khách sạn. Đồng thời luôn phải tuân theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng.
Bộ phận nhà hàng: Đảm bảo tất cả các công việc từ phục vụ khách ăn uống hằng ngày cho đến các bữa tiệc lớn nhỏ. Thực hiện chức năng tiêu thụ và bán hàng, đưa ra thực đơn giới thiệu các món ăn và thuyết phục khách hàng sử dụng. Nghiên cứu nhu cầu thị hiếu ăn uống cảu khách, tổ chức chế biến phục vụ các loại thực đơn phù hợp với từng khách hàng. Nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về ăn uống.
Bộ phận nhân sự: Chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho khách sạn vào mọi thời điểm. Tìm kiếm những nguồn lao động cần thiết và phân bố các nguồn này một cách hợp lý sao cho có hiệu quả nhất.
Bộ phận bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn thân thể và tài sản cho khách hàng khi đến với khách sạn, đảm vảo tài sản khách hàng không bị thất thoát, đảm bảo an ninh luôn ổn định bên ngoài và bên trong khách sạn.
Bộ phận kế toán: Đảm bảo cân đối sổ sách về các khoản thu chi của khách sạn, các công việc như lương, thưởng, các loại thuế,…Đồng thời bộ phận này còn chịu trách nhiệm quản lý các chứng từ sổ sách kế toán.
Bộ phận điều hành du lịch: Tham mưu cho giám đốc về thị trường du lịch, tổ chức đăng ký visa, liên kết với các đại lý bán vé máy bay, vé tàu tổ chức các tour du lịch. Phòng điều hành du lịch còn tổ chức các mối liên hệ để tìm kiếm khách hàng.
Bộ phận lên kế hoạch: Chịu trách nhiệm về kế hoạch chính của khách sạn. Lên các kế hoạch kinh doanh trong từng thời điểm nhất định, đảm bảo sự mở rộng quy mô của khách sạn và đảm bảo cho sự kinh doanh của khách sạn mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của khách sạn ÊMM Huế
2.1.3.1. Chức năng của khách sạn ÊMM Huế
Khách sạn ÊMM Huế chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lưu trú ngắn ngày như: cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú, lữ hành cho khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, Khách sạn ÊMM Huế còn liên kết với các doanh nghiệp và công ty du lịch khác để tổ chức, hướng dẫn khách tham quan các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử văn hóa khác.
Tổ chức sản xuất, chế biến các món ăn phục vụ du khách đảm bảo chất lượng vệ sinh. Buôn bán các sản phẩm như rượu, bia, nước ngọt,…
2.1.3.2. Nhiêm vụ của khách sạn ÊMM Huế
Đón tiếp, nhận, giải quyết các yêu cầu của khách hàng và chuyển thông tin của khách hàng đến các bộ phận kiên quan, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục đăng ký phòng và trả phòng cho khách, thu phí nếu khách hàng sử dụng các sản phẩm khác trong khách sạn sau đó lưu trữ thông tin của khách lên hệ thống, báo các với nhà quản lý tình hình hoạt động, liên kết, hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vị.
- Luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Luôn đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Tuân thủ các chính sách chế độ nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chế độ quản lý tài chính, tài sản, chính sách cán bộ công nhân viên.
2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn ÊMM Huế
Khách sạn kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về nghỉ ngơi. Khách sạn cần có nhiều dịch vụ tiện ích thì dễ dàng thu hút khách hàng hơn.
- Dịch vụ lưu trú: Đây là dịch vụ quan trọng nhất vì doanh thu của dịch vụ này chiếm tỷ trọng cao nhất trong kinh doanh KS. Hiện tại khách sạn có 72 phòng, đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn 4 sao luôn sẵn sang đón khách. Với trang trí theo phong cách truyền thống pha lẫn hiện đại. Các thiết bị theo tiêu chuẩn 4 sao được trang bị trong phòng như: bàn làm việc, truyền hình thu vệ tinh, internet tốc độ cao, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, tủ đựng đồ cá nhân, dịch vụ 24/24,…
- Nhà hàng: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, KS đã đầu tư
nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà hàng đưa vào phục vụ.
- Dịch vụ vận chuyển: Cùng với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, KS còn thực hiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng
mọi lúc, mọi nơi. Khách sạn thực hiện vận chuyển, đưa đón du khách từ sân bay, nhà ga, bến xe đến khách sạn và ngược lại, đồng thời cũng đưa du khách tham quan quan các địa điểm du lịch,…
Ngoài các lĩnh vực kinh doanh nói trên KS còn có một số dịch vụ bổ sung khác như: dịch vụ giặt là, internet, tiêu dùng, thông tin liên lạc,…Bên cạnh đó khách sạn ÊMM Huế còn có bể bơi thoáng mát để khách hàng thư giãn khi lưu trú tại khách sạn.
2.1.5. Cơ cấu NNL của Khách sạn ÊMM Huế
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại khách sạn ÊMM Huế
Năm | ||||||
2018 | 2019 | 2020 | ||||
Số lượng (người) | Tỷ trọng (%) | Số lượng (người) | Tỷ trọng (%) | Số lượng (người) | Tỷ trọng (%) | |
Tổng số lao động | 77 | 100 | 79 | 100 | 40 | 100 |
1. Phân theo giới tính | ||||||
Nam | 37 | 48,1 | 38 | 48,1 | 20 | 50 |
Nữ | 40 | 51,9 | 41 | 51,9 | 20 | 50 |
2. Phân theo trình độ học vấn | ||||||
Đại học cao đẳng | 35 | 45,5 | 36 | 45,6 | 13 | 32,5 |
Trung cấp | 25 | 32,5 | 26 | 32,9 | 20 | 50 |
Sơ cấp | 12 | 15,6 | 12 | 15,2 | 5 | 12,5 |
Khác | 5 | 6,4 | 5 | 6,3 | 2 | 5 |
3. Phân theo phòng ban | ||||||
Bộ phận kinh doanh | 2 | 2,6 | 3 | 3,8 | 2 | 5 |
Bộ phận kế toán - TCHC | 9 | 11,7 | 8 | 10,1 | 5 | 12,5 |
Bộ phận lễ tân | 8 | 10,4 | 8 | 10,1 | 4 | 10 |
Bộ phận nhà hàng | 15 | 19,5 | 17 | 21,5 | 8 | 20 |
Bộ phận bếp | 11 | 14,3 | 12 | 15,2 | 6 | 15 |
Bộ phận lưu trú | 17 | 22,1 | 17 | 21,5 | 6 | 15 |
Bộ phận bảo trì | 5 | 6,5 | 4 | 5,1 | 4 | 10 |
Bộ phận bảo vệ dịch vụ | 10 | 12,9 | 10 | 12,7 | 5 | 12,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn ÊMM Huế - 2
- Các Hình Thức Đào Tạo Trong Công Việc
- Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo Và Lựa Chọn Phương Pháp Đào Tạo
- Xậy Dựng Chương Trình Và Lựa Chọn Phương Án Đào Tạo
- Kết Quả Khảo Sát Của Nhân Viên Về Các Yếu Tố Của Công Tác Đtnnl Tại
- Đánh Giá Về Yếu Tố “Kết Quả Đạt Được”
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính khách sạn ÊMM Huế)
Nhận xét
Nhìn vào bảng trên, ta thấy được số lượng lao động và cơ cấu lao động của khách sạn ÊMM Huế giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Số lượng lao động có xu hướng tăng từ năm 2018 đến năm 2019, nhưng lại giảm mạnh trong năm 2020. Năm 2019 khách sạn có 79 lao động, tăng 3 lao động so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020, khách sạn có 40 lao động, giảm 39 lao động so với năm 2019.
Lý do số lượng lao động tại khách sạn ÊMM Huế giảm mạnh vào năm 2020 là vì: Do sự bùng phát của dịch Covid-19 dẫn đến lượng khách du lịch giảm mạnh từ khách quốc tế cho đến khách nội địa. Việc chính phủ ban hành chính sách hạn chế đi lại và dừng các chuyến bay quốc tế do dịch bệnh khiến các nghành kinh tế gặp khó khăn trong đó có ngành du lịch. Du lịch ảnh hưởng thì ngành kinh doanh khách sạn cũng ảnh hưởng theo, buộc khách sạn phải cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động, và cắt giảm nguồn nhân lực là một trong những biện pháp được sử dụng để duy trì hoạt động kinh doanh hiện nay.
Phân theo giới tính
Nhìn vào cơ cấu lao động phân theo giới tính thì lao động nữ chiếm số lượng nhiều hơn lao động là nam giới. Nhìn vào ngành kinh doanh khách sạn, đa phần các công việc trong KS phù họp với lao động nữ hơn là với lao động nam. Lao động nữ chiếm 51.9% năm 2018, 51.9% năm 2019 và 50% năm 2020. Lao động nam chiếm
48.1% năm 2018, 48.1% năm 2019 và 50% năm 2020. Lao động nữ chủ yếu làm những công việc đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận, những công việc cần giao tiếp nhiều như: lễ tân, đặt phòng, thu ngân,…Lao động nam thường làm những công việc mang tính kỹ thuật cao như: bảo trì, sửa chửa thiết bị…có trong khách sạn.
Phân chia theo trình độ học vấn
Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn, nhìn vào cơ cấu lao động thì lao động được đào tạo theo trình độ đại học cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động đang làm việc tại khách sạn. Lao động đạt trình độ đại học cao đẳng thường đảm nhận các vị trí cao trong các bộ phận nhằm điều hành công việc của nhân
viên và đưa ra các quyết định khi cần thiết chiếm 45.5% năm 2018, 45.6% năm 2019
và 32.5% năm 2020; trung cấp chiếm 32.5% năm 2018, 32.9% năm 2019 và 50% năm
2020; sơ cấp chiếm 15.6% năm 2018, 15.2% năm 2019 và 12.5% năm 2020; khác chiếm tỷ trọng thấp trong khách sạn thường là những lao động thời vụ chiếm 6.4% năm 2018, 6.3% năm 2019 và 5% năm 2020.
Phân theo phòng ban
Đối với cơ cấu lao động phân theo phòng ban cũng có những chuyển biến. Cụ thể, đối với lao động cao ở bộ phận lưu trú chiếm 22.1%, 21.5% và 15% lần lượt theo thứ tự từ năm 2018, 2019 và 2020. Bộ phận nhà hàng cũng chiếm tỷ lệ lao động cao trong KS sau bộ phận lưu trú lần lượt là 19.5%, 21.5% và 20% theo các năm 2018, 2019 và 2020. Bộ phận bếp chiếm 14.3%, 15.2% và 15% theo các năm 2018, 2019 và 2020. Tiếp theo là bộ phận bảo vệ dịch vụ chiếm 12.9%, 12.7% và 12.5% lần lượt theo các năm 2018, 2019 và 2020. Bộ phận kế toán – TCHC chiếm 11.7%, 10.1% và 12.5%
theo các năm 2018, 2019 và 2020. Bộ phận lễ tân chiếm 10.4%, 10.1% và 10% theo thứ tự các năm là 2018, 2019 và 2020. Bộ phận kinh doanh và bộ phận bảo trì là những bộ phận có cơ cấu lao động thấp nhất trong khách sạn. Bộ phận bảo trì chiếm 6.5% năm 2018, 5.1% năm 2019 và 10% năm 2020. Bộ phận kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các bộ phận của KS theo tỷ lệ đạt 2.6%, 3.8% và 5% theo các năm 2018, 2019 và 2020.
2.2. Thực trạng công tác ĐTNNL tại khách sạn ÊMM Huế
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Mỗi cán bộ công nhân viên khi làm việc tại khách sạn đều có nhu cầu được đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của mỗi người. Với sự biến động của các yếu tố bên trong và bên ngoài KS thì yêu cầu đặt ra cho CBCNV trong công việc càng cao. Vì vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phải được xác định một cách cụ thể, rò ràng, đúng với tình hình thực tế đang diễn ra về số lượng lao động, trình độ, vốn,…Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, phòng kế hoạch đưa ra các phương án và đề xuất lên ban lãnh đạo khách sạn để tiến hành phê duyệt. Kế hoạch
được duyệt và chuyển đến các phòng ban để tiến hành xác định nhu cầu nhân lực tại từng bộ phận là bao nhiêu và tiến hành tham gia đào tạo.
Việc xác định nhu cầu đào tạo NNL được dựa trên các căn cứ vào cơ cấu lao động tại của khách sạn, số lượng lao động phân bố không đồng đều theo trình độ và phòng ban. Với những lao động đã làm việc tại KS và có trình độ, chuyên môn nắm được các kiến thức và kỹ năng cần có thì nhu cầu đào tạo thấp. Còn những lao động mới, trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm làm việc thì nhu cầu đào tạo để nắm bắt được công việc cao hơn. Đối với các cán bộ cấp quản lý và giám đốc khách sạn thì có nhu cầu nâng cao năng lực quản lý, điều hành công việc.
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn trong 3 năm 2018 – 2020
Bảng 2.2. Nhu cầu đào tạo NNL của khách sạn
Lĩnh vực đào tạo | Số lượng đào tạo năm 2018 | Số lượng đào tạo năm 2019 | Số lượng đào tạo năm 2020 | |
1 | Đào tạo cán bộ quản lý | 5 | 5 | 2 |
Quản trị khách sạn | 2 | 2 | 1 | |
Nâng cao lỹ năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề | 3 | 3 | 1 | |
2 | Đào tạo nghiệp vụ lễ tân | 8 | 10 | 4 |
Quy trình đặt và trả phòng | 6 | 6 | 3 | |
Tâm lý khách hàng | 2 | 2 | 1 | |
3 | Đào tạo nghiệp vụ buồng | 5 | 6 | 3 |
Quy trình dọn phòng | 3 | 3 | 2 | |
Quy trình giặt là | 2 | 3 | 1 | |
4 | Đào tạo nghiệp vụ bếp, nhà hàng | 10 | 12 | 7 |
Đào tạo đầu bếp | 1 | 1 | 1 | |
Đào tạo phụ bếp | 2 | 2 | 1 | |
Đào tạo pha chế | 2 | 2 | 2 | |
Đào tạo vệ sinh an toàn thực phẩm | 5 | 7 | 3 | |
5 | Đào tạo nghiệp vụ tài chính – kế toán | 3 | 2 | 2 |
Bồi dưỡng kế toán trưởng, kế toán tổng hợp | 2 | 1 | 1 | |
Đào tạo về hệ thống pháp luật liên quan | 1 | 1 | 1 | |
6 | Đào tạo kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống | 15 | 15 | 8 |
7 | Đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật | 2 | 3 | 1 |
Kỹ thật bảo trì máy móc, thiết bị | 2 | 3 | 1 | |
8 | Nâng cao trình độ ngoại ngữ | 15 | 17 | 7 |
9 | Đào tạo văn hóa doanh nghiệp | 5 | 7 | 5 |
Tổng | 68 | 77 | 39 |
(Nguồn: Phòng kế hoạch KS ÊMM Huế)
Qua bảng tổng hợp kế hoạch đào tạo NNL trên, ta thấy nhu cầu đào tạo tại khách sạn ÊMM Huế có xu hướng tăng trong 2 năm 2018 – 2019 và giảm vào năm 2020 do số lượng lao động giảm.