Xậy Dựng Chương Trình Và Lựa Chọn Phương Án Đào Tạo


2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo

Khi xác định được nhu cầu đào tạo, đưa ra mục tiêu đào tạo cần đạt được của

chương trình đào tạo, cụ thể như:


Giúp cho nhân viên nắm được các kiến thức mới trong công việc, những kỹ năng

cụ thể cần có và áp dụng trong công việc thực tế tại khách sạn.


Đảm bảo được số lượng nhân viên sau đào tạo đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực.


Thời gian đào tạo đủ cho nhân viên mới làm quen với môi trường làm việc và nắm bắt được quy trình làm việc.

Thích ứng được với những thay đổi và biến động của công nghệ - kỹ thuật mới.


Đào tạo không ngừng nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Khả năng thích ứng với những biến động không ngừng của ngành kinh doanh khách sạn từ đó giúp khách sạn ngày càng phát triển trong tương lai.

2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Dựa vào nhu cầu đào tạo, đối tượng được lựa chọn bao gồm: cán bộ quản lý các bộ phân (giám đốc, các trưởng bộ phận), nhân viên tại các bộ phận (lễ tân, buồng, kế toán, pha chế,…) và nhân viên mới tại khách sạn.


2.2.4. Xậy dựng chương trình và lựa chọn phương án đào tạo

Từ yêu cầu, mục tiêu và đối tượng đào tạo tại khách sạn ÊMM Huế đã xây dựng và lựa chọn phương phương pháp đào tạo phù hợp với nhiều hình thức khác nhau.

Đào tạo trong công việc là phương pháp đào tạo trực tiếp tại khách sạn, nười học có thể tiếp xúc với các công việc thực tế dưới sự hướng dẫn của những người đi trước. Như vậy, họ có thể quan sát và thực hành ngay trong lúc đào tạo. Người học theo phương thức vừa học, vừa làm sẽ rút ngắn được thời gian đào tạo.

Đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo: Đối với những nhân viên mới, chưa có kinh

nghiệm làm việc hoặc trình độ chuyên môn thấp sẽ được đưa đến các phòng ban và cử


người có kinh nghiệm kèm cặp hướng dẫn trong công việc. Giúp cho nhân viên mới có thể hòa nhập với môi trường làm việc mới, dễ dàng hơn trong công việc sau này.

Đào tạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ: Đưa ra các quy trình và phương pháp cụ thể đối với những công việc khác nhau. Đối với nhân viên lễ tân người làm phải tuân thủ đúng quy trình đón, tiễn và làm thủ tục cho khách khi đến với khách sạn. Với nhân viên giặt là, phải áp dụng đúng quy trình nhận và trả đồ cho khách khi khách hàng có nhu cầu giặt là tại khách sạn,…

Đào tạo ngoại ngữ: Nâng cao khả năng giao tiếp với khách hàng là người ngoại quốc. Nội dung đào tạo là các bài giảng chuyên về tiếng anh giao tiếp, nhân viên được tiếp cận với cách nói tiếng anh chuẩn Anh – Mỹ, khóa học có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng và có thể tổ chức từ 1 đến 2 đợt đào tạo trong một năm. Nhằm giúp nhân viên nâng cao khả năng giao tiếp và tự tin hơn khi nói chuyện với người nước ngoài.

Đào tạo văn hóa doanh nghiệp: Đó là các nội dung liên quan đến các quy định, nội quy, các tiêu chuẩn, nghĩa vụ và quyền lợi đạt được khi làm việc tại khách sạn ÊMM Huế. Các Cán bộ quản lý sẽ tiến hành các buổi gặp mặt nói chuyện với các nhân viên, tại đây có thể trao đổi các vấn đề mà mình quan tâm và giải đáp những thác mắc nếu có.

Đào tạo ngoài công việc: Các cán bộ được cử đi học tại các trung tâm, đơn vị, các trường đại học chính quy để nâng cao các kiến thức, kỹ năng mới.


Bảng 2.3. Phương pháp đào tạo phổ biến tại khách sạn ÊMM Huế giai đoạn 2018 – 2020

Các phương pháp

Đối tượng đào tạo

Nơi tiến hành

Cán bộ chuyên

môn, nghiệp vụ

Nhân viên các

bộ phận

Nhân viên

mới

Tại khách

sạn

Bên ngoài

khách sạn

Kèm cặp chỉ bảo

X

X

X

X


Mở lớp đào

tạo



X


X

Cử đi học tại các

trường

X




X

Đào tạo

theo kiểu học nghề



X

X


Tham gia hội nghị,

hội thảo

X




X

Thực tập sinh

X

X

X

X


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn ÊMM Huế - 6

(Nguồn: Phòng kế hoạch khách sạn ÊMM Huế)


2.2.5. Lựa chọn giáo viên đào tạo

Giáo viên đào tạo bao gồm các giáo viên bên trong và bên ngoài khách sạn. Các giáo viên bên trong là những người nắm vị trí quan trọng trong khách sạn, là những người có kinh nghiệm lâu năm: giám đốc, trưởng các bộ phận. Giáo viên bên ngoài là


những người có trình độ học thức, chuyên môn cao tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh.

2.2.6. Dự tính chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo được trích ra từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh tại khách sạn trong quá trình kinh doanh. Tùy vào nhu cầu, mục tiêu đào tạo và kết quả hoạt động kinh doanh để đưa ra các mức chi phí đào tạo phù hợp với từng bộ phận nhân viên.

Phòng kế toán – TCHC dự tính chi phí của khóa đào tạo là bao nhiêu dựa trên kế hoạch đào tạo đã được đưa ra tại khách sạn trước khi khóa đào tạo diễn ra. Vì vậy, chi phí khi đào tạo thực tế và dự kiến sẽ có có sự chênh lệch với nhau:

Bảng 2.4. Chi phí đào tạo giai đoạn 2018 - 2020



Lĩnh vực đào

tạo

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số lượng (người)

Chi phí (triệu đồng)

Số lượng (người)

Chi phí (triệu đồng)

Số lượng (người)

Chi phí (triệu đồng)

Tổng

68

78

77

81

39

64

Đào tạo cán bộ

quản lý

5

17,5

5

18,5

2

9,5

Đào tạo nghiệp

vụ lễ tân

8

5

10

5,5

4

4

Đào tạo nghiệp

vụ buồng

5

2

6

2

3

4

Đào tạo nghiệp

vụ bếp, nhà hàng

10

8

12

8,5

7

6

Đào tạo nghiệp vụ tài chính – kế

toán

3

4,5

2

4,5

2

4,5

Đào tạo kỹ năng

giao tiếp và xử lý tình huống

15

17

15

18

8

15

Đào tạo nghiệp

vụ kỹ thuật

2

1

3

1

1

2

Nâng cao trình

độ ngoại ngữ

15

20

17

20

7

15

Đào tạo văn hóa

doanh nghiệp

5

3

7

3

5

4

(Nguồn: Phòng kế toán – TCHC)


Nhìn chung chi phí đào tạo tăng qua các năm và tùy thuộc vào số lượng đào tạo sẽ có sự biến đổi. Năm 2019 đạt 81 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020 đạt 64 triệu đồng, giảm 17 triệu đồng so với năm 2019 do khách sạn cắt giảm nguồn nhân lực.


2.3. Đánh giá công tác ĐTNNL tại khách sạn ÊMM Huế thông qua bảng kháo sát

Để đánh giá về chất lượng đào tạo NNL tại khách sạn ÊMM Huế, tôi đã tiến hành lập bảng khảo sát để thu thập các thông tin về nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert – 5 mức độ từ 1 đến 5 (hoàn toàn không đồng ý – hoàn toàn đồng ý), để đánh giá các chỉ tiêu và phương pháp đào tạo được áp dụng tại khách sạn. Bên cạnh đó còn có những câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cá nhân của mỗi người về độ tuổi, giới tính, thâm niên, vị trí công việc.

Bảng 2.5. Đặc điểm về mẫu khảo sát


Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số mẫu

35

100

Theo giới tính

Nam

18

51,4

Nữ

17

48,6

Theo độ tuổi

Dưới 25 tuổi

14

40

Từ 25 đến 35 tuổi

10

28,6

Từ 35 đến 45 tuổi

6

17,1

Trên 45 tuổi

5

14,3

Thâm niên

Dưới 1 năm

9

25,7

Từ 1 đến 3 năm

11

31,4

Từ 3 đến 5 năm

10

28,6

Trên 5 năm

5

14,3

Vị trí công việc

Cán bộ quản lý

7

20

Nhân viên

28

80

(Xử lý số liệu SPSS)


Theo giới tính


Trong tổng số 35 nhân viên tham gia khảo sát, có 18 nhân viên nam và 17 nhân viên nữ chiếm tỷ lệ là 51.5% và 48.6%. Tỷ lệ gần như là bằng nhau về số lao động nam và nữ hiện tại đang làm việc tại khách sạn.

Theo độ tuổi


Số lượng nhân viên dưới 25 tuổi chiểm tỷ trọng cao nhất đạt 40%, lao động từ 25 đến 35 tuổi chiếm 28.6%, lao động từ 35 đến 45 tuổi chiếm 17.1% và còn lại 14.3% là lao động trên 45 tuổi. Số lượng lao động trẻ chiểm tỷ trọng cao, phù hợp với yêu cầu công việc của ngành khách sạn. Đây là đối tượng cần được đào tạo công việc, những lao động mới chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, hay những sinh viên mới tốt nghiệp.

Theo thâm niên


Thâm niên làm việc từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 31.4%. Nhân viên làm việc từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ trọng 28.6%, nhân viên làm việc dưới 1 năm chiếm 25.7%. Lao động hiện nay tại khách sạn hầu như là lao động trẻ, kinh nghiệm thấp hoặc không có kinh nghiệm, thời gian làm việc ngắn nên cần được đào tạo trong công việc để có thêm các kỹ năng làm việc tại khách sạn.


2.3.1. Đánh giá mức độ tin cậy bằng thang đo Cronbach’s alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích cũng như đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định Cronbach Alpha là để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Thông qua đó, cho phép chúng ta loại bỏ được những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu của mình. Theo đó, hệ số tương quan là tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì bạn phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.


Thông thường, thang đo Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên là thang đo lường tốt và từ 0.7 đến 0.8 là thang đo sử dụng được. Và trong những trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới với người trả lời thì từ 0.6 đến 0.7 có thể sử dụng được. (Cortina, 1993; Nunnally & Bernstein, 1994).

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo



Biến quan sát

Hệ số tương

quan biến – tổng

Cronbach’s alpha

nếu loại biến

Phần I. Nội dung đào tạo (Cronbach’s alpha = 0,965)

Qúa trình đào tạo phù hợp với các kiến thức và

kỹ năng thực tế.

. 904

.963

Chương trình đào tạo có mục tiêu rò ràng, cụ

thể, cấu trúc hợp lý.

.923

.950

Chất lượng đào tạo thể hiện sự cân đối giữa lý

thuyết và thực hành.

.950

.929

Phần II. ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐÀO TẠO (Cronbach’s alpha = 0,951)

Giáo viên nhiệt tình và thân thiện.

.876

.937

Giáo viên có kiến thức chuyên môn cao đáp

ứng được mục tiêu đào tạo.

.875

.938

Cung cấp các tài liệu học tập đầy đủ cho người

học.

.893

.932

Khuyến khích năng lực tự học và phát huy tính sáng tạo của người học.

.880

.936


Phần III. PHƯƠNG PHÁP VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


(Cronbach’s alpha = 0,942)

Phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu

công việc.

.872

.922

Phương pháp giảng dạy đa dạng, dễ hiểu, dễ

tiếp thu

.802

.944

Các hoạt động hỗ trợ như: tọa đàm, hội thảo

giao lưu được tổ chức hiệu quả.

.925

.908

Luôn đổi mới phương pháp và chương trình

đào tạo cho người học.

.861

.925

Phần IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Cronbach’s alpha = 0,948)

Hình thức kiển tra đánh giá phù hợp.

.917

.920

Các kỳ kiểm tra tổ chức nghiêm túc, đúng quy

trình.

.917

.919

Các nội dung kiểm tra sát với nội dung đào tạo

.894

.927

Kết quả kiểm tra được đánh giá công bằng,

công khai và khách quan.

.789

.963

Phần V. ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO (Cronbach’s alpha = 0.902)

Rộng rãi và sạch sẽ

.841

.829

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được trang bị đầy

đủ đáp ứng nhu cầu của người học.

.882

.798

Địa điểm thuận lợi cho việc tham gia khóa học.

.705

.948

Phần VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (Cronbach’s alpha = 0,987)

Có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ

.964

.985

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí