Công Tác Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đào Tạo Nghề Và Cung Cấp Thông Tin Tìm Kiếm Việc Làm Mới Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Tỉnh



ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỞ LẠI THỊ TRƯỜNG LAO

BỘ PHẬN

Tính hưởng, thẩm định, dự thảo quyết định, chốt và photo sổ BHXH

Sơ đồ 2.1: Công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm mới tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh


Người lao động thất nghiệp

BỘ PHẬN

Tiếp đón, tư vấn ban đầu

Tư vấn giới thiệu việc làm

Cơ sở đào tạo nghề

BỘ PHẬN

Giới thiệu việc làm, học nghề

BỘ PHẬN

Hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN

Tư vấn giới thiệu việc làm

Tư vấn tư vấn về chính sách BHTN

BỘ PHẬN

Trình ký, đánh số, nhân bản, đặt lịch


BỘ PHẬN

Trả kết quả

BỘ PHẬN

Theo dõi, tiếp nhận khai báo việc làm hàng tháng


- Người lao động bị mất việc làm khi đến Trung tâm DVVL hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ BHTN, trước khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN được cán bộ tư vấn cụ thể về chính sách hỗ trợ học nghề. Cán bộ trung tâm sẽ trực tiếp tư vấn cho từng NLĐ. Trường hợp có nhiều NLĐ đến trong cùng một thời điểm sẽ tổ chức tư vấn theo nhóm. Thực tế hiện nay, công tác tư vấn chủ yếu là tư vấn về chính sách, thủ tục giải quyết chế độ BHTN do phần lớn NLĐ tới nộp hồ sơ không phát sinh nhu cầu học nghề khi nộp hồ sơ hưởng BHTN.


Trường hợp NLĐ có nhu cầu được đào tạo, nâng cao trình độ, hồ sơ của NLĐ được chuyển sang bộ phận dạy nghề xem xét, xử lý hồ sơ, liên hệ với cơ sở đào tạo có khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu và trình độ của NLĐ để NLĐ lựa chọn và các phòng/bộ phận nghiệp vụ soạn thảo văn bản trình lãnh đạo các cấp xem xét, ký duyệt.

- Các phòng/bộ phận nghiệp vụ chuyển văn bản đã được giải quyết sang bộ phận đón tiếp, tư vấn để trả cho NLĐ. Bộ phận dạy nghề chuyển hồ sơ của NLĐ đến cơ sở dạy nghề để làm thủ tục đào tạo nghề đối với NLĐ. Trước ngày 25 hàng tháng, phòng BHTN lập danh sách đề nghị chi trả hỗ trợ học nghề có đầy đủ chữ ký của người được hỗ trợ học nghề kèm theo quyết định hỗ trợ học nghề sang BHXH tỉnh để chi trả chi phí hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề.

- Công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và cung cấp thông tin tìm kiếm việc làm mới được tổ chức và thực hiện tại trụ sở chính của Trung tâm DVVL tỉnh và toàn bộ các điểm giao dịch, tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN. Tuy nhiên, tại các điểm giao dịch, tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN không thực hiện các nhiệm vụ như ban hành văn bản; báo cáo tình hình thực hiện BHTN và lưu trữ hồ sơ.

Các phòng nghiệp vụ thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội

- Văn phòng BHXH tỉnh:

Nhận danh sách đề nghị chi trả hỗ trợ học nghề có đầy đủ chữ ký của người được hỗ trợ học nghề kèm theo quyết định của Trung tâm DVVL tỉnh và chuyển phòng Chế độ BHXH. Thời hạn giải quyết ngay trong ngày làm việc.

- Phòng Chế độ BHXH:

+ Hàng ngày nhận danh sách, các quyết định hủy, chấm dứt hưởng, tạm dừng hưởng, tiếp tục hưởng, thông báo di chuyển tỉnh ngoài, quyết định hỗ trợ học nghề

… từ văn phòng, thực hiện báo tăng, giảm đối tượng.

+ Hàng tháng, căn cứ danh sách đề nghị chi trả hỗ trợ học nghề có đầy đủ chữ ký của người được hỗ trợ học nghề kèm theo quyết định từ văn phòng, kiểm tra, đối chiếu, chuyển phòng Kế hoạch- Tài chính. Thời hạn giải quyết trong vòng 01 ngày làm việc.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính:


Trong vòng 02 ngày kể từ khi nhận được danh sách đề nghị chi trả hỗ trợ học nghề có đầy đủ chữ ký của người được hỗ trợ học nghề từ phòng Chế độ BHXH thực hiện chuyển trả tiền cho Trung tâm DVVL hoặc cơ sở đào tạo.

2.2.4.4. Tổ chức thực hiện chính sách tư vấn, giới thiệu việc làm

- Người lao động bị mất việc làm nộp hồ sơ đề nghị đến Trung tâm DVVL hoặc các điểm ủy thác tiếp nhận hồ sơ và được cán bộ tư vấn để lựa chọn việc tìm kiếm việc làm mới. Người lao động được tư vấn thông tin tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, nhu cầu dựa trên nền tảng danh sách việc làm trống mà Trung tâm DVVL đã thu thập, cập nhật và tư vấn chuyên sâu liên quan đến lao động, việc làm như chính sách lao động, việc làm, QHLĐ, kỹ năng phỏng vấn ... Tiếp theo, những lần NLĐ quay lại Trung tâm DVVL để thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng, trung tâm tiến hành mời NLĐ tham gia các phiên giao dịch việc làm giúp NLĐ có nhiều lựa chọn khi có nhu cầu quay trở lại thị trường lao động.

- Nếu NLĐ chấp nhận việc làm đã được tư vấn, Trung tâm DVVL giới thiệu NLĐ tới doanh nghiệp để phỏng vấn hoặc giới thiệu NLĐ tới phòng Giới thiệu việc làm để tổ chức giới thiệu việc làm theo nhóm hoặc tham gia phiên giao dịch việc làm. Hồ sơ của NLĐ được bộ phận tư vấn chuyển sang bộ phận giới thiệu việc làm xem xét, đánh giá về trình độ, năng lực để liên hệ với NSDLĐ đang có nhu cầu tuyển dụng. Bộ phận giới thiệu việc làm chuyển hồ sơ của NLĐ sang NSDLĐ xem xét và tuyển dụng NLĐ. Thông tin của NLĐ được các bộ phận có liên quan cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Trung tâm.

2.2.4.5. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị đến Sở LĐTBXH hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công để thẩm định. Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; phương án thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ hoặc SXKD được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ; văn bản xác nhận của cơ quan BHXH nơi NSDLĐ đóng BHTN cho NLĐ.


Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả. Nếu không đầy đủ thì hướng dẫn NSDLĐ bổ sung, hoàn thiện và nộp lại. Hồ sơ được chuyển đến phòng Việc làm - An toàn lao động thẩm định. Nếu đạt yêu cầu theo các điều kiện quy định thì trình Giám đốc Sở LĐTBXH ra quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. NSDLĐ nhận kết quả tại Sở LĐTBXH tỉnh hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công.

2.2.5. Giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Hàng năm, BHXH tỉnh đều chủ động báo cáo cho Thường trực tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về tình hình thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh. BHXH tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở LĐTBXH tỉnh, UBND các quận, huyện, thành phố tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách BHTN. Chỉ đạo các cơ quan BHXH quận, huyện, thành phố trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHTN tại địa phương.

Biểu đồ 2.1: Hoạt động giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2015-2019


495

393

251

286

291

37

32

23

30

26

600

500

400

300

200

100

0

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019


BHXH tỉnh Liên ngành


(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương)

Qua kiểm tra, cơ bản các đơn vị đều thực hiện tốt các quy định của nhà nước về chính sách BHTN. Quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh cho thấy vẫn còn tình trạng NLĐ thuộc diện bắt buộc tham gia BHTN


nhưng đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia đóng, đóng thiếu BHTN cho NLĐ (Năm 2015 - 2019: 2634 lao động). Từ năm 2015 - 2019, BHXH tỉnh đã khởi kiện tại tòa án 06 đơn vị nợ đọng tiền BHTN, thu hồi hơn 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác khởi kiện ra tòa án các đơn vị nợ đọng tiền BHTN chưa đem lại kết quả mong muốn nhất là đối với những doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động. Vì vậy đã ảnh hưởng đến công tác thu và phát triển đối tượng tham gia BHTN.

Trong công tác chi TCTN, Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện phối hợp với Trung tâm DVVL và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngay từ khi thực hiện quyết định chi TCTN. Nhìn chung quyết định chi TCTN đã đảm bảo đúng mức hưởng, đúng thời gian hưởng và đối tượng thụ hưởng. Việc kiểm tra chi TCTN đã được thực hiện đối với cả các đại diện chi trả, ngân hàng để bảo đảm tiền TCTN đến đúng người hưởng, đúng hạn và trong quá trình chi trả TCTN không gây khó khăn cho người nhận. Kiểm tra, giám sát quá trình chi TCTN đã phát hiện ra những hạn chế, tồn tại phát sinh từ các quy định pháp luật đó là: Theo quy định hiện hành, NLĐ có thể đăng ký nhận TCTN ở bất kỳ đâu dẫn đến việc quản lý chi rất khó khăn. Ví dụ: Trường hợp NLĐ đăng ký lĩnh TCTN ở 01 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhưng khi giải quyết chế độ TCTN lại không có hộ khẩu thường trú tại địa bàn đó dẫn đến cơ quan BHXH khó kiểm soát chặt chẽ người hưởng. Nhiều trường hợp NLĐ vừa đóng, vừa hưởng TCTN; hồ sơ hưởng TCTN được hợp thức hóa cho đủ điều kiện hưởng TCTN đã được BHXH tỉnh phát hiện và ra quyết định thu hồi tiền (Bảng 2.1).

Bảng 2. 1: Kết quả thu hồi trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2015 – 2019

ĐVT: Người



STT


Năm

Số quyết định (số người) phải thu hồi

Trong đó

Số đã thu hồi

Số chưa thu hồi

Số

người

Số tiền

Số

người

Số tiền

Số

người

Số tiền

01

2015

27

188,581,020

9

68,610,500

19

119,970,520

02

2016

29

99,159,093

17

57,741,420

12

41,417,673

03

2017

13

46,259,400

5

18,478,400

8

27,781,000

04

2018

76

363,108,542

62

256,553,468

14

106,555,074

05

2019

318

1,552,478,112

271

1,316,969,600

47

235,508,512

Tổng cộng:

463

2,249,586,167

364

1,718,353,388

100

531,232,779

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương - 10

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương)


Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHTN đã phát hiện những hình thức vi phạm khác như: Khai báo chưa đúng, vi phạm điều kiện hưởng. BHXH tỉnh đã đề nghị xử phạt hành chính 14 đơn vị, số tiền trên 500 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện mức xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHTN theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ vẫn còn thấp, chưa mang tính răn đe. Nhiều doanh nghiệp, NSDLĐ và cả NLĐ vi phạm bị xử phạt, sau khi nộp phạt lại tiếp tục nợ đóng BHTN hoặc thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia BHTN hoặc tham gia không đúng mức quy định.

2.3. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2019

2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thu BHTN là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển và bảo toàn quỹ BHTN để thực hiện chính sách nên công tác quản lý thu được BHXH tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong công tác quản lý thu đã thực hiện thu đúng, thu đủ, quản lý chặt chẽ đến từng doanh nghiệp, từng NLĐ. Ứng dụng phần mềm để quản lý quá trình tham gia BHTN, theo dõi danh sách đối tượng tham gia đóng, biến động của đối tượng và mức đóng góp của các đối tượng tham gia. Chính vì vậy, số người tham gia và đóng BHTN tăng liên tục từ năm 2015 - 2019 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Số người tham gia và tổng số tiền thu bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng; người


STT

Nội dung

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

01

Số người tham gia BHTN

241,387

262,864

284,714

308,108

335,141

02

Tổng số tiền thu BHTN

194,930

209,315

276,758

322,304

368,526

03

Tổng số nợ đóng BHTN

2,358

2,105

1,098

1,664

1,037

04

Đơn vị sử dụng lao động tham gia

4,092

4,504

5,104

5,464

6,152

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương) Số liệu tại bảng 2.2 cho thấy số người tham gia BHTN và tổng số tiền thu BHTN tăng liên tục từ năm 2015 - 2019. Số người tham gia BHTN tăng trung bình


8,62% hàng năm. Năm 2019, số người tham gia BHTN là 335,141 người, tăng 38,8% so với năm 2015. BHXH tỉnh Hải Dương là đơn vị được BHXH Việt Nam đánh giá cao về công tác quản lý thu. Hàng năm, công tác thu BHXH, BHYT, BHTN tại tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Năm 2015, tổng số thu BHTN là 194,930 triệu đồng, đạt 106% kế hoạch được giao. Năm 2019, tổng số thu BHTN là 368,526 triệu đồng, đạt 103,62% kế hoạch được giao, tăng 189% so với năm 2015. Số thu BHTN hàng năm tăng trung bình trên 43,399 triệu đồng.

Tỷ lệ nợ BHTN của tỉnh Hải Dương cũng giảm dần theo từng năm, thấp hơn so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Năm 2015, nợ đóng BHTN của các đơn vị sử dụng lao động là 2,358 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,21% số tiền thu BHTN. Đến năm 2019, nợ đóng BHTN của các đơn vị sử dụng lao động là 1,037 triệu đồng, chiếm 0,29% số tiền thu BHTN, thấp hơn tỷ lệ nợ BHXH Việt Nam giao là 0,67% và thấp hơn tỷ lệ nợ năm 2015 là 0,92%, tương ứng số tiền là 1,321 triệu đồng.

Có được những kết quả trên là do BHXH tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý như Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế; Ban quản lý dự án các khu công nghiệp ... để nắm bắt các đơn vị, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động mới, trao đổi thông tin liên quan đến sử dụng lao động để khai thác, phát triển đối tượng tham gia; tuyên truyền, vận động các đơn vị tham gia BHTN cho NLĐ. Phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động tổ chức thực hiện tính thu đồng thời tích cực đôn đốc các đơn vị cố tình chây ì, nợ đọng kéo dài. Chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm thu nợ BHTN như nắm vững đặc điểm tình hình sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị để đến từng đơn vị đôn đốc thu kịp thời; thành lập tổ công tác liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thu hồi nợ BHTN. Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra, đôn đốc thu nợ đối với các đơn vị nợ đọng. Phối hợp với Sở LĐTBXH gửi thông báo đôn đốc nộp tiền BHTN tới các đơn vị sử dụng lao động nợ đọng từ 06 tháng trở lên và Liên đoàn Lao động tỉnh trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về BHTN.

Việc các đơn vị sử dụng lao động nợ đóng BHTN do nhiều nguyên nhân như: Năm 2015, trong điều kiện thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới


chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nhất là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, thậm trí là ngừng hoạt động, giải thể, phá sản vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển đối tượng tham gia và thu BHTN. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia không hết số lao động thuộc diện phải tham gia, kéo dài thời gian thử việc của NLĐ để không phải đóng BHTN; không đăng ký kinh doanh nhưng thuê lao động làm gia công sản phẩm, thành lập các tổ hợp sản xuất nhưng không ký HĐLĐ với NLĐ để trốn đóng BHTN.

2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp

Từ năm 2015 - 2019, Trung tâm DVVL tỉnh đã tiếp nhận 43,464 người nộp hồ sơ hưởng BHTN, trong đó có 42,702 người được hưởng TCTN, xem bảng 2.3

Bảng 2.3: Số lượng tiếp nhận và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp

ĐVT: Người

STT

Nội dung

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

02

Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN

8,417

8,313

7,341

9,318

10,075

03

Số người có quyết định hưởng TCTN

8,381

8,137

7,207

9,034

9,943

04

Số người đề nghị chuyển hưởng

13

15

17

26

24

05

Số người nhận chuyển hưởng

22

18

21

36

39

05

Tổng cộng:

16,833

16,483

14,586

18,414

20,081

(Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương)

Người lao động đến Trung tâm DVVL nộp hồ sơ và đề nghị hưởng BHTN tăng dần qua các năm. Năm 2015, có 8,417 người đến năm 2019 có 10,075 người nộp hồ sơ hưởng BHTN, tăng 19,9%. Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN tăng có nguyên nhân do số người tham gia BHTN tăng hàng năm. Năm 2015, có 241,387 người tham gia BHTN, đến năm 2019, số người tham gia BHTN là 335,141 người, tăng 38,8%. Điều này cho thấy mức tăng số người nộp hồ sơ hưởng BHTN trong giai đoạn 2015 - 2019 luôn nhỏ hơn rất nhiều so với mức tăng số lượng người tham gia BHTN trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, bảo đảm an toàn quỹ BHTN.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí