Lý Luận Về Cảm Nhận Của Khách Hàng Đối Với Hoạt Động Content

share, comment, và tag. Khả năng tương tác của loại visual content này rất cao, nếu bạn chăm chỉ và chia sẻ đúng thời điểm sẽ giúp bạn tăng lượt like trên Fanpage cao mà không cần phải đổ quá nhiều tiền vào chạy quảng cáo.

Chart – Biểu đồ hoạt họa màu sắc

Sử dụng hình ảnh biểu đồ mô tả quá trình tăng trưởng hoặc phát triển của một sản phẩm, dịch vụ hay xu hướng đang đi lên của thị trường. Với quá nhiều con số và biểu đồ phức tạp đem đến khó khăn khi xem cho người xem trên Facebook, thay bằng biểu đồ màu sắc đơn giản và rõ ràng khiến người xem vừa chú ý và tương tác được tăng cao.

Hình ảnh thương hiệu được đăng tải đẹp mắt

Mỗi bài viết được đăng tải đều phải chứa hình ảnh thương hiệu, phong cách thương hiệu để mọi người có thể nhận biết được thương hiệu ngay lập tức. Hình ảnh visual marketing (tiếp thị trực tiếp) không cần quá cầu kì, đơn giản mà đẹp mắt mới mang lại giá trị cao nhất, vì quá màu mè khiến người xem không tập trung được vào sản phẩm. Ngoài ra bạn có thể đính kèm link rút gọn trên mạng xã hội để khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm. Để làm được điều này hãy xác định đâu là phong cách cho hình ảnh mà bạn muốn làm nổi bật. Điểm đặc trưng trong sản phẩm mà bạn muốn truyền tải là gì (cụ thể như là cảm giác bạn muốn mang lại cho người xem). Từ đó xây dựng bố cục hình ảnh và chụp ảnh như thế nào để làm nổi bật và có cái nhìn rõ ràng nhất. Hãy luôn nhớ: “Đúng chủ đề – Đúng phong cách – Rõ ràng trong nhận diện thương hiệu” sẽ tạo nên hình ảnh đậm phong cách của thương hiệu.

Video Content – Nội dung bằng video

Đây là xu hướng marketing nổi bật nhất trong những năm vừa qua. Các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào nội dung này để vừa thu hút khách hàng, vừa có thể tăng nhận diện thương hiệu, gọi là viral video marketing (tiếp thị video lan truyền). Thậm chí, trên Facebook cũng ưu tiên loại quảng cáo thông qua video nhiều hơn, có thể thấy khi lướt NewsFeed thì hơn 60% – 70% là chia sẻ video. Video là một trong những dạng content thu hút người xem nhất từ: ảnh động, âm thanh, chữ, và các hiệu ứng nổi bật đa dạng. Bạn có thể tạo ra được nhiều chủ đề hài hước, ý nghĩa, để chia sẻ cho người xem.

Ngoài ra còn một dạng Visual content đang rất thịnh hành là GIF, ảnh động với các hình ảnh lặp đi lặp lại. Những Fanpage cộng đồng rất hay dùng hình ảnh này để miêu tả cho một status hoặc trạng thái nào đó vui nhộn trong ngày.

Sử dụng lời kêu gọi hành động trên hình ảnh/ video (Call-to-Action)

Được sử dụng nhiều trong các hình ảnh quảng cáo trên Facebook, chúng dùng để kích thích và khuyến khích người đọc nhấp vào link bạn muốn chia sẻ, hay vào bài viết trực tiếp trên Facebook. Đó như một dạng gợi mở và hướng người xem tới bước tiếp theo mà họ cần làm sau khi đánh trúng nhu cầu của họ. Sử dụng các hiệu ứng và font chữ đa dạng để tạo ấn tượng cho câu kêu gọi hành động mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hình ảnh hướng dẫn thủ thuật – mẹo vặt đơn giản

Với các hình ảnh đơn có kèm các bước thực hiện đơn giản và ngắn gọn cũng mang lại tương tác cao khi đăng tải bài viết trên Facebook. Biết cách lồng ghép thông tin đi kèm với hình ảnh sản phẩm vừa nâng cao thương hiệu mà lại mang cho người dùng cảm giác an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của bạn. (Nguồn: kyna.vn, 2016).

Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI - 4

Hình ảnh chứa câu hỏi gợi mở

Nó không phải là hình ảnh trích dẫn, nó gần như là hình ảnh để dẫn đường cho bài viết của bạn, dạng bài viết kèm theo hình ảnh trên Facebook. Câu hỏi mở dễ dàng tạo sự kích thích, khiến người xem phải suy nghĩ xem làm thế nào để trả lời câu hỏi đó. Từ đó kích thích trí tò mò để người xem phải vào xem để trả lời được câu hỏi. Vô tình giữa bạn và người xem có được một sự tương tác, dễ dàng tạo ấn tượng và phủ rộng hơn thương hiệu của bạn.

1.1.3 Lý luận về cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động content

marketing trực tuyến


1.1.3.1 Khái niệm khách hàng


Khách hàng là người có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm. Việc mua của họ có thể diễn ra nhưng không có nghĩa mua là chính họ sẽ sử dụng sản phẩm đó (Tống Bảo Hoàng, 2016).

Khách hàng cá nhân – Người tiêu dùng (Consumer) là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người (Tống Bảo Hoàng, 2016).

Khách hàng tổ chức bao gồm những người mua sắm sản phẩm/dịch vụ không nhằm cho mục đích tiêu dùng cá nhân mà để sử dụng cho hoạt động của tổ chức. Khách hàng tổ chức phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi tổ chức của họ (Tống Bảo Hoàng, 2016).

1.1.3.2 Gía trị cảm nhận của khách hàng


Gía trị đích thực của sản phẩm/ dịch vụ xuất phát từ người tiêu dùng, nếu họ có những cảm nhận tốt thì sản phẩm/ dịch vụ mới có giá trị cao. Khi nói về giá trị sản phẩm/ dịch vụ thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với sản phẩm/ dịch vụ. Thứ hai, giá trị tài chính là hành vi của người tiêu dùng, họ chọn dùng sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có một số sản phẩm/ dịch vụ có được những tình cảm rất tốt của người tiêu dùng nhưng họ lại không chọn dùng. Ngược lại, một số sản phẩm/ dịch vụ được chọn dùng thì người tiêu dùng lại không có những tình cảm tốt. Trong hai trường hợp trên thì sản phẩm/ dịch vụ không mang lại nhiều giá trị cho tổ chức và vì thế không được định giá cao. Vấn đề ở đây là làm sao có thể khắc phục được các tình trạng trên? Khái niệm về giá trị cảm nhận sẽ mang đến lời giải đáp?

Khi nói đến giá trị nhận được thì người ta luôn hàm ý đó chính là giá trị cảm nhận. Cùng một sản phẩm và dịch vụ thì giá trị nhận được hoàn toàn khác nhau về mức độ quan trọng và chi phí họ phải trả cho sản phẩm và dịch vụ. Tóm lại, mỗi người tiêu dùng đều có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ gọi đó là giá trị cảm nhận. Một nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra một sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua. Tuy vậy, một sản phẩm tốt chỉ khi người tiêu dùng cho rằng nó tốt - một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cho rằng nó tốt - một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cảm nhận rằng nó phù hợp với những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu dùng sản phẩm.

Từ những năm cuối thế kỷ 20 khái niệm “giá trị cảm nhận” đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến, nó nổi lên như một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn của tổ chức, doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để định nghĩa “giá trị cảm nhận” của khách hàng. Chẳng hạn như: giá trị cảm nhận (perceived value), giá trị của khách hàng (customer value), giá trị cho khách hàng (value for the customer), giá trị cảm nhận của khách hàng (customer perceived value), giá trị khách hàng cảm nhận (perceived customer value), giá trị của người tiêu dùng (consumer value), giá trị tiêu dùng (consumption value)… Thuật ngữ thường được dùng nhiều trong các nghiên cứu là giá trị cảm nhận (perceived value) hoặc giá trị cảm nhận của khách hàng (customer perceived value).

Đã có nhiều học giả kinh tế trên thế giới về giá trị cảm nhận của khách hàng từ các thập niên trước đây và đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau.

Khái niệm giá trị cảm nhận phổ biến nhất là của Zeithaml (1988): “Giá trị cảm nhận là sự đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận được và những gì phải bỏ ra”.

Giá trị cảm nhận của khách hàng là giá trị được cảm nhận tính theo đơn vị tiền tệ của lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ và xã hội mà khách hàng có thể nhận được so với giá mà họ trả cho một sản phẩm, đặt trong việc xem xét giá cả và chào hàng của các nhà cung cấp sẵn có (Anderson, Jain and Chintagunta 1993:5).

Butz và Goldstein (1990) định nghĩa giá trị cảm nhận là mối quan hệ cảm xúc được thiết lập giữa khách hàng và nhà cung cấp sau khi khách hàng đã sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp và thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó tạo ra giá trị gia tăng.

Nhận thức của người mua về giá trị là miêu tả sự cân đối giữa chất lượng sản phẩm hoặc lợi ích mà họ cảm nhận được từ sản phẩm và chi phí mà họ phải trả cho sản phẩm đó (Monroe, 1990).

Theo Wooddruff (1997) định nghĩa giá trị cảm nhận như là một sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thể hiện của

đặc tính và những kết quả đạt được từ việc sử dụng để đạt một cách dễ dàng ý định và mục tiêu của khách hàng trong các trường hợp sử dụng.

Tóm lại, mỗi người tiêu dùng đều có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm và dịch vụ đó chính là giá trị cảm nhận. Cùng một sản phẩm và dịch vụ thì giá trị nhận được hoàn toàn khác nhau đối với mỗi người. Giá trị cảm nhận là một khái niệm rất quan trọng đối với tổ chức. Một nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra được sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua. Tuy vậy, một sản phẩm tốt chỉ khi người tiêu dùng cho rằng nó tốt – một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cảm nhận rằng nó phù hợp với những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu dùng sản phẩm

1.1.4. Tổng quan về Website trong marketing online


Trang web, có thể hiểu là một tập hợp các trang web con với các nội dung vô cùng đa dạng từ văn bản, hình ảnh, video, flash, landing page… Trang web được truy cập và nằm trong một tên miền chính hoặc các tên miền phụ.

Về khía cạnh marketing, Website được hiểu là một công cụ truyền tải thông tin đến người dùng dựa trên nền tảng ứng dụng Internet để tiếp thị cho các doanh nghiệp. Marketing qua website là quá trình bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông, công cụ tìm kiếm, viết blog, video, email,… để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.

Website marketing sẽ đưa thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới những trang web rộng lớn. Với rất nhiều người sử dụng internet mỗi ngày, có rất nhiều cơ hội để sản phẩm hoặc dịch vụ đó xuất hiện trước những người cần hoặc muốn nó, làm thúc đẩy mong muốn mua hàng của họ, từ đó gia tăng tỉ lệ chuyển đổi họ thành khách hàng.

Vai trò của Website trong marketing online


Hoạt động Digital Marketing lấy Internet làm cơ sở để thực hiện các hoạt động Marketing và truyền thông, bên cạnh đó để thực hiện thành công các chiến lược Digital Marketing thì điều cơ bản đầu tiên chính là doanh nghiệp cần có một website. Hầu hết các hoạt động Marketing Online đều sẽ bắt đầu từ website bán hàng của doanh

nghiệp. Website là nguồn thông tin chính để người làm Digital Marketing tiến hành các hoạt động khác trên mạng xã hội cũng như các công cụ khác. Khách hàng có thể biết về doanh nghiệp thông qua thông tin quảng cáo ở Email Marketing, các kênh quảng cáo online hay các trang mạng xã hội… thì cuối cùng địa chỉ khách hàng tìm về cũng chính là website. Thông qua website, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách rõ ràng, chi tiết nhất.

Một website có giao diện chuyên nghiệp và nội dung sâu sắc sẽ thu hút được người dùng truy cập vào và giữ chân họ ở lại website lâu hơn, điều này là khá quan trọng trong Marketing Online. Ý nghĩa của việc giữ chân người dùng không chỉ là tăng khả năng bán hàng mà còn giúp các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao về website của doanh nghiệp, giúp website đạt được thứ hạng tìm kiếm cao một cách tự nhiên trên công cụ tìm kiếm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển, con người thường có xu hướng làm mọi việc trên internet, từ hành vi tìm kiếm, đánh giá đến quyết định mua hàng. Hiển nhiên, Internet là nơi quy tụ lượng người dùng lớn nhất thế giới và hầu hết con người hiện nay có xu hướng tìm đến website để tìm kiếm và tra cứu thông tin. Do đó, nội dung website chính là mấu chốt quan trọng để người đọc xác định xem có nên đọc tiếp không. Nếu nội dung thú vị, hữu ích với người dùng, họ sẽ thích thú và tin tưởng, dần trở thành khách hàng tiềm năng và khả năng cao sẽ chia sẻ cho những người khác. Nội dung hay còn cần kết hợp những hình ảnh bắt mắt, chắc chắn sẽ đi vào tâm trí của người xem.

Có thể nói, website giống như một cửa hàng, một địa điểm trực tuyến nơi mà người dùng có thể tìm kiếm mọi thông tin họ cần về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhiều website còn là nơi giao tiếp, giao dịch hay trao đổi thông tin giữa khách hàng, đối tác và nhà cung cấp. Với website họ sẽ không cần phải đi đâu xa mà vẫn có thể truy cập thông tin bất kì lúc nào mong muốn, điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí lại làm cho quá trình tìm kiếm thông tin diễn ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, một số các lợi ích khác của Website trong marketing là:


- Là nơi tiếp thị nhanh nhất những sản phẩm chiến lược của công ty trên mạng toàn cầu, giúp sản phẩm của doanh nghiệp luôn nổi bật và được nhiều người biết đến.

- Giúp doanh nghiệp giới thiệu đầy đủ về đơn vị hoặc công ty của mình đến

khách hàng nhằm tạo sự tin tưởng về dịch vụ và sản phẩm của công ty.


- Chi phí dành cho website so với những loại hình dịch vụ marketing truyền

thống là thấp hơn nhưng mang lại hiệu quả cao hơn.


- Website giúp doanh nghiệp luôn nhận được phản hồi nhanh nhất từ phía khách hàng.


- Website góp phần giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng chung của thị trường cũng như nắm được những thông tin về thị hiếu của khách hàng chính xác và nhanh nhất.

1.1.5. Các lý thuyết về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm


1.1.5.1 Khái niệm về SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm


Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google). Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn. (Theo Bách khoa toàn thư - Wikipedia).

Theo chuyên gia Rand Fishkin: “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc làm tăng số lượng và chất lượng của lưu lượng truy cập mà bạn kiếm được qua những kết quả tìm kiếm cơ bản, tự nhiên trong công cụ tìm kiếm”.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng được xem một trong những kỹ thuật phổ biến nhất trong việc gia tăng lưu lượng truy cập đến Website của bạn, giúp bạn có thể tiếp cận đối tượng khách hàng một cách chính xác hơn. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc tổng hợp của nhiều phương pháp nhằm cải thiện độ thân thiện của website với máy tìm kiếm. Các phương pháp này có thể bao gồm việc tối ưu phần nội dung, tối ưu cấu trúc website với mục tiêu để công cụ tìm kiếm ưu tiên hiển thị website đến người dùng khi họ có nhu cầu tìm kiếm những thông tin liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Về mục tiêu của các chiến dịch SEO hiện nay, hầu hết các đơn vị đều lựa chọn mục tiêu thấp nhất là đưa website lên trang kết quả đầu tiên, cao hơn có thể là vị trí top 3, top 4,…

1.1.5.2 Vai trò của SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm


SEO tốt sẽ giúp website có vị trí cao trong công cụ tìm kiếm, thu hút số lượng đông đảo khách hàng truy cập, từ đó gia tăng cơ hội tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng hơn. SEO hoạt động tốt sẽ giúp tăng tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm cho người tiêu dùng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu giữa một loạt những trang web khác. Từ khi kinh doanh trực tuyến phát triển, lợi ích từ hoạt động kinh doanh trực tuyến thúc đẩy nhiều đơn vị kinh doanh đầu tư cho hoạt động kinh doanh, bán hàng qua mạng. Chính vì điều này mà mức cạnh tranh giữa các đơn vị bắt đầu xuất hiện, lúc này thì doanh nghiệp nào có khả năng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến nhiều người dùng hơn thì đương nhiên hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp này có được là cao hơn các doanh nghiệp còn lại.

Với hoạt động marketing online hiện nay thì SEO đang được xem là một giải pháp hữu hiệu nhanh chóng giúp các đơn vị kinh doanh tiếp cận khách hàng mà không yêu cầu mức chi phí đầu tư quá lớn. Đối với tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay, họ đang đầu tư song song giữa hoạt động marketing bằng quảng cáo và marketing thông qua các chiến dịch SEO nhằm đảm bảo lượng người dùng, lượng khách hàng tiềm năng truy cập web ổn định. Thói quen của người tiêu dùng lúc này đơn giản chỉ là họ có nhu cầu với một sản phẩm, dịch vụ nào đó, họ truy cập vào các công cụ tìm kiếm trực tuyến và bắt đầu gõ tìm những sản phẩm, dịch vụ họ cần thông qua các từ khóa được lựa chọn. Ngay tại thời điểm đó, nếu như website của doanh nghiệp xuất hiện ở những vị trí tốt, thu hút lượng truy cập của người dùng thì chắc chắn cơ hội bán hàng sẽ đến với doanh nghiệp

Để có được những khách hàng thông qua những lần tìm kiếm của người dùng như thế, yêu cầu website của doanh nghiệp sẽ phải có được một thứ hạng tốt. Và để có được thứ hạng tốt như vậy yêu cầu doanh nghiệp cần đầu tư cho một chiến dịch SEO. Vai trò của SEO bắt đầu được thể hiện, một chiến dịch SEO mang lại kết quả tốt, mà cụ thể là thứ hạng cao cho website sẽ giúp doanh nghiệp:

- Phát triển được lượng người dùng, lượng khách hàng tiềm năng truy cập

website một cách ổn định.

- Thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến và phát triển nhờ vào lượng truy cập người dùng kể trên.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí