- Thứ hai: Khả năng lưu trữ: Bất kì đoạn video nào được đăng tải lên Youtube đều được lưu lại vĩnh viên cho tới khi chủ tài khoản có nhu cầu xóa bỏ.
- Thứ ba: Khả năng chia sẻ: Youtube cho phép người dùng có thể copy đường link của tất cả các video để chia sẻ tới bạn bè, người thân thông qua các mạng xã hội khác, email hay tin nhắn. Mặt khác, nội dung và chất lượng video vẫn được đảm bảo trong quá trình truyền tải.
- Thứ tư: Khả năng tương tác: Youtube có tính năng giúp mọi người có thể bình luận, gắn thể (tag) để người dùng có thể thông báo hay mời bạn bè cùng vào xem. Bên cạnh đó, Youtube cũng có chức năng bảo vệ quyền riêng tư khi người dùng hoàn toàn có khả năng cài đặt chế độ chỉ chia sẻ có một số bạn bè nhất định hoặc chỉ riêng họ mới có khả năng xem và bình luận một đoạn video nào đó.
Instagram là một phần mềm chia sẻ ảnh miễn phí cho phép người dùng chụp ảnh trên điện thoại của mình, thêm các bộ lọc hình ảnh, và sau đó chia sẻ trên nhiều mạng xã hội khách nhau, kể cả instagram. Những bức ảnh chụp được sẽ có dạng hình vuông với tỷ lệ 4:3 thường đưpjc dùng trong các thiết bị di động.
Bên cạnh chức năng chỉnh sửa ảnh/video miễn phí, instagram còn cho phép người dùng chia sẻ ảnh một cách rộng rãi thông qua chính instagram và liên kết tới các mạng xã hội khác. Khi đăng tải những bức ảnh hay đoạn video, người dùng có thể đính kèm những đoạn mô tả phù hợp theo ý thích, đặc biệt instagram còn có tính năng đánh dấu (tag) và hashtag (#) nhằm tăng khả năng lan truyền trong cộng đồng mạng.
Website
Website (tạm dịch là “Trang mạng”), còn gọi là trang web, là một tập hợp các trang web con, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash,… website chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ lưu trữ trên các máy chủ chạy online trên đường truyền World Wide của internet. Website được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại Cern, Geneva, Switzerland.
Ngày nay, thuật ngữ website được sử dụng rất phổ thông, mọi người đều có thể truy cập một website ở bất kì đâu khi có kết nối internet hoặc kết nối sóng di động. Với các doanh nghiệp, cá nhân thường xuyên tương tác với cộng đồng online thì website là công cụ tốt nhất và duy nhất giúp họ quảng bá hình ảnh, sản phẩm, thông tin của mình.
Blog cá nhân (Blog marketing)
Blog marketing là hình thức tiếp thị, quảng cáo, xuất bản nội dung online cho thương hiệu, sản phẩm, website, sự kiện thông qua công cụ blog. Blog marketing được chia thành một số hình thức sau:
- Quảng cáo (banner, textlink): Hình thức quảng cáo banner trên blog cũng giống như trên báo điện tử, diễn đàn, còn hình thức quảng cáo textlink thì hầu như blog chiếm ưu thế và phổ biến hơn hẳn các kênh khác.
- Bài viết PR: Blog cũng là một kênh mà giới truyền thông nhắm tới trong việc truyền tải nội dung dưới hình thức bài viết PR. Đôi khi chỉ là việc đưa tin về một sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện nào đó. Hình thức này cũng khá phổ biến trên các báo điện tử ngày nay.
- Bài viết đánh giá (review): Đây là một hình thức khá đặc biệt và cũng là thế mạng của blog marketing bởi vì bài viết đánh giá được tạo dựng dựa trên chính trải nghiệm của tác giả, người có uy tín, có tầm ảnh hưởng cà am hiểu về sản phẩm, dịch vụ được marketing. Mức độ nổi tiếng của tác giả cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả, lan truyền của bài viết.
1.1.1.4 Đánh giá hoạt động truyền thông marketing trực tuyến
Truyền thông marketing liên quan đến việc nhận diện đối tượng mục tiêu và xây dựng chương trình truyền thông hài hòa, thống nhất giữa các bộ phận để thu được phản ứng mong muốn từ đối tượng mục tiêu. Sau khi thực hiện các chương trình truyền thông, nhà marketing cần đánh giá xem những trải nghiệm truyền thông có tác động ra sao ở mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình mua của khách hàng. Qua đó doanh nghiệp có thể phân bổ ngân sách hiệu quả và thích đáng hơn.[9]
Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc KPIs
KPI – tiếng anh là Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp, cá nhân. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chỉ số KPIs khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan của mỗi bộ phận đó.[4]
Để đánh giá hiệu quả của một chương trình truyền thông trực tuyến theo các kênh triển khai thì KPIs chính là một thước đo hiệu quả.
Bảng 2.1: Chỉ số KPIs cho các hoạt động marketing trực tuyến
Chỉ số KPI | |
SEO | - Từ khóa SEO có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng. - Vị trí xếp hạng từ khóa SEO thay đổi như thế nào trên công cụ tìm kiếm so với trước khi SEO. - Lượng truy cập website thông qua tìm kiếm google ứng với từ khóa SEO là bao nhiêu/ngày/tháng. - Tỷ lệ khách truy cập mới, khách truy cập cũ quay lại website là bao nhiêu. - Số trang xem/truy cập là bao nhiêu. - Thời gian khách hàng lưu lại trên website trung bình là bao lâu. - Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng là bao nhiêu. - Thời gian tải website là bao nhiêu. - Thứ hạng Alexa website thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO. - Chỉ số Page Rank website thay đổi như thế nào so với trước khi làm SEO. - Độ phủ website trên môi trường internet như thế nào so với trước khi |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội tại công ty Connect Travel Hue - 1
- Nghiên cứu hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội tại công ty Connect Travel Hue - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội Trong Doanh Nghiệp
- Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Social Media Marketing
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Hoạt Động Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội Trong Doanh Nghiệp
- Phân Tích Hoạt Động Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội (Smm) Tại Công Ty Connect Travel Hue
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
làm SEO (số lượng backlink, chất lượng backlink) | ||
Email marketing | - Lượng dữ liệu thu thập được của khách hàng hằng ngày/tháng. - Lượng email còn hoạt động trên tổng số email thu thập được. - Lượng email gửi thành công trên tổng số email đã gửi. - Lượng email và hộp thư đến, vào hộp spam trên tổng số email đã gửi. - Lượng email được mở trên tổng số email đã gửi. - Lượng truy cập vào đường link được đính kèm ở email. - Lượng người từ chối nhận email. - Lượng chuyển đổi thành khách hàng khi truy cập vào website. | |
Truyền thông mạng xã hội | Mạng xã hội Google+ | - Có bao nhiêu bạn bè trong vòng kết nối tài khoản cá nhân. - Có bao nhiêu người theo dòi trang Google+ - Mức độ tương tác các thông điệp trên Google+ như thế nào (+1, share, comment). - Lượng truy cập website đến từ Google+ là bao nhiêu/ngày/tháng. |
Mạng xã hội Facebook | - Mức độ tương tác của khách hàng với bài viết. - Tốc độ tăng like mỗi ngày/tháng. - Số lượng đơn hàng từ trang fanpage mỗi ngày/tháng. - Số lượng truy cập đến website từ facebook. - Lượng chuyển đổi truy cập thành khách hàng. | |
Mạng xã hội Youtube | - Số người đăng ký theo dòi kênh. - Những mạng xã hội mà kênh youtube liên kết. - Mức độ tương tác trên kênh youtube (like, share, comment). - Lượng truy cập đến website từ kênh youtube. |
Quảng cáo Google Adwords | - Chi phí cho mỗi cú click chuột. - Lượng tìm kiếm của từ khóa chạy quảng cáo mỗi tháng. - Số lần hiển thị quảng cáo trong ngày. - Vị trí quảng cáo trên top tìm kiếm. - Điểm chất lượng quảng cáo. - Tỷ lệ chuyển đổi. - Tỷ lệ click mua hàng từ quảng cáo. |
Quảng cáo Facebook | - Ngân sách mỗi ngày cho quảng cáo. - Mức độ hiển thị quảng cáo mỗi ngày. - Mức độ tăng like/ tổng số lần hiển thị quảng cáo mỗi ngày. - Mức độ tương tác với thông điệp quảng cáo (dùng cho quảng cáo tương tác). |
(Nguồn: CRMVIET)
Cách đo lường chỉ số KPIs trong hoạt động truyền thông marketing trực tuyến:
Đối với hoạt động SEO:
Rank từ khóa: Các KPIs bao gồm số lượng từ khóa, Top từ khóa (top 3, top 10).
Tỷ lệ website leads: Trong số những khách hàng truy cập vào website thì liệu
có bao nhiêu người chuyển đổi và trở thành leads.
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) = Tổng số mục tiêu đạt được/ tổng số truy cập vào website.
Lợi nhuận ròng trên đầu tư (ROI) = Lợi nhuận thu được/ tổng chi phí dự án
SEO.
Đối với quảng cáo và truyền thông mạng xã hội:
Đo tỷ lệ tương tác (Engagement): Mức độ yêu thích, tương tác hay bao nhiêu người dùng thấy được thông điệp và tương tác với thương hiệu.
Độ tiếp cận (Reach): Bao nhiêu người thấy được nội dung truyền tải và mức độ
biến động như thế nào.
Referral Traffic: Mức độ ổn định của sự tương tác.
Influence (Tầm ảnh hưởng): Là một thước đo quan trọng cần theo dòi khi social có lượng follower lớn, influence cho phép xem nhanh tình hình của social như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.[3]
1.1.2 Tổng quan về Tiếp thị truyền thông xã hội – Social Media Marketing
1.1.2.1 Khái niệm Social Media Marketing
Tiếp thị truyền thông xã hội hay còn gọi với thuật ngữ “Social Media Marketing”, là hình thức thực hiện các hoạt động marketing trên mạng internet thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội (Social media) nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
Marketing qua mạng xã hội là một phần của Digital Marketing – tổ hợp các hoạt động marketing. Với khả năng kết nối mạnh mẽ của các kênh mạng xã hội (social media), nơi tập hợp đa dạng các đối tượng khách hàng cùng nhau giao lưu, chia sẻ, tương tác, trao đổi, thảo luận về nội dung, hình ảnh,… thì việc thực hiện tiếp thị qua các kênh này đang dần trở thành hình thức được sử dụng phổ biến và phát triển trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay.
Khi sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing), các doanh nghiệp có thể cho phép khách hàng và người dùng internet đăng tải nội dung do người dùng tạo ra (ví dụ: nhận xét trực tuyến, đánh giá sản phẩm,…) còn được gọi là “Truyền thông lan truyền” (Earned media), thay vì sử dụng bản sao quảng cáo mà nhân viên tiếp thị chuẩn bị.[17]
1.1.2.2 Các loại hình Social Media Marketing thường gặp
Nhận thấy được sự phổ biến và phát triển của hình thức tiếp thị truyền thông xã hội, các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm nhiều loại kênh mạng xã hội khác nhau để triển khai chiến lược. Mặt khác, công nghệ đang ngày một phát triển, ranh giới giữa các kênh mạng xã hội đang dần trở nên mờ đi, nhưng dựa trên tính chất, mục đích, của nó có thể được chia thành các loại hình tiếp thị truyền thông xã hội thường gặp sau:
Mạng xã hội (Social networks): Là loại hình dựa trên các website mang tính xã hội, loại hình này cho phép người dùng kết nối và chia sẻ với cộng đồng trực tuyến (Online community). Các hình thức phổ biến của các trang web mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook được sử dụng rộng rãi trong việc trao đổi tin tức, hoạt động, chia sẻ thông báo, bán hàng, hay LinkedIn là nền tảng mạng chuyên nghiệp dùng cho thị trường B2B và tập trung nhiều vào công việc.
Đánh dấu trang cộng đồng (Social bookmarking): Là dịch vụ cho phép người dùng lưu trữ, quản lý, tìm kiếm và chia sẻ các địa chỉ liên kết trang web của họ lên trang social bookmarking và danh sách địa chỉ liên kết đó sẽ được tổ chức phân loại theo chủ đề, từ khóa. Việc đặt liên kết trang web trên đó có thể giúp doanh nghiệp tăng được lượng truy cập (traffic) đổ về trang web của doanh nghiệp khi mọi người tìm kiếm. Ở Việt Nam có những trang bookmarking như: linkhay.com, tagvn.com, ishare.vn,... giúp việc quảng bá và chia sẻ thông tin dễ hơn bao giờ hết.
Trang đánh giá (Review site): Dịch vụ này cho phép người dùng tìm kiếm, xem xét và chia sẻ những thông tin về sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu, địa điểm,.. Việc đánh giá trên các trang web này đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể xem xét các bình luận đánh giá và giải quyết các vấn đề mà khách hàng đăng tải, mặt khác các đánh giá tích cực cũng sẽ làm tăng uy tín, thu hút được số lượng khách hàng mới. Vì thế doanh nghiệp thường khuyến khích khách hàng của họ để lại những đánh giá và xếp hạng tích cực về sản phẩm/ dịch vụ mà họ trải nghiệm trong doanh nghiệp. Tiêu biểu cho loại hình này chẳng hạn như là TripAdvisor.
Mạng chia sẻ (Media sharing): Là dịch vụ cho phép người dùng tìm kiếm, tạo và chia sẻ hình ảnh, video. Với tính chất tập trung vào hoạt động ảnh và video, việc tạo các chiến lược marketing trên mạng này là phương pháp trực quan nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ các nội dung, thông điệp và thu hút được khách hàng. Tiêu biểu cho loại hình mạng chia sẻ hình ảnh là nền tảng Instagram, Pinterest và loại hình mạng chia sẻ video là nền tảng Youtube, Tiktok.
Diễn đàn thảo luận (Discussion Forum): Đây là loại hình mà người dùng sử dụng để tìm kiếm, chia sẻ và thảo luận về các loại thông tin, ý kiến và tin tức về các chủ đề cụ thể. Nơi đây có thể tập hợp những người dùng có cùng sở thích, cùng mối quan tâm, cùng niềm đam mê,... điều này là một cơ hội tốt khi doanh nghiệp muốn tiếp cận và nghiên cứu sâu về đối tượng khách hàng của mình. Có thể thấy đây là loại hình tuyệt vời phục vụ cho công việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, khi mà doanh nghiệp muốn tìm hiểu cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp, hoặc là tìm hiểu độ nhận biết của thương hiệu, hoặc khách hàng đang nói về xu hướng gì hiện nay,... loại hình diễn đàn thảo luận sẽ giúp doanh nghiệp có được câu trả lời này. Các doanh nghiệp thường sử dụng loại hình này để giảm bớt chi phí marketing, tạo mối quan hệ cũng như duy trì lòng trung thành của khách hàng. Tiêu biểu cho loại hình này là nền tảng Quora.
Blog: Loại hình này cho phép người dùng xuất bản, khám phá và bình luận về nội dung trực tuyến, chẳng hạn như Wordpress, Blogger. Bên cạnh nền tảng blog truyền thống, Microblogging (dịch vụ tiểu blog) - một dạng rẽ nhánh của blog đang trở thành xu hướng phát triển hiện nay. Dịch vụ này cho phép người dùng tạo những bài viết có sự giới hạn về nội dung, hình ảnh, video liên kết có tính chất nhỏ gọn, đơn giản. Tiêu biểu cho loại hình này là Twitter và Tumblr.[17]
1.1.2.3 Năm trụ cột cốt lòi của Social Media Marketing
Chiến lược:
Như đã đề cập ở phần trên, ngày nay các kênh mạng xã hội ngày một phát triển và trở nên phức tạp hơn, trước khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch marketing trên