ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ THỊ XUÂN QUỲNH
ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ TẠO HÌNH ÂM ĐẠO BẰNG MẢNH GHÉP MÔI BÉ ÂM HỘ CHO BỆNH NHÂN NỮ MẮC HỘI CHỨNG MAYER – ROKITANSKY– KUSTER – HAUSER
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Người thực hiện: LÊ THỊ XUÂN QUỲNH
ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ TẠO HÌNH ÂM ĐẠO BẰNG MẢNH GHÉP MÔI BÉ ÂM HỘ CHO BỆNH NHÂN NỮ MẮC HỘI CHỨNG MAYER – ROKITANSKY– KUSTER – HAUSER
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA
Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn:
1) ThS. BS Nguyễn Đình Minh
2) ThS. BS Đỗ Thị Quỳnh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, nhà trường, cơ quan, bệnh viện, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. BS Nguyễn Đình Minh và ThS. BS Đỗ Thị Quỳnh đã luôn quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn tôi, để tôi có thể hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các y bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E Hà Nội đã hết sức hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi tới các thầy cô Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Y Dược học cơ sở lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Sự dìu dắt, quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình và chu đáo của các thầy cô trong suốt 6 năm học vừa qua đã giúp tôi có thêm hành trang kiến thức, bản lĩnh và nhiệt huyết để có thể thực hiện thật tốt công tác thực tế sau này.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn của mình tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và cho tôi sự hỗ trợ tuyệt vời nhất.
Bản khóa luận còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hội chứng không nhạy cảm Androgen (Androgen insensitivity syndrome) | |
ASRM | Hiệp hội Sinh sản Hoa Kỳ (American Society for Reproductive Medicine) |
ESHRE | Hiệp hội Sinh sản và Phôi thai học Châu Âu (European Society of Human Reproduction and Embryology) |
FSFI | Chỉ số chức năng tình dục nữ (Female Sexual Function Index) |
FSH | Hormone kích thích nang noãn (Follicle Stimulating Hormone) |
GnRH | Hormone giải phóng FSH và LH (Gonadotropin Releasing hormone) |
KÂĐ | Khoang âm đạo |
LH | Hormone kích thích hoàng thể (Luteinizing Hormone) |
MRI | Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging) |
MRKH | Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser |
NKTN | Nhiễm khuẩn tiết niệu |
PH | Lông mu (Pubic hair) |
Tg | Thời gian |
Wnt-4 | Phân tử tín hiệu điều chỉnh sự phát triển buồng trứng (Wingless-Related MMTV Integration Site 4) |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá bước đầu kết quả tạo hình âm đạo bằng mảnh ghép môi bé âm hộ cho bệnh nhân nữ mắc hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser - 2
- Bộ Khuôn Nong Âm Đạo Và Các Loại Ghế Đi Kèm [33].
- Ngay Sau Khi Tháo Khuôn Nong, Bệnh Nhân Được Đánh Giá:
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân 22
Bảng 3.2. Kích thước âm đạo và môi bé của bệnh nhân trước mổ 23
Bảng 3.3. Kết quả siêu âm và cộng hưởng từ vùng tiểu khung 24
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm nội tiết tố 25
Bảng 3.5. Đánh giá liền thương môi bé sau tháo khuôn nong 26
Bảng 3.6. Đánh giá khoang âm đạo sau tháo khuôn nong 26
Bảng 3.7. Đánh giá kết quả sớm sau mổ 27
Bảng 3.8. Chỉ số FSFI của bệnh nhân trong nghiên cứu 28
Bảng 4.1. Tuổi phẫu thuật trong các nghiên cứu tạo hình âm đạo 29
Bảng 4.2. So sánh kết quả sau phẫu thuật tạo hình âm đạo 36
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cơ quan sinh dục nữ trên thiết đồ đứng dọc của chậu hông [59]. 3
Hình 1.2. Cơ quan sinh dục nữ trên thiết đồ đứng dọc của chậu hông [54]. 4
Hình 1.3. Cơ quan sinh dục ngoài của nữ [31]. 6
Hình 1.4. Bộ khuôn nong âm đạo và các loại ghế đi kèm [33]. 10
Hình 1.5. Dụng cụ phẫu thuật tạo hình âm đạo theo Vechietti [18] 10
Hình 1.6. Quy trình phẫu thuật tạo hình âm đạo bằng vạt thẹn [7] 11
Hình 1.7. Quy trình phẫu thuật tạo hình âm đạo theo McIndoe [64]. 12
Hình 1.8. Cấp máu của cơ quan sinh dục ngoài [49]. 13
Hình 1.9. Cấu trúc mô học của môi bé âm đạo [19]. 14
Hình 1.10. Quy trình tạo vạt môi bé đơn thuần trong tái tạo âm đạo [58]. 16
Hình 1.11. Quy trình tạo tái tạo âm đạo bằng vạt môi bé móng ngựa [49]. 17
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ HÌNH THÁI CỦA HỆ SINH DỤC NỮ 3
1.2. HỘI CHỨNG MAYER – ROKITANSKY– KUSTER – HAUSER 7
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 18
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 18
2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN CỠ MẪU 18
2.5. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ 18
2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 21
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 22
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 22
3.3. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT 25
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 29
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 29
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 32
KẾT LUẬN 37
KIẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser (MRKH) là một dị tật bẩm sinh được đặc trưng bởi sự bất toàn của các cấu trúc xuất phát từ củ Muller dẫn đến việc bệnh nhân không thể quan hệ tình dục đường âm đạo cũng như không thể mang thai. Nguyên nhân gây hội chứng MRKH vẫn chưa thực sự rõ ràng. Cứ khoảng 5000 phụ nữ thì sẽ có 1 người mắc hội chứng MRKH [5].
Trên thế giới, ca bệnh đầu tiên được mô tả bởi Realdus Columbus năm 1572 và đến năm 1817 ca bệnh đầu tiên được điều trị bởi Dupuytren. Hiện nay, điều trị hội chứng MRKH đã có nhiều sự lựa chọn bao gồm phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Trong số các phương pháp phẫu thuật điều trị tật không âm đạo, kĩ thuật của Abbe´– McIndoe là phổ biến nhất. Cả kỹ thuật nguyên bản và kĩ thuật sửa đổi đều có nguyên lý chung là tạo ra khoang âm đạo mới tại ngách bàng quang-trực tràng, sau đó lót khoang bằng vật liệu ghép phù hợp [37]. Trong kỹ thuật này, có nhiều vật liệu đã được lựa chọn để che phủ khoang âm đạo mới như vạt da, màng ối, đoạn ruột, niêm mạc miệng, mô âm đạo nuôi cấy in vitro và một số vật liệu sinh học nhân tạo khác như vật liệu cellulose oxy hóa hay hạ bì da nhân tạo [47].
Tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân mắc hội chứng MRKH vẫn còn là một lĩnh vực rất mới. Tạo hình âm đạo tại Việt Nam lần đầu được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 1976 bằng cách sử dụng phương pháp ghép mảnh da tự thân cho kết quả khá tốt. Về sau những nghiên cứu đầu tiên trong nước đánh giá kết quả tạo hình âm đạo lần lượt được công bố bao gồm nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng năm 2009 sử dụng vạt thẹn, nghiên cứu của GS.TS Trần Thiết Sơn năm 2012 sử dụng niêm mạc miệng tự thân và Nguyễn Thị Thu Trang tiếp tục nghiên cứu về niêm mạc miệng tự thân trong tạo hình âm đạo năm 2016. Nhìn chung, mỗi phương pháp đều không tránh khỏi những biến chứng. Với các vạt da cuống liền mà phổ biến là vạt thẹn có nguy cơ mọc lông, để lại sẹo lồi, sẹo co kéo, sẹo dễ thấy nơi cho gây mất thẩm mĩ. Niêm mạc miệng là vật liệu tương đồng với biểu mô khoang âm đạo nhưng hạn chế là số lượng lấy được không nhiều và vẫn có nguy cơ tổn thương khoang miệng, tuyến nước bọt và các cấu trúc khoang miệng.
Như vậy, mặc dù có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề tạo hình âm đạo nhưng vẫn chưa có kết luận nào về phương pháp và vật liệu tối ưu nhất do mỗi vật liệu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.