Phương Pháp Phân Tích Các Chỉ Tiêu Về Môi Trường Nước Mặt

Với tần suất lấy mẫu: Lấy 4 lần trong thời gian các quý I, II, III, IV trong 1 năm.

Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín.

d. Bảo quản mẫu:

Tốt nhất mẫu nên được phân tích ngay khi lấy. Nếu không thể phân tích ngay trong vòng 1 giờ, phải bảo quản mẫu ở 4oC không quá 24giờ. Nếu bảo quản trong thời gian dài nên đông lạnh ở -20oC .

2.2.3.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước mặt

Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu sự ô nhiễm trong nước mặt của các con sông, suối, ao hồ,.. trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo mục đích sử dụng qua các thông số đặc trưng như: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Coliform, dầu mỡ và một số kim loại nặng: As, Cd, Hg, Pb...

Đo nhanh một số thông số cơ bản về chất lượng nước khu vực như đo pH trực tiếp bằng máy đo pH Starter 3000. Các thông số khác được lấy mẫu, bảo quản ở điều kiện thích hợp và vận chuyển về phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam và phân tích trong thời gian cho phép với các thiết bị có độ chính xác cao. Một số phương pháp phân tích các thông số môi trường trong phòng thí nghiệm:

COD: TCVN 4565-88 - Phương Kalipemanganat xác định độ oxy hóa.

BOD5: TCVN 6001-1:2008; 6001-2:2008: Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hoá sau n ngày (BODn)- Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung Allylthiourea

DO: TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1983): Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan- Phương pháp thử điện hoá.

Dầu: SMEWW 5520 và so màu huỳnh quang UV trên thiết bị TD 3100 của hãng Turner Design Mỹ.

Hệ thiết bị AAS (ICP/OES, ICP/MS phân tích các kim loại nặng.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Hệ thống sông suối và đặc điểm thuỷ văn ở Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh có mạng sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình 1,0- 1,9km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Hầu hết các sông suối ở đây thường ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn và xâm thực mạnh. Nhìn chung các sông trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bắt nguồn từ vùng núi cao, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam. Lưu lượng các sông thay đổi lớn theo mùa, phần hạ lưu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy triều và nhiễm mặn. Theo thống kê toàn tỉnh có đến 30 sông, suối có chiều dài trên 10km, diện tích lưu vực thông thường không quá 300km2.

Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn là sông Đá Bạch (đoạn hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình); sông Ka Long; sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông đều có nhiều sông nhành là các phụ lưu và chi lưu của sông chính. Do nằm sát biển, nên nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp thực vật che phủ trên các lưu vực sông chiếm tỷ lệ thấp vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa trong nước, nhât là khi có lũ lớn. Do vậy các lòng sông chính thường bị bồi lấp rất nhanh, đặc biệt là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng như ở đoạn suối Vàng Danh, sông Mông Dương.

Ngoài 4 con sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ. Chiều dài các sông từ 15-35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp.

Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại có lưu lượng rất dồi dào, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng

mùa khô có thể xuống thấp tới 1,45 m3/s; mùa mưa lại có thể lên tới 1500 m3/s; chênh nhau khoảng 1.000 lần.

Sự biến đổi rất lớn lưu lượng theo mùa của các con sông ở Quảng Ninh gây ra sự thiếu hụt nguồn nước vào mùa khô không chỉ đối với nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của các đô thị mà cả nhu cầu về nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, nhiều hồ nhân tạo đã được xây dựng. Cùng với hệ thống các hồ tự nhiên, các hồ nhân tạo góp phần tạo ra mạng lưới hồ phong phú, đóng vai trò quan trọng việc điều hòa và dự trữ nước ngọt cho mục đích sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt của Quảng Ninh.

Một số sông, hồ có tầm quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho các hệ thống cấp nước đô thị và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh bao gồm sông Đá Bạc, sông Ka long, sông Tiên Yên và sông Ba chẽ.

Sông Đá Bạc (đoạn hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình) và các phụ lưu

Sông Thái Bình là một trong các hệ thống sông lớn ở miền Bắc Việt Nam. Chiều dài của dòng sông chính là 385 km và diện tích toàn lưu vực là 22.420 km2. Hệ thống sông Thái Bình được tạo thành từ hợp lưu của một số con sông tại Phả Lại: Sông Cầu (dài 288 km; diện tích lưu vực 6030 km2); sông Thương (dài 157 km; diện tích lưu vực 6650 km2) và sông Lục Nam (dài 175 km, diện tích lưu vực 3070 km2). Dưới Phả Lại 4 km tại Chí Linh, sông Thái Bình nhận thêm nguồn nước của sông Hồng qua sông Đuống. Theo số liệu thống kê, lượng nước sông Hồng chảy vào sông Thái Bình qua sông Đuống chiếm khoảng 80 – 90 % hàng năm. Sau khi nhận nước sông Hồng, sông Thái Bình được rẽ thành 2 nhánh; nhánh thứ nhất vẫn được gọi là sông Thái Bình chảy theo hướng Đông Nam; Nhánh thứ hai là sông Kinh Thầy chảy về hướng Đông. Phần nước còn lại của sông Kinh Thầy đổ về sông Đá Bạc (phía cuối gọi là sông Bạch Đằng) và đổ ra cửa Nam Triệu. Sông Đá Bạc đoạn chảy qua địa phận tỉnh Quảng Ninh từ Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng rồi đổ ra biển dài khoảng 60km.

Các phụ lưu của sông Đá Bạc nằm trên địa bàn của tỉnh đều bắt nguồn từ Nam dãy Yên Tử ở độ cao 500 – 700m. Một số phụ lưu quan trọng của sông Đá Bạc

đang được dùng làm nguồn nước thô cấp cho một số nhà máy xử lý nước, như; sông Trung Lương (sông Cầm), sông Vàng Danh.

Sông Cầm có chiều dài khoảng 25 km, lưu lượng trung bình 3 m3/s, lưu lượng

nhỏ nhất Qmin = 0,3 – 0,5 m3/s. Sông Trung Lương phía thượng lưu sông Cầm có lưu lượng Qmin = 0,217 m3/s hiện đang được sử dụng làm nguồn cấp nước cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất thiết kế của trạm bơm nước thô Miếu Hương là 10.000 m3/ngày. Khả năng khai thác tối đa của sông Trung Lương chỉ đạt khoảng 15.000 – 18.000 m3/ngày.

Sông Ka Long

Sông Ka Long (hay còn gọi là sông Bắc Luân) bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn Đại Sơn của Trung Quốc, chảy theo hương đông nam tới Đông Hưng và đi dọc theo biên giới huyện Đông Hưng (Trung Quốc) và Thành phố Móng Cái (Việt Nam), sau đó chảy vào vịnh Bắc Bộ tại cửa Bắc Luân. Phía bờ nam của sông là Thành phố Móng Cái của Việt Nam, phía bờ bắc là huyện Đông Hưng của Trung Quốc. Diện tích lưu vực của toàn con sông là 773 km2. Trong đó phần nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có lưu vực 99 km2. Sông Ka Long có 5 phụ lưu tương đối lớn là Bắc Luân, Lục Lầm, Ka Long, Vạn Ninh và Xuân Ninh.

Sông Ka Long có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Trung Quốc – Việt Nam là 60 km.

Sông Tiên Yên

Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi Nam Châu Lãnh ở độ cao 1.506 m. Thượng nguồn chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ Co Linh tới cửa sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Chiều dài 82 km, diện tích lưu vực 1.070 km2, độ cao trung bình 371 m, độ dốc trung bình 28,1%. Mạng lưới phụ lưu sông suối của sông Tiên Yên phát triển khá dày, mật độ 1,34 – 1,46 km/km2. Tổng số phụ lưu các cấp có độ dài từ 10 km trở lên có 14 sông suối, trong đó có 12 con sông suối có diện tích lưu vực 100 km2. Tổng lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 1,1 km3 ứng với lưu lượng 36 m3/s tương ứng môđun dòng chảy năm 41,3 l/s.km2. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9, lượng nước mùa lũ chiếm 73% lượng nước cả năm. Lưu

lượng lớn nhất tại Bình Liêu 4.190 m3/s, môđun dòng chảy lớn nhất 8.230 l/s.km2. Sông Tiên Yên đổ ra vùng Tiên Yên tại cửa Mô.

Sông Ba Chẽ

Ba Chẽ là một con sông lớn của tỉnh Quảng Ninh. Sông bắt nguồn từ vùng núi Am Váp trên đất Hoành Bồ. Dòng chảy chính dài 78,5 km, diện tích lưu vực 978 km2. Lưu lượng trung bình mùa kiệt Qmintb = 0,5 – 0,7 m3/s. Lưu lượng trung bình

mùa lũ Qmaxtb = 7-10 m3/s. sông Ba Chẽ có 11 nhánh cấp 1 phân bố khá đều theo

sông chính. Mật độ lưới sông là 1,1 km/km2. Đoạn thượng lưu dốc, nhiều ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển lòng sông rộng dần. Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía Bắc, cửa sông Voi lớn ở phía Nam.

Các sông nhỏ

Trong vùng có một số sông nhỏ, có chiều dài từ 15-35km, diện tích lưu vực nhỏ hơn 300km2, phân bố dọc theo bờ biển gồm: Sông Tràng Bảng, Sông Man, Trới, Míp, sông Uông, Sông Diễn Vọng, Sông Hà Cối, Sông Đầm Hà, Sông Tín Coóng.

Hệ thống hồ chứa nước

Tuy có rất nhiều hồ trên địa bàn Quảng Ninh song các hồ chứa nước chủ yếu cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Dưới đây là một số hồ quan trọng cung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh:

Hồ Yên Lập:

Hồ Yên Lập được xây dựng từ năm 1979 đến 1983 trên dòng sông Míp. Hồ Yên Lập có diện tích lưu vực 182,6 km2, tổng dung tích 127,5 triệu m3, trong dó dung tích hữu ích 118,12 triệu m3 và dung tích chết: 9,38 triệu m3; cao trình tường chắn sóng + 33,5 m; cao trình đỉnh đập: +32,5 m; cao trình ngưỡng tràn +23,5 m; cao trình mực nước dâng bình thường +29,5 m; cao trình mực nước chết: + 11,5 m; cao trình đáy cống +6 m; cao trình mực nước gia cường: +31,37 m.

Hồ có các hạng mục công trình chính sau: Đập đất ngăn sông dài 270 m, cao (Hmax) 40 m và các đập phụ; cống gồm 2 ống, đường kính ống D1750 mm, chiều dài

toàn bộ cống 160 m; hệ thống kênh tưới dài 560 km, trong đó kênh chính 25 km, kênh cấp 1 là 115 km, kênh cấp 2, 3, 4 là 152 km.s

Theo nhiệm vụ thiết kế ban đầu, hồ Yên Lập dành lưu lượng khoảng 66.000 m3/ngày để cấp nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên, do nhu cầu dùng nước trong khu vực tăng nhanh, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn đề nghị Bộ NN và PTNT nâng cao dung tích chứa của hồ Yên Lập để tăng lưu lượng nước cấp cho khu vực Uông Bí, Quảng Yên, Tây Hạ Long và khu vực Cát Bà, Cát Hải và Đình Vũ của thành phố Hải Phòng. Hệ thống thủy lợi Yên Lập với nội dung chủ yếu là phục vụ

tưới 8.320 ha đất canh tác, cung cấp nước ngọt cho 1500 ha nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn nước sinh hoạt và công nghiệp 33,5 triệu m3/năm (khoảng 90.000 m3/ngày) cho các huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, thị xã Uông Bí, thành phố Hạ Long và huyện đảo Cát Hải thành phố Hải Phòng…

Đập Cao Vân

Đập Cao Vân được xây dựng với mục đích chính là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy sử lý nước để cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Đập có diện tích lưu vực 46,5 km2; diện tích max 12,56 triệu m3; diện tích hữu ích 11,68 triệu m3; cao trình mực nước dâng bình thường +33,2 m; cao trình mực nước chết +23,5 m; cao trình mực nước gia cường +36,2 m.

Đập Cao Vân chủ yếu cấp nước thô cho nhà máy nước Diễn Vọng với công suất khai thác 60.000 m3/ngày. Đập cũng có thể được tính toán mở rộng đến công suất khai thác 120.000 m3/ngày.

Hồ Tràng Vinh

Hồ Tràng Vinh có diện tích lưu vực 70,8 km2; mực nước chết + 15,00 m; mực nước dâng bình thường +24,20 m; mực nước gia cường +25,20 m; dung tích chết 15 triệu m3; dung tích toàn bộ 75 triệu m3; dung tích hữu ích 60 triệu m3; cao trình đỉnh đập +25,90 m; cao trình tường chắn sóng +26,90 m; cống lấy nước có lưu lượng Qtk: 10,8 m3/s.

Hồ Tràng Vinh được khởi công xây dựng từ năm 1998 và các hạng mục công

trình chính được hoàn thành năm 2001. Theo thiết kế, hồ chứa có nhiệm vụ cùng

với các công trình khác đảm bảo tưới cho 7.150 ha trong đó trực tiếp tưới cho 5.850 ha đất canh tác tỉnh Quảng Ninh đồng thời cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong khu vực và cho khu Công nghiệp Hải Hà.

Hồ Lưỡng Kỳ

Hồ Lưỡng Kỳ có tổng dung tích 10,52 triệu m3; dung tích hữu ích 10,21 triệu m3; mực nước dâng bình thường +44,86 m; diện tích tưới cho nông nghiệp 1150 ha. Theo tính toán, hồ Lưỡng Kỳ có khả năng cung cấp cho mục đích ăn uống,

sinh hoạt và sản xuất công nghiệp 26.790 m3/ngày.

Hồ Quất Đông

Hồ Quất Đông có diện tích lưu vực 11 km2; dung tích toàn bộ 10,3 triệu m3. Hồ Quất Đông có khả năng cung cấp 20.350 m3/ngày cho mục đích ăn uống và sinh hoạt của khu vực.

Ngoài các hồ chứa nước quan trọng trên, một số đập dâng nước, hồ chứa nước khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có hoặc đang được chuẩn bị xây dựng như Đập Đá Trắng trên sông Mằn, đập dâng nước Đồng Ho, hồ Khe Cát, hồ Lòng Dinh, Yên Trung, hồ chứa nước 12 khe,…hiện và sẽ là nguồn cấp nước thô cho một số nhà máy nước.

3.1.2. Trữ lượng tài nguyên nước mặt

Do tỉnh Quảng Ninh có mạng lưới sông ngòi phức tạp nhưng số lượng trạm quan trắc dòng chảy vừa ít lại không quan trắc thường xuyên, nên dự án áp dụng mô hình toán để đánh giá tiềm năng nguồn nước mặt cho từng tiểu khu (Chi tiết xem trong Phụ lục 1)

Trong bảng 3.1 chỉ thể hiện lượng nước mặt sinh ra trên địa bàn tỉnh, ngoài ra vùng I còn nhận nước từ sông Đá Bạc và khu Móng Cái nhận nước từ sông Ka Long. Sông Đá Bạc bắt nguồn từ sông Kinh Thầy tỉnh Hải Dương khi chảy sang ranh giới giữa tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương tách thành sông Kinh Thầy chảy vào tỉnh Hải Dương và sông Đá Bạc nằm trên ranh giới tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Sông Đá Bạc là đoạn hạ lưu của hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình nên chế độ thủy văn rất phức tạp, vừa ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn ở thượng nguồn, vừa ảnh

hưởng bởi chế độ triều vùng ven biển, đồng thời là ranh giới giữa hai tỉnh nên các đánh giá tài nguyên nước trên sông này sẽ kế thừa các tính toán từ lưu vực sông liên tỉnh.

Bảng 3.1. Đặc điểm một số lưu vực nước chủ yếu ở Quảng Ninh

S TT


Lưu vực

Diện

tích (km2)

Mo (l/s/km2)

Qo (m3/s)

Wo (106m3)

Dân số 2011

(người)

Wo trên đầu người (m3/người)

I

VÙNG I

966,0

26,2

8,4

799,1

398.700

2.004

1

Khu Đông Triều

396,6

27,4

10,9

343,0

158.473

2.164

2

Khu Uông Bí

255,9

31,9

8,2

257,5

108.202

2.380

3

Khu Quảng Yên

313,4

20,1

6,3

198,6

132.025

1.504

II

VÙNG II

1.758,8

31,2

13,7

1728,8

479.846

3.603

1

Khu Yên Lập

166,8

26,9

4,5

141,7

7.704

18.398

2

Khu Tây Hạ Long -

Hoành Bồ

668,5

25,9

17,3

545,8

108.550

5.028

3

Khu Đông Hạ Long -

Cẩm Phả

618,9

38,3

23,7

747,8

330.738

2.261

4

Khu Vân Đồn

304,5

30,6

9,3

293,6

32.854

8.936

III

VÙNG III

1.724,1

46,6

20,1

2531,2

92.607

27.333

1

Khu Ba Chẽ

605,6

45,6

27,6

871,3

19.323

45.090

2

Khu Bình Liêu

550,0

48,1

26,5

834,5

39.513

21.120

3

Khu Phố Cũ

256,9

44,7

11,5

362,3

6.705

54.043

4

Khu Tiên Yên

311,6

47,1

14,7

463,1

27.066

17.109

IV

VÙNG IV

1.263,9

55,2

23,3

2201,9

172.409

12.771

1

Khu Đầm Hà

309,3

56,0

17,3

545,8

33.857

16.119

2

Khu Hải Hà

487,0

52,0

25,3

798,2

52.417

15.227

3

Khu Móng Cái

467,6

58,2

27,2

858,0

86.135

9.960


TỔNG

5.712,7

40,3


7.261,0

1.143.563

6.349

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Quảng Ninh - 5


Sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn chảy vào tỉnh Quảng Ninh không có trạm thủy văn khống chế và cũng bị ảnh hưởng bởi thủy triều nên chưa thể tính toán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022