PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời đại hiện nay – thời đại bùng nổ của công nghệ và kĩ thuật số.Mọi thứ điều chuyển dịch sang môi trường online. Có thể thấy các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng hơn bao giờ hết khi Internet là quá phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp nào tận dụng được sức mạnh của tất cả các yếu tố công nghệ sẽ có được những lợi thế nổi bật.
Cũng chính sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã kéo theo sự bùng nổ của hệ thống các website, mạng xã hội. Vì thế, các doanh nghiệp cũng ngày càng gắn chặt các chiến lược marketing của mình với thế giới trực tuyến. Minh chứng gần đây là sự thống trị của các hoạt động chuyên về Digital Marketing, trong đó không thể không kể đến hoạt động tiếp thị nội dung (Content marketing). Các công việc viết bài chuẩn SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để quảng cáo cho hình ảnh thương hiệu cũng được các doanh nghiệp coi trọng hơn và trở thành một chiến lược marketing hiệu quả. Ngoài tác dụng quảng bá và tuyên truyền rộng rãi thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng, tiếp thị nội dung (Content marketing) cũng không nằm ngoài mục đích đưa sản phẩm đến gần với công chúng, thuyết phục khách hàng thực hiện một số hành vi đối với sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo niềm tin thương hiệu với cộng đồng. Việc đưa những nội dung cần tiếp thị đăng lên website, diễn đàn, mạng xã hội có thể tăng mức độ tiếp xúc với khách hàng mục tiêu, tăng độ tin cậy nhưng ít tốn chi phí hơn so với những loại hình quảng cáo đa phương tiện khác, không những thế chúng còn có thể đem lại hiệu quả lâu dài hơn.
Học viện Đào tạo Quốc tế ANI là một trong những nơi đào tạo tiếng anh uy tín, chất lượng tại thị trường Huế. Hiểu được rằng hoạt động Content Marketing càng hiệu quả thì công ty càng đạt được nhiều lợi ích khác nhau như: nhận diện thương hiệu, túc đẩy khách hàng lựa chọn dịch vụ,… Tuy nhiên, vì Học viện Đào tạo Quốc tế ANI được thành lập chưa lâu, đội ngủ nhân viên còn non trẻ chính vì thế hoạt động content marketing chưa thật sự mang đến những thông điệp lợi ích, chưa thu hút được nhiều lượt tương tác, theo dõi của khách hàng cũng như nội dung, chủ đề còn khá hạn chế,
thiếu sự sáng tạo và đa dạng trên mỗi bài được đăng tải. Thực tế đặt ra yêu cầu đòi hỏi Học viện Đào tạo Quốc tế ANI cần phải xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp để có thể có lợi thế vượt trội nâng cao sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ thông qua hoạt động Content Marketing trực tuyến.
Từ tất cả những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI - 1
- Lịch Sử Hình Thành Khái Niệm Content Marketing
- Lý Luận Về Cảm Nhận Của Khách Hàng Đối Với Hoạt Động Content
- Vai Trò Của Mạng Xã Hội Facebook Trong Marketing Online.
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá của khách hàng về hoạt động Content Marketing trực tuyến của Học viện, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Content Marketing
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động content marketing truyến
+ Phân tích đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với hoạt động Content
Marketing trực tuyến của Học viện Đào tạo Quốc tế ANI
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Content marketing trực tuyến của Học viện Đào tạo quốc tế ANI trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cảm nhận của khách hàng về hoạt động Content
marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI
- Đối tượng điều tra: là các khách hàng đã và đang học, các khách hàng tiềm năng có tiếp xúc với hoạt động Content Marketing trực tuyến của ANI
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Do phạm vi giới hạn nên đề tài chỉ tập trung phân tích và đề xuất giải pháp Content marketing trên hai phương tiện trực tuyến là Website và Facebook, không đi sâu phân tích các kênh truyền thông khác. Cụ thể:
Website: https://ani.edu.vn/
Facebook gồm: https://www.facebook.com/ANIenglishschool https://www.facebook.com/ANIForKids https://www.facebook.com/AcademyhocvienANI https://www.facebook.com/ANITrangTuyenDung
Phạm vi không gian:
, 04 Lê Hồng Phong, phường Phú Nhuận, TP Huế
Phạm vi thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2019 đến năm 2020. Các dữ liệu sơ các được thu thập trong vòng 3 tháng (từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phụ thuộc vào từng giai đoạn nghiên cứu thu thập các dữ liệu khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính xác, nghiên cứu thu thập những nguồn dữ liệu thứ cấp như sau:
- Dữ liệu từ bộ phận sales, phòng kế toán tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI
- Các tài liệu trong Học viện đào tạo quốc tế ANI, các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước; các đề tài khoa học có liên quan; Giáo trình tham khảo; Các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học.
- Thu thập các hoạt động Content Marketing cùng với các công cụ đang được áp dụng tại học viện. Các thống kê từ website, facebook về lượt tương tác, số lượng tiếp cận, phản hồi.
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
4.2.1 Nghiên cứu định tính
Thực hiện phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp từ 3 chuyên gia gồm:
- Giám đốc bộ phận Marketing tại ANI và 2 nhân viên trong bộ phận Marketing đã thực hiện các hoạt động có liên quan đến Content marketing để hoàn thiện mô hình và phát thảo thang đo đề xuất
- Sau đó tiến hành điều tra thử 30 khách hàng tiềm năng, đã và đang học tại học viện đào tạo quốc tế ANI. Mục đích nhằm hiệu chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi để tiến hành điều tra chính thức đánh giá cảm nhận của khách hàng về hoạt động Content Marketing trực tuyến tại ANI
4.2.2 Nghiên cứu định lượng
Thực hiện thiết kế bảng hỏi điều tra khách hàng của học viện. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá thông qua các thông tin thu thập. Đưa ra các giải pháp, kết luận, kiến nghị.
4.2.2.1 Cỡ mẫu
Qua tìm hiểu, nghiên cứu nhận thấy hiện nay có hai công thức xác định cỡ mẫu được sử dụng phổ biến, đó là: xác định kích thước cỡ mẫu mẫu theo trung bình. Phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo trung bình lại được sử dụng khá phổ biến bởi việc tính toán khá đơn giản, không yêu cầu tồn tại các điều kiện về thang đo, xử lý dữ liệu như phương pháp xác định kích cỡ mẫu theo tỷ lệ, chỉ cần có một quá trình điều tra thử để tính giá trị độ lệch chuẩn thì có thể áp dụng công thức này. Về mức độ tin cậy của cỡ mẫu, do đều là những công thức được xây dựng và kiểm nghiệm qua rất nhiều đề tài trong nước và trên thế giới nên độ tin cậy của công thức rất tốt.
Chính vì hai lý do trên, nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, đề tài xác định cỡ mẫu nghiên cứu thông qua công thức tính kích cỡ mẫu theo trung bình
n =
: phương sai
: độ lệch chuẩn
n: kích cỡ mẫu
e: sai số mẫu cho phép
Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh, độ tin cậy mà tôi lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng: Z=1,96.
Về sai số mẫu cho phép, với độ tin cậy 95% và do dữ liệu sơ cấp được thu thập
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai số mẫu cho phép sẽ là 0,05.
Về độ lệch chuẩn, sau khi tiến hành điều tra thử với mẫu 30 bảng hỏi nghiên cứu tiến hành xử lý SPSS để tính ra độ lệch chuẩn. Kết quả thu được giá trị = 0,302
, × ,
.
n = = = 139,8666
Nhằm đảm bảo việc phân tích nhân tố là đáng tin cậy, số mẫu điều tra càng lớn thì thông tin thu thập được càng chính xác. Trong phạm vi nghiên cứu này, để đảm bảo độ tin cậy và ý nghĩa của nghiên cứu, cỡ mẫu cần điều tra của đề tài là 140 bảng, phù hợp với điều kiện cỡ mẫu n ≥ 40. Sau khi điều tra chính thức 150 bảng hỏi, thu về được 140 bảng hỏi hợp lệ, sử dụng 140 bảng hỏi đã điều tra tiến hành phân tích.
4.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
- Đối với học viên đã và đang học tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Nghiên cứu được tiến hành điều tra tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI. Nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Dựa trên danh sách học viên đang theo học tại trung tâm và sau đó tiến hành chạy hàm random Excel cứ ba người sẽ chọn 1 người. Lượng khách hàng theo học tại ANI khá đông khoảng 430 học viên
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bảng hỏi được tiến hành với hai giai đoạn: Giai đoạn điều tra thử và giai đoạn điều tra chính thức.
Nghiên cứu áp dụng phương thức phỏng vấn trực tiếp và điều tra thông qua bảng
hỏi nhằm thu thập thông tin có mức độ tin cậy cao.
- Đối với khách hàng tiềm năng của Học viện Đào tạo Quốc tế ANI: phi ngẫu nhiên thuận tiện. Vì đối tượng này quá rộng và rất khó để chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Tuy nhiên sẽ tập trung điều tra vào các khách hàng ở các trường mục tiêu như: phụ huynh của các bé mầm mon, cấp 1, cấp 2, cấp 3 gần trung tâm, sinh viên các trường đại học Kinh tế, luật, nông lâm, y dược,… Việc điều tra sẽ được tiến hành bằng cách khảo sát khách hàng trước các cổng trường đại học, tiếp cận và hỏi dựa theo bảng hỏi
4.2.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 Các bước xử lý số liệu:
Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS
Tiến hành nhập các dữ liệu đã thu thập trên phần mềm Excel (kiểm tra lại dữ liệu đã nhập tương ứng với dữ liệu đã thu thập được)
Tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu
Cách mã hóa dữ liệu: Các thang đo được mã hóa theo đúng số thứ tự câu hỏi trong bảng hỏi, mã hóa thang đo likert 5 thứ bậc: 1 = “rất không đồng ý”, 2 = “không đồng ý”, 3 = “trung lập”, 4 = “đồng ý”, 5 = “rất đồng ý”. Các thang đo định danh được mã hóa theo đúng số thứ tự của câu trả lời gh trong bảng hỏi. Mã hóa thang đó Scale cho than đo likert, thang đo Nominal cho thang đo định danh
Cách làm sạch dữ liệu: Sử dụng bảng tần số theo lệnh Analyze > Descriptive> Statistics. Frequencies. Nếu phát hiện giá trị lạ trong bảng tần số, sử dụng lệnh Edit > Find để tìm và sửa giá trị lạ.
Đề tài trên sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện việc phân tích, thống kê các số liệu sơ cấp. Đề tài còn sử dụng một vài phương pháp như:
Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kiểm định sự tin cậy của thang đo: hệ số Cronbach’s Alfa
Phương pháp tương quan tuyến tính bội
Kiểm định One sample T test
Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu
4.2.2.4 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Xác định vấn đề và mục tiêu
nghiên cứu
Điều tra thử và hiệu chỉnh bảng hỏi
Tìm hiểu cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan
Điều tra chính thức
Xây dựng đề cương
nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng,
điều tra bảng hỏi định tính
Xây dựng bảng hỏi
định lượng
Phân tích dữ liệu
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu: Trước tiên cần xác định rõ mục tiêu cần nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đăng ký học lặp lại của học viên. Dựa trên cơ sở lý thuyết đó và căn cứ vào tình hình thực tế của Trung tâm, xây dựng đề cương nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu ban đầu và nghiên cứu xây dựng bảng hỏi định tính và định lượng.
Tiến hành nghiên cứu qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ bằng cách trao đổi và phỏng vấn thử một số học viên qua đó hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát. Giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân thông qua bảng hỏi.
Tiếp theo điều tra chính thức để lấy số liệu điều tra. Sau khi thu thập thông tin từ bảng hỏi khảo sát, tiến hành xử lý và phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS. Cuối cùng, kết luận và đưa ra kiến nghị đối với Trung tâm.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu về hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện đào tạo quốc tế Ani
Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng và kết quả nghiên cứu hoạt động Content Marketing trực
tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Content Marketing trực tuyến tại Học viện Đào tạo Quốc tế ANI
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị