Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Trong Và Ngoài Nước

tâm lý lưỡng lự và chưa chắc chắn của khách hàng. Lúc này, cần thêm 1 chút điểm để đẩy tâm lý khát khao mua hàng của người dùng lên đỉnh điểm.

Lúc này, bạn cần phải đưa ra quyết định để chốt lần cuối, cho người dùng thấy được lợi ích và tác dụng thế nào khi mua sản phẩm mà bạn cung cấp. Với các sản phẩm, dịch vụ, bạn có thể gắn kèm với các ưu đãi khác như khuyến mãi, bảo hành, hay tặng kèm thêm sản phẩm khác…

Biến mong muốn của khách hàng trở thành hành động (Action)


Đây là bước cuối cùng trong khi áp dụng mô hình content AIDA và cũng rất quan trọng để xem khách hàng có lựa chọn dịch vụ của mình không. Khi bạn đã thu hút được sự chú ý của mọi người, tạo sự thích thú, mong muốn của khách hàng thì bạn hoàn toàn có thể chủ động.

Bạn có thể chủ động dẫn dắt khách hàng đi theo hướng mà bạn đang mong muốn. Bạn chỉ cần chỉ rõ các cách thức để khách hàng sở hữu sản phẩm của mình. Mọt số phương pháp thường được áp dụng là gắn thêm nút Call, phần cách thức thanh toán, đặt link đặt hàng… trong phần cuối bài viết.

AIDA là mô hình cho phép người dùng có thể dễ dàng theo dõi ý đồ quảng cáo của người viết. Sau đó, đưa ra hành động mua hàng ngày khi đọc hết đoạn quảng cáo của bạn. Mỗi khi đã đầy đủ được các thông tin cần thiết, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt và quyết định mua sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng hơn.

1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động Content Marketing


1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Trong 1 nghiên cứu khác tại Nam Phi, 2017 về vai trò của tiếp thị nội dung trong cộng đồng truyền thông xã hội, tác giả Charmaine Du Plessis cho rằng: tiếp thị nội dung đã trở thành một kỹ thuật tiếp thị hàng đầu trong truyền thông tiếp thị kỹ thuật số và sử dụng quan điểm của người tiêu dùng để xây dựng mối quan hệ bằng cách tạo và chia sẻ nội dung hấp dẫn trên phương tiện truyền thông xã hội giúp nâng cao cuộc sống hàng ngày của họ. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra vai trò của tiếp thị nội dung trong cộng đồng nội dung truyền thông xã hội để thu hút đối tượng mục tiêu một

cách bẩm sinh. Nghiên cứu này đã phân tích nội dung quy nạp của 51 tài liệu thực hành liên quan đến thực tiễn tiếp thị nội dung từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng để thêm một góc nhìn khác cho nghiên cứu hiện có về cộng đồng trên phương tiện truyền thông xã hội. Việc phân tích nội dung được hỗ trợ bằng cách sử dụng QDA Miner - một chương trình phần mềm phân tích dữ liệu định tính đáng tin cậy và được áp dụng rộng rãi. Kết quả là ba danh mục xuất hiện từ dữ liệu là xây dựng cộng đồng nội dung, nội dung nền tảng cụ thể và các kênh hiểu biết. Các danh mục này cung cấp bằng chứng rõ ràng về cách các thương hiệu sử dụng cộng đồng nội dung truyền thông xã hội để kết nối với đối tượng mục tiêu một cách không phô trương, ngoài việc có mặt trong cộng đồng thương hiệu ảo. Những phát hiện này đã cung cấp một sự khác biệt rõ ràng hơn giữa các cộng đồng nội dung truyền thông xã hội và thương hiệu, mở rộng thêm các quan niệm về cộng đồng truyền thông xã hội để bao gồm các cộng đồng nội dung và cung cấp bằng chứng đầy đủ về cách tiếp thị nội dung có thể giúp thương hiệu trở thành một phần của các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông xã hội.

Trong 1 nghiên cứu ở New Zealand về việc sử dụng Web để tiếp thị du lịch, các tác giả Bill Doolina, Lois Burgessb và Joan Cooperc cho rằng: bản chất thông tin của ngành du lịch cho thấy một vai trò quan trọng của Internet và website trong việc quảng bá và tiếp thị các điểm đến. Bài viết này sử dụng mô hình áp dụng thương mại Internet mở rộng để đánh giá mức độ phát triển trang web trong các tổ chức du lịch khu vực New Zealand, đồng thời nêu bật tiện ích của việc sử dụng tính tương tác để đo lường sự trưởng thành tương đối của các trang web du lịch. (2002, Elsevier Science Ltd). Cũng theo các tác giả, du lịch là một sản phẩm bất thường, nó chỉ tồn tại dưới dạng thông tin tại điểm bán và không thể lấy mẫu trước khi quyết định mua được đưa ra (WTO Business Council, 1999). Bản chất của việc cung cấp thông tin cho sản phẩm này là Internet, nơi cung cấp khả năng tiếp cận và đa phương tiện toàn cầu, là một phương tiện ngày càng quan trọng để quảng bá và phân phối dịch vụ du lịch (cf. Walle, 1996). Sự dễ sử dụng, tính tương tác và tính linh hoạt của các giao diện dựa trên Web cho thấy vai trò đồng minh và quan trọng đối với Công nghệ web toàn cầu trong tiếp thị điểm đến và dấu hiệu cho thấy các trang web du lịch liên tục được tạo ra nhiều tương tác hơn (Gretzel, Yuan, & Fesenmaier, 2000; Hanna & Millar, 1997;

Marcussen, 1997; WTO Business Council, 1999). Các trang web chuyển từ truyền thông tin sang cho phép người dùng tương tác với nội dung trên trang web giúp các tổ chức du lịch thu hút sự quan tâm và tham gia của người tiêu dùng (tăng khả năng họ sẽ quay lại trang web), nắm bắt thông tin về sở thích của họ và sử dụng thông tin đó để cung cấp thông tin liên lạc và dịch vụ cá nhân. Nội dung của những trang web viết về điểm đến du lịch là đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh cảm nhận của điểm đến, tạo ra trải nghiệm ảo cho người tiêu dùng và trải nghiệm này được tăng cường đáng kể khi các trang web cung cấp khả năng tương tác (Cano & Prentice, 1998; Gretzel et al., 2000). Nghiên cứu này với mục đích đánh giá sự trưởng thành tương đối của các trang web được sử dụng trong ngành du lịch và cách tiếp cận liên quan đến Mô hình mở rộng của việc áp dụng thương mại Internet (eMICA - the extended Model of Internet Commerce Adoption) được phát triển bởi Burgess và Cooper (2000). Kết quả của nghiên cứu là một xác nhận hữu ích về cách tiếp cận theo giai đoạn để phát triển các trang web được đề xuất bởi eMICA. Cùng với các cấp độ chức năng của các trang web du lịch được xác định trong nghiên cứu, mô hình eMICA cung cấp một công cụ hữu ích cho các tổ chức cá nhân để đánh giá và giám sát theo thời gian của họ. Đồng thời đánh giá sự phát triển của ngành du lịch trong lĩnh vực này trên toàn cầu thông qua nghiên cứu so sánh ở cấp độ quốc tế.

Còn hiện tại ở thị trường Việt Nam các đề tài liên cứu liên quan về content marketing tương đối ít. Họ chú trọng nghiên cứu, nâng cao hiệu quả cũng như giải pháp hoàn thiện cho hoạt động Marketing tổng thể và ít đề tài nghiên cứu đi sau vào hoạt động Content Marketing

Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khái niệm về Content marketing có lẽ vẫn chưa thực sự được áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nên hầu như có rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này. Vào năm 2019 đã có một đề tài nghên cứu đánh giá sự cảm nhân cuae khách hàng đối với hoạt đọng Content Marketing thông qua kênh online tại công ty cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại bành theo mô hình nghiên cứu AISAS, tuy nhiên vẫn chưa làm rõ được cảm nhận của khách hàng qua thang đo nghiên cứu.


Hình 1 2 Hoạt động Content Marketing trực tuyến Nguồn bí quyết Content Marketing 1


Hình 1.2. Hoạt động Content Marketing trực tuyến


(Nguồn: bí quyết Content Marketing hiệu quả)


1.2.2 Thực trạng hoạt động Content Marketing trên thế giới


Thực tiễn hoạt động Content Marketing của các doanh nghiệp bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ 19, giai đoạn 1880-1890, khi mà sách báo ra đời. Tiêu biểu cho giai đoạn này là John Deere – công ty cung cấp những thiết bị, máy móc, giải pháp để cải thiện nông nghiệp đã cho ra mắt tạp chí Furrow vào năm 1885, mục đích của tờ tạp chí này là cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp người nông dân cải thiện hoạt động canh tác của mình.

Đến những năm 1960-1970 giữa thế kỉ 20, khi mà truyền hình phát triển, các doanh nghiệp bắt đầu tận dụng cơ hội để tạo ra một thông điệp nhất quán về thương hiệu và sản phẩm của họ trên nhiều phương tiện. Đây là nền tảng cho Content Marketing trong tương lai. Tiêu biểu như Exxon đã phát triển một “Call-to-action” hấp dẫn xung quanh logo thương hiệu của họ, một chú hổ đại điện cho người nhân viên đổ xăng, chúng được phát trên nhiều kênh khác nhau.

Những năm 1980, Content Marketing góp mặt trong lĩnh vực truyện tranh. Sự kiện đánh dấu cho sự chuyển đổi Content Marketing mới là năm 1982, Hasbro tạo ra một

quảng cáo truyền hình chỉ để quảng cáo cho bộ truyện tranh của ông khi luật chính phủ hạn chế việc số lượng phim hoạt hình liên quan đến quảng cáo đồ chơi trên truyền hình. Kết quả là chỉ trong vòng 2 tháng, kể từ lần phát hành truyện tranh đầu tiên, khoảng 20% số bé trai từ 5 đến 12 tuổi đều có 2 hoặc nhiều đồ chơi GI-Joe. Đến năm 1987, hai trong số 3 cậu bé cùng tuổi có ít nhất một món đồ chơi GI-Joe. Lúc này bộ truyện tranh GI-Joe là một trong những bộ truyện tranh bán chạy nhất của Marvel.

Những năm 1990, khi Internet bắt đầu phát triển, máy tính được sử dụng phổ biến hơn. Hầu hết mọi người đều có xu hướng chuyển từ truyền hình, phương tiện in ấn, gửi thư tay thay thế bằng các phương tiện kỹ thuật số. Các trang web, blog bắt đầu mọc lên nhiều hơn, các doanh nghiệp bắt đầu tìm thấy nhiều cơ hội tiếp thị thông qua Email Giờ đây, bất cứ ai có internet đều có thể tạo ra nội dung và quảng bá rộng rãi mà chi phí mức chi phí rất thấp. Lúc này kênh truyền thông phổ biến nhất để cung cấp nội dung chính là những blog.

Cụm từ Content Marketing thực sự bắt đầu được đưa vào sử dụng một cách phổ biến là từ năm 2001. Mở đầu cho hoạt động Content Marketing là công ty Penton Custom Media tại Cleveland, Ohio. Công ty cho ra đời và đầu tư nội dung theo yêu cầu lên tới 20 tỉ USD.

Nhưng mãi đến năm 2011 mới gọi là thời kỳ bùng nổ của hoạt động Content Marketing. Tiêu biểu cho sự bùng nổ này là tạp chí dành cho giám đốc Content marketing - Chief Content Officer. Theo Theo Admicro, 2014 tạp chí này đã được cho ra đời với bản in và bản online và có đến 88% doanh nghiệp có sử dụng Content marketing và 25% kinh phí dành cho Content marketing là những con số đã được thống kê từ các doanh nghiệp.

1.2.3 Thực trạng hoạt động Content Marketing tại Việt Nam

Content Marketing là một xu thế marketing bắt đầu trên thế giới từ những năm 2000. Tuy nhiên phải đến những năm 2012-2013, Content Marketing mới bắt đầu trở thành xu thế tại Việt Nam và được giới marketing cũng như doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn.

Điển hình cho việc sử dụng hoạt động Content Marketing trong giai đoạn này phải

nhắc đến Big C - một trong những doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng Content Marketing cho dòng sản ,phẩm điện máy. Điện máy là mặt hàng có giá trị cao và phức tạp, vì vậy, lựa chọn sản phẩm điện máy là việc không dễ dàng đối với khách hàng. Nhằm hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, Big C cải tiến phương pháp bán hàng điện máy truyền thống sang phương pháp bán hàng hiện đại với 3 mục tiêu chính:

Chủ động cung cấp thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ và có chiều sâu hơn.


Đa dạng hóa gian hàng.

Tăng cường tư vấn trực tiếp cho khách hàng


Với việc bố trí các video hướng dẫn phát liên tục trên các LCD cùng các bảng thông tin dán cố định trên tường. Khi có nhu cầu về mặt hàng nào, khách hàng có thể đến tại khu vực được phân chia riêng biệt cho mặt hàng đó, chủ động theo dõi các video đang phát hoặc các hướng dẫn trên tường, sẽ nhanh chóng nắm bắt được những thông tin cần thiết về đặc tính, nguyên tắc lựa chọn, ý nghĩa các thông số kỹ thuật, kỹ năng sử dụng, bảo quản sản phẩm…một cách cụ thể và chi tiết

Đồng thời việc sử dụng hệ thống máy vi tính cảm ứng được bố trí tại các « quầy bar » hiện đại và năng động. Chỉ với những cái click chuột đơn giản, khách hàng có thể xem thông tin liên quan đến một sản phẩm bất kỳ: hình ảnh, đặc tính, thông số kỹ thuật, giá, cận cảnh từng góc cạnh chi tiết của sản phẩm một cách sống động…qua đó giúp khách hàng nắm bắt rõ thông tin và hiểu thông thạo về sản phẩm.

Ngoài ra khách hàng cũng có thể đối chiếu, so sánh các sản phẩm với nhau dựa trên những tiêu chí làm chuẩn rất đa dạng như: giá, nhà sản xuất, đặc tính… qua đó giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về mặt hàng để có thể cân nhắc, lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính, thói quen sử dụng...

Bằng việc sử dụng loại Content Marketing này, Big C có thể giới thiệu đến khách hàng một lượng hàng hóa hết sức đa dạng và phong phú mà không cần một không gian quá lớn. Từ đó khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và dễ dàng tập trung hơn. Big C chủ động hơn trong việc cập nhật được số lượng hàng tồn kho, sản phẩm mới, sản phẩm khuyến mãi…một cách chính xác, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh

chóng. Từ việc quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học và đầy đủ, Big C dễ dàng hơn trong việc chăm sóc khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi một cách chu đáo nhất.

1.2.4 Thực trạng hoạt động Content Marketing cho các trung tâm anh ngữ ở

Thừa Thiên Huế


Trong bối cảnh kinh tế hội nhập toàn cầu, nhu cầu về việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đã trở thành yêu cầu thiết yếu đối với học sinh, sinh viên đặc việt hơn là nhân viên trong nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm hỗ trợ các học viên trong mục tiêu đào tạo trình độ tiếng Anh tốt, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp với đối tác ngoại quốc, nâng cao cơ hội làm viêc và thăng tiến trong công việc của mình.

Như ở nhiều thành phố khác tại Huế cũng có rất nhiều trung tâm tiếng anh được

mở ra có trên dưới hàng 100 trung tâm lớn nhỏ.

Thực tiễn cho thấy Marketing trực tuyến được các trung tâm anh ngữ ở Huế rất chú trọng, đặc biệt hoạt động Content Maketing trực tuyến. Tùy vào bề dày thành lập mà cho thấy sự chuyên nghiệp ở các mức độ khác nhau. Đối với các trung tâm lớn chẳng hạn như AMA, AMES, ILEAD,… nội dung bài viết được đầu tư chỉnh chu về từ ngữ, hình ảnh, chủ đề, sự sáng tạo,… để tiếp cận khách hàng mục tiêu của họ. Chiến lược cho hoạt động này được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm thu hút và khẳng định thương hiệu vững mạnh của họ trên thị trường đầy tiềm năng.

Các trung tâm vừa và nhỏ cũng đang dần chú trọng đầu tư vào hoạt động marketing trực tuyến nói chung và hoạt động content marketing nói riêng. Họ kể câu chuyện về mình khá tốt, nâng tầm thương hiệu và thu hút học viên đăng kí ngày càng tăng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CONTENT MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI

2.1 Tổng quan về Học viện đào tạo quốc tế ANI


2.1.1 Giới thiệu về Học viện đào tạo quốc tế ANI


2.1.1.1 Giới thiệu chung về Học viện đào tạo quốc tế ANI

Tên công ty: Học viện đào tạo quốc tế ANI

Tên giao dịch tiếng anh: Academy Of Network and Innovations

Tên viết tắt: ANI

Địa chỉ: 04 Lê Hồng Phong, Phường Phú Nhuận, TP.Huế Điện thoại: 0234.3627.999

Email: anihue01@ani.edu.vn Website: https://ani.edu.vn/

Ngành kinh doanh: Dịch vụ giáo dục đào tạo tiếng Anh

Logo Học viện đào tạo quốc tế ANI


Hình 2 1 Logo Học viện đào tạo quốc tế ANI 2 1 1 2 Quá trình hình thành và phát 2


Hình 2.1. Logo Học viện đào tạo quốc tế ANI


2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển


Học viện đào tạo quốc tế ANI được thành lập 16/06/2019 tại 20 Lê Lợi, Thành Phố Huế. Học viện chính thức đi vào hoạt động vào ngày 19/06/2019 và chính thức nhận Quyết định về việc cho phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí