Vai Trò Của Mạng Xã Hội Facebook Trong Marketing Online.

- Cơ hội bán hàng được cải thiện đáng kể nhờ vào việc website có được lượng

truy cập người dùng tốt từ những khách hàng tiềm năng.

- SEO đang là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến hơn 98% người dùng internet với một mức chi phí đầu tư tương đối thấp. (Theo Brandsvietnam, 2018)

1.1.6 Tổng quan về Facebook marketing


1.1.6.1 Tổng quan về mạng xã hội Facebook


Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí. Tên của nó xuất phát từ tên của cuốn sách cho học sinh được phát vào đầu năm học tại một số trường đại học tại Mỹ để giúp học sinh làm quen với nhau. Facebook được sáng lập vào tháng 2 năm 2014 bởi Mark Zuckerberg và các bạn đại học Harvard của ông như Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustun Moskovits và Chris Hughes

Mới đây , người đứng đầu bộ phận sản phẩm của Facebook là Chris Cox đã có trao đổi với trang tin công nghệ TechCrunch và cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay vừa đạt thêm cột mốc mới. Sau 13 năm ra mắt chính thức công chúng và chỉ chưa tới 5 năm sau đã cán mốc 1 tỷ ngườu dùng, và giờ Facebook đã có 2 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng. (Nguồn: Techcrunch, 2017)

Với con số 2 tỷ người dùng tích cực đã đưa Facebook trở thành ứng dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này khi xét về yếu tố người dùng có đăng nhập sử dụng, vượt lên cả YouTube với 1,5 tỷ người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam Facebook cũng là trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, mức độ nhận biết thương hiệu là tuyệt đối 100%, cứ 100 người thì có đến 99 người đăng kí tài khoản Facebook. (Theo Brandsvietnam, 2018)

1.1.6.2 Vai trò của mạng xã hội Facebook trong marketing online.


Theo số liệu thống kê năm 2013, Việt Nam có tới 31 triệu người sử dụng Internet, trong đó 66% người dùng truy cập Internet mỗi ngày và 86% người dùng Internet có thói quen truy cập mạng xã hội tức là có đến 26,66 triệu người dùng mạng xã hội. Đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm

21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013 (Theo kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me -2013).

Theo IM Group, năm 2017 lần đầu tiên lợi nhuận và doanh thu từ quảng cáo của Facebook là lớn hơn doanh thu của cả những công ty quảng cáo truyền thống lớn nhất, chỉ xếp sau Google.

Theo nghiên cứu giám sát marketing của TNS (Taylor Nelson Sofres: tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu thị trường và thông tin thị trường), lần đầu tiên các marketer khắp châu Á xem truyền thông trên Social media (truyền thông mạng xã hội) quan trọng hơn bất kì yếu tố nào khác.

Sau đây là số liệu thống kê của Zephoria – một công ty tư vấn internet marketing tại Mỹ - thể hiện tầm quan trọng của mạng xã hội Facebook: (Được cập nhật vào 02/2018)

Trên toàn thế giới, có hơn 2,13 tỷ tài khoản Facebook hoạt động hàng tháng cho quý 4 năm 2017 (Facebook MAUs), tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (Nguồn:Facebook, 31/01/2018). Điều này có nghĩa là: Trong trường hợp các doanh nghiệp có bất cứ sự nghi ngờ gì, thì số liệu này cho thấy Facebook là nền tảng quá lớn mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Có 1,15 tỷ người sử dụng di động hoạt động mỗi ngày (Mobile DAU) vào tháng 12 năm 2016, tăng 23% so với năm trước. (Nguồn: Facebook, 02/01/2017) Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của lưu lượng truy cập bằng điện thoại di động trên Facebook. Doanh thu quảng cáo di động được Facebook báo cáo chiếm khoảng 88% doanh thu quảng cáo trong quý 3 năm 2017 so với 84% trong quý 3 năm 2016.

Trung bình có 1,4 tỷ người đăng nhập trên Facebook mỗi ngày và được xem là người dùng hoạt động hàng ngày (Facebook DAU) vào tháng 12 năm 2017, tăng 14% so với năm trước. (Nguồn: Facebook, 31/01/2017).

Có 1,74 tỷ người sử dụng hoạt động di động (Mobile Facebook MAU) trong tháng 12 năm 2016, tăng 21% so với năm trước (Nguồn: Facebook,02/01/2017).

Trung bình, nút Thích và Chia sẻ được xem trên hầu hết 10 triệu trang web mỗi

ngày (Nguồn: Facebook, 10/02/2014).

Ở châu Âu, có trên 307 triệu người trên Facebook (Nguồn: Tạp chí Search Engine). Độ tuổi 25-34 chiếm 29,7% người dùng, là nhóm độ tuổi phổ biến nhất. (Nguồn:

Emarketer, 2012). Đây là đối tượng mục tiêu chính về nhân khẩu học cho nhiều nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp và có cơ hội thu hút những người tiêu dùng quan trọng này trên Facebook.

Có 5 tài khoản mới được tạo ra mỗi giây (Nguồn: Facebook, 2012), đây được xem là đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp tiếp thị trên Facebook.

Lượng truy cập cao nhất là vào giữa tuần trong khung giờ từ 1-3h chiều (Nguồn: Bit.ly blog). Ở một lưu ý khác, post Facebook vào lúc 7h tối sẽ thu hút được nhiều lượt click hơn lúc 8h tối (Nguồn: tạp chí Forbes). Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nhiều khách hàng hơn và điều hướng lượng truy cập vào trang web trong khung giờ vàng, nhưng đồng thời lượng người dùng cũng có thể sẽ tham gia nhiều hơn vào mỗi buổi tối. Con số thống kê này sẽ là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi lên kế hoạch tiếp thị qua mạng xã hội xung quanh múi giờ của thị trường mục tiêu.

Vào thứ Năm và thứ Sáu, lượng tương tác cao hơn 18% (Nguồn: Bit.ly blog). Thông tin này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về thời gian đăng bài sao cho có thể tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị qua mạng xã hội.

Có 83 triệu tài khoản Facebook giả mạo. (Nguồn: CNN). Không có thứ gì là hoàn hảo, vì vậy các doanh nghiệp hãy luôn theo sát và duy trì chiến lược bằng tất cả nỗ lực của mình. Dù là tài khoản giả hay thật, đây vẫn là những đối tượng tiềm năng. Có hàng ngàn lý do để người ta tạo tài khoản ảo, bao gồm cả việc thực hiện những nghiên cứu và kiểm tra chuyên sâu, và người dùng vì muốn phân loại việc dùng Facebook của họ mà họ sẽ sử dụng nhiều hơn 1 tài khoản.

Có 300 triệu tấm ảnh được tải lên mỗi ngày (Nguồn: CNN). Đây là một dấu hiệu để doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ. Đồng thời, điều này cũng chỉ ra rằng, có rất nhiều hình ảnh cũng như thông tin khác phân tán sự chú ý của người dùng.

Thời gian trung bình mỗi lần lướt Facebook của người dùng là 20 phút (Nguồn: Infodocket). Bạn chỉ có một khoảng thời gian ngắn để gây ấn tượng về mình, vì vậy hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan với những bài đăng và đề xuất có liên quan, thú vị và độc đáo để thu hút được nhiều nhất lượt trở lại.

Cứ mỗi 60 giây trên Facebook sẽ có: 510.000 bình luận được đăng, 293.000 trạng thái mới được cập nhật và 136.000 bức ảnh được đăng tải (Nguồn: The Social Skinny). Có rất nhiều tài khoản tích cực hoạt động trên Facebook nhưng cũng có rất nhiều luồng thông tin phân tán sự chú ý của họ, nên hãy nâng cao chất lượng những thông tin bạn đưa lên Facebook và có chiến lược rõ ràng cho những điều đó.

4,75 tỷ mẫu nội dung được chia sẻ hàng ngày vào tháng 5 năm 2013, tăng 94% so với tháng 8 năm 2012 (Nguồn: Facebook).

50% người trong độ tuổi 18-24 lướt Facebook khi họ thức dậy. (Nguồn: The Social Skinny). Facebook là điều quan trọng đối với những người dùng này, và có khả năng nếu được thực hiện đúng thì nội dung bạn đăng có thể nằm trong đó.

Ở Hoa Kỳ, một trong năm lượt xem trang xảy ra trên Facebook (Nguồn: Infodocket,2012). Đây là một thị trường khổng lồ trên website; nếu bạn sử dụng các nỗ lực tiếp thị trên Facebook xã hội tốt, bạn có thể có một lượng lớn lượt xem trang.

42% các marketer báo cáo rằng Facebook là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ (Nguồn: State of Inbound Marketing,2012). Đây là một thị trường cực kỳ đông đúc, nhưng bạn cũng không thể chiếm một vị trí ở đó bởi vì tỷ lệ cạnh tranh cũng cực kỳ khốc liệt. Chìa khóa chỉ có một, đó là hãy sử dụng Facebook marketing một cách chính xác và đảm bảo rằng những nỗ lực của bạn sẽ giúp bạn khác biệt và nổi bật giữa đám đông.

16 triệu trang kinh doanh địa phương đã được tạo ra vào tháng 5 năm 2013, tăng 100% so với 8 triệu trong tháng 6 năm 2012 (Nguồn: Facebook). Facebook marketing đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, và việc sử dụng các doanh nghiệp địa phương để mở rộng thị trường của họ tiếp tục được đẩy mạnh.

(Nguồn: Zephoria, 02/2018).

Facebook là công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sự nhận biết thương hiệu, tăng doanh số và tăng lưu lượng truy cập đến website. Nếu như SEO giúp doanh nghiệp có khách hàng miễn phí đến từ công cụ tìm kiếm thì Social Media giúp bạn có khách hàng miễn phí đến từ mạng xã hội (Theo Nguyễn Trọng Thơ, 2014).

1.1.7 Mô hình hành vi khách hàng trong marketing trực tuyến


1.1.7.1 Các mô hình được ứng dụng phổ biến


a/ Mô hình AIDMA


AIDMA là mô hình miêu tả về sự dịch chuyển tâm lý và hành vi của người tiêu dùng do Roland Hall (Mỹ) đưa ra từ những năm 20 của thế kỉ trước. Nội dung của mô hình này như sau:

Attention: chú ý

Interest: Quan tâm

Desire: mong muốn

Memory: ghi nhớ

Action: hành động

Ý nghĩa của AIDMA là: Khách hàng chú ý sản phẩm, dịch vụ của bạn; họ quan

tâm, có mong muốn đối với sản phẩm dịch vụ đó; ghi nhớ nó và hành động.


Mô hình này đã tồn tại được gần một trăm năm qua và hiện tại vẫn đang có nhiều

doanh nghiệp đang áp dụng AIDMA trong hoạt động marketing.


b/ Mô hình AISAS


Mô hình AISAS là một mô hình hành vi tâm lý khách hàng khá phổ biến trong Online marketing. Ngoài ra đã được sử dụng khá thành công trong một số lĩnh vực. Đây là mô hình miêu tả sự dịch chuyển tâm lý và hành vi của người tiêu dùng do công ty quảng cáo cải tiến hàng đầu thế giới Dentsu đưa ra vào năm 2004 và đăng ký bản quyền vào năm 2005 tại Nhật Bản. Nội dung của mô hình này là:

Attention: Chú ý Interest: Quan tâm Search: Nghiên cứu Action: Hành động Share: Chia sẻ

Ý nghĩa của AISAS là: Khách hàng chú ý sản phẩm, dịch vụ của bạn; họ quan tâm, tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó; sau đó hành động và cuối cùng là chia sẻ về sản phẩm, dịch vụ ấy ( hoặc là chia sẻ về hành động của họ).

c/ Mô hình AIDA


AIDA được biết là một mô hình truyền thông Marketing cổ điển giúp cho các doanh nghiệp hiểu được người mua hàng. Các doanh nghiệp, cá nhân có thể biết được nhu cầu của người dùng khi đưa ra quyết định mua hàng. Sau đó, họ sẽ đưa ra những chiến lược truyền thông thích hợp với mỗi giai đoạn.

AIDA là cụm từ viết tắt của 4 giai đoạn:


Attention – Sự chú ý


Internet – Sự thu hút


Desire – Sự mong muốn


Action – Sự hành động


Đây được xem như là một mô hình, là một công thức vô cùng quan trọng trong các công tác tiếp thị quảng cáo cũng như một bài viết Pr bán hàng. Cùng với những hiệu quả lớn và đặc tính nổi bật mà AIDA đang ngày càng được phổ biến. Dường như AIDA đã trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực Marketing.

Hình thức này đơn giản chỉ là cần phải thu hút được sự chú ý của khách hàng ngày từ ban đầu. Rồi sau đó, bày cho khách hàng những đặc điểm hữu ích của sản phẩm đó, tạo sự thú vị để khơi lên sự hào hứng, thu hút với khách hàng.

Bước tiếp theo là tạo sự khao khát, kích thích mong muốn mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Cuối cùng là hướng niềm khát khao đó của khách hàng chuyển thành hành động theo chủ đích của bạn.

AIDA được coi là một trong các công thức hay nhất, ấn tượng nhất và được ứng dụng thành công nhất. AIDA được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: quảng cáo, tiếp thị, giao tiếp, bán hàng…

1.1.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình AIDA

Mục tiêu đầu tiên của các doanh nghiệp, dịch vụ đó chính là tạo sự thu hút, dễ tiếp cận khách hàng bằng bất cứ phương thức nào. Và một công thức hiệu quả nhất phải kể đến chính là công thức mô hình AIDA. Mô hình này sẽ phát huy được tác dụng của nó trong hầu hết những ngành cần đến nó.

Một số ngành cần đến mô hình này có thể kể đến như: tiếp thị, quảng cáo, bán hàng… hay thậm chí là cả trong SEO Onpage. Khi bạn áp dụng 4 bước của AIDA đầy đủ vào trong bài viết của mình, thì việc bán hàng của bạn sẽ đạt được thành công hơn mong đợi.


Hình 1 1 Mô hình AIDA Nguồn https startupnation vn Thu hút sự chú ý Attention 1


Hình 1.1: Mô hình AIDA


(Nguồn: https://startupnation.vn)

Thu hút sự chú ý (Attention)


Bước đầu tiền và đóng vai trò quan trọng trong mô hình AIDA chính là thu hút sự chú ý của khách hàng – Attention. Bước này có nghĩa là bạn cần phải lôi kéo, hướng sự chú ý của mọi người vào phần nội dung của sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo, giới thiệu.

Phần này giống như phần mở bài của 1 bài văn, nếu phần mở bài càng hay, càng hấp dẫn thì sẽ dễ dàng thu hút. Người đọc sẽ nhanh chóng tìm hiểu về những gì tiếp theo của sản phẩm. Nếu như phần mở đầu không tốt thì sẽ không có lý do gì để người dùng chú ý đến những điều sau.

Để có thể tạo được ấn tượng ngay từ khi khách hàng mới nhìn thấy bài viết, chúng ta có thể sử dụng cách giật tít, đặt tiêu đề ấn tượng. Hoặc bạn có thể dùng những ngôn từ ấn tượng, đi theo các xu hướng đang thịnh hành trên thị trường…

Tạo sự thích thú (Interest)


Khi áp dụng mô hình AIDA thì bước tạo sự thích thú được coi là giai đoạn khó khăn nhất. Trong bước này, cần phải kể ra một cách mạch lạc nhất, gọn gàng nhất về thông tin sản phẩm, dịch vụ. Có thể nêu ra những tính năng, ưu nhược điểm của sản phẩm của mình với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.

Đồng thời, cũng cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu, mong muốn của đối tượng mà mình hướng đến. Mục đích là để sắp xếp, chọn lọc các yếu tố, thông điệp thích hợp nhất cho khách hàng. Hãy cho khách hàng của mình thấy được là mình sẽ được nhận những lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm và khuyến mãi đi kèm.

Điểm nhấn quan trọng của bước này chính là bạn cần phải làm sao để khiến cho khách hàng quyết định mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngay.

Tiến xa hơn với mong muốn của khách hàng (Desire)


Khi đến bước thứ 3 ở mô hình AIDA trong content, tạo mong muốn của khách hàng thì nghĩa là đã nắm chắc được 1 phần thành công trong tay. Rủi ro có thể đến từ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/02/2023