Quy Định Các Giá Trị Bpi Và Qi Đối Với Do% Bão Hòa


WQI

qi1 qi

SI

BP BP

C

p

BP q

i

i

i1

i

(2. 2)



Trong đó:

Cp: giá trị DO % bão hòa

BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.3

Bảng 2.3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa



i

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

BPi

≤20

20

50

75

88

112

125

150

200

≥200

qi

1

25

50

75

100

100

75

50

25

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018 - 6


Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.

Nếu 20 < giá trị DO% bão hòa < 88 thì WQIDO được tính theo công thức

2.1 và sử dụng Bảng 2.2.

Nếu 88 ≤ giá trị DO% bão hòa ≤ 112 thì WQIDO bằng 100.

Nếu 112 < giá trị DO% bão hòa < 200 thì WQIDO được tính theo công thức 2.1 và sử dụng Bảng 2.2.

Nếu giá trị DO% bão hòa ≥ 200 thì WQIDO bằng 1.

Lý do dùng công thức tính DO% bão hòa: Do thông qua việc tính DO% bão hòa sẽ tính được giá trị DO.

- Tính giá trị WQI đối với thông số pH

Bảng 2.4. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH


I

1

2

3

4

5

6

BPi

≤5.5

5.5

6

8.5

9

≥9

qi

1

50

100

100

50

1


Nếu giá trị pH ≤ 5.5 thì WQIpH bằng 1.

Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH được tính theo công thức 2.2 và sử


dụng Bảng 2.4. Nếu 6 ≤ giá trị pH ≤ 8,5 thì WQIpH bằng100.

Nếu 8.5 < giá trị pH < 9 thì WQIpH được tính theo công thức 2.1 và sử dụng Bảng 2.4. Nếu giá trị pH ≥9 thì WQIpH bằng1.

- Tính toán WQI

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:

WQI

WQI

100

pH 1

5

.

.WQI

5

a1

. 1. WQI

2

a

2 b1

b .WQI

1 / 3

c

Trong đó:

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4,P-PO4

WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.

- So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Mức đánh giá chất lượng nước



Giá trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước

Màu

91 - 100

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Xanh nước biển

76 - 90

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp

Xanh lá cây

51 - 75

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Vàng

26 - 50

Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

Da cam

0 - 25

Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Đỏ

f) Phương pháp xử lý số liệu

Tham khảo các số liệu quan trắc môi trường nước trên địa bàn thành phố


Lạng Sơn, tìm hiểu lịch sử về diễn biến môi trường nước, thông tin các con sông trên địa bàn thành phố nhằm sàng lọc, chọn ra các thông số quan trọng phục vụ cho quá trình tính toán thông số WQI.

Tiến hành thu thập những tài liệu mới về địa hình – địa mạo, khí tượng thủy văn. Các số liệu phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí, báo cáo môi trường hàng năm.

Trên cơ sở các số liệu đã thống kê, thu thập được, tác giả tiến hành xử lý các số liệu điều tra, thu thập được trên máy tính.

Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Đề tài sử dụng các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí có vĩ độ 22o45' - 22o00' vĩ độ Bắc, có


kinh độ là 106o39' - 107o00 độ kinh Đông. Thành phố nằm giữa một lòng chảo lớn có sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm Thành phố.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Lạng Sơn


Thành phố Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội 154km, cách biên giới Việt Trung 18km. Nằm trên đường quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam

- Trung Quốc, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc lộ 4A đi Cao Bằng.

Thành phố nằm trên nền đá cổ, có độ cao trung bình 250m so với mực nước biển, gồm các kiểu địa hình: Xâm thực bào mòn, cacxtơ và đá vôi, tích tụ.

Theo nghị định 82/2002/NĐ-CP, ranh giới thành phố Lạng Sơn được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng huyện Cao Lộc.

- Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch huyện Cao Lộc và xã Vân Thủy huyện Chi Lăng.

- Phía Tây giáp xã Xuân Long huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp huyện Văn Quan.

- Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc, xã Hợp Thành và xã Tân Liên huyện Cao Lộc.

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo (Nguồn: Báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Lạng Sơn năm 2018)

Thành phố Lạng Sơn nằm trên nền đá cổ cao trung bình 250m so với mực nước biển, chủ yếu là đồi núi thấp xe kẽ cấc dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10- 20o gồm các kiểu địa hình:

+ Cacxtơ và đá vôi

+ Tích tụ

+ Xâm thực bào mòn

Đỉnh núi cao nhất là núi Chóp Chài cao 800m so với mực nước biển.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn (Nguồn: Báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Lạng Sơn năm 2018)

* Khí hậu

Thành phố Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,4oC.Mùa đông tương đối dài và khá lạnh.

- Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 6,7 là 39oC.


- Nhiệt độ thấp nhất trong năm vào tháng 1,2 là 4oC

- Độ ẩm trung bình năm là 84%, phân bố tương đối đều trong năm.

- Lượng mưa trung bình năm là 1439mm.

Với sự phân bố khí hậu như vậy cho phép thành phố Lạng Sơn có thể phát triển trang dạng, phong phú các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới.Đặc biệt là các cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng ... và các cây lấy gỗ.

* Thủy văn và nguồn nước

Thành phố Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua dài 19km, lưu lượng trung bình 2.300m3/s, suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa chảy ra sông Kỳ Cùng, suối Quảng Lạc dài 97km rộng khoảng 6-8m.

Ngoài ra trong vùng còn có một số hồ, đập vừa và nhỏ như: Hồ Nàm Tâm, hồ Phai Loạn, hồ Phai Món ... đảm bảo tưới tiêu trong mùa khô.

Nguồn nước ngầm có chất lượng tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.

3.1.4. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của thành phố Lạng Sơn tính đến năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên là 7811,14 ha. Cơ cấu sử dụng đất của thành phố như sau:

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của thành phố Lạng Sơn năm 2018


Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích đất tự nhiên

7811,14

100

Diện tích đất nông nghiệp

5729,76

73,6

Diện tích đất phi nông nghiệp

2008,21

25,4

Diện tích đất chưa sử dụng

73,17

1

(Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2018)

3.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, sỏi, ... và có trữ lượng nhỏ. Hiện nay, có hai mỏ đá vôi chưa xác định được trữ lượng nhưng chất lượng đá vôi có hàm lượng Canxi cacbonat cao.Ngoài ra, thành phố có mỏ đất sét với trữ lượng trên 22 triệu tấn, dùng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó còn có trữ lượng nhỏ vàng sa khoáng, kim loại đen (mangan), boxit.


3.1.6. Tài nguyên du lịch

Thành phố Lạng Sơn được thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn con người mà ở nơi khác không có được như: khu quần thế Nhất

- Nhị - Tam Thanh, hang động Chùa Tiên, bến đá Kỳ Cùng, phố Kỳ Lừa với dấu ấn của văn hóa hội chợ mang đậm bản sắc vùng dân tộc, biên giới. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thành phố còn có nhiều di tích lịch sử kỳ thú được hình thành trên một bề dày lịch sử đấu tranh, dựng nước và giữa nước của nhân dân như: chùa Thành, đền Tả Phủ, đền Kỳ Lừa, đền Cửa Tây, đền Cửa Đông, đền Cửa Bắc và khu vực tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ. Những danh thắng và lịch sử phong phú ấy đã tạo cho thành phố thu hút nhiều khách du lịch từ mọi nơi đến, góp phần thúc dẩy ngành thương mại và du lịch của thành phố phát triển.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn

3.2.1. Điều kiện kinh tế

Thành phố trước đây có tên là thị xã Lạng Sơn và được công nhân thành phố vào năm 2002, là đô thị loại III.Thành phố có 5 phường trung tâm và 3 xã ngoài thành.Kinh tế của thành phố Lạng Sơn dựa vào du lịch, dịch vụ và chủ yếu là buôn bán.GDP bình quân đầu người năm 2018 2.600 USD/người. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu của Lạng Sơn đạt gần 1430 triệu USD.

* Nông - Lâm nghiệp:

sản xuất trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, chiều hướng phát triển tốt dần đi vào ổn định. Giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp, thủy sản 2018 là 106.037 triệu đồng.

Ngành chăn nuôi được chú trọng, tuy nhiên quy mô nhỏ và hiệu quả chưa cao.Phong trào trồng rừng, khoanh nuôi rừng, tái tạo rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn thành phố có nhiều tích cực. Từ năm 2017-2018 trồng mới được hơn 163,8ha rừng, độ che phủ rừng ngày càng được nâng lên từ 48,9% năm 2017 lên 49,3% năm 2018. Nhiều mô hình kinh tế, trang trại được được hình thành và phát triển như: Thôn Nà Chuông - xã Mai Pha có 112 hộ đều có vườn rừng, doanh thu hàng năm từ 15-20 triệu đồng/hộ (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2018, Lạng Sơn).

* Công nghiệp - Xây dựng

Phần lớn các cơ sở sản xuất chủ yếu trên địa bàn thành phố. Giá trị sản xuất


công nghiệp - dựng trên địa bàn cũng đạt những kết quả cao từ 939.665 triệu đồng năm 2017 lên 1.203.055 triệu đồng năm 2018, từ năm 2017-2018 giá trị giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 263.390 triệu đồng. Năm 2018 trên địa bàn thành phố có 475 cơ sở sản xuất công nghiệp (khu công nghiệp trong nước).Khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 5 cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu là nông - lâm nghiệp, thực phẩm, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí và công nghiệp khai thác (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2018, Lạng Sơn).

* Thương mại và dịch vụ:

Trong hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố phát triển mạnh, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 2.2080.805 triệu đồng năm 2017 lên 2.667.162 triệu đồng năm 2018. Như vậy từ năm 2017-2018 đã tăng lên 386.357 triệu đồng. Kim ngạch nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng.Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế và hàng tiêu.Hiện nay thành phố có 300 doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hơn 4000 hộ kinh doanh cá thể. Hiện

nay thành phố có 3 chợ chính: Chợ Đông Kinh (diện tích sàn 15.000m2), chợ Kỳ

Lừa (diện tích sàn 10.000m2), chợ Chi Lăng (diện tích sàn 2.000m2) (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2018, Lạng Sơn).

Bảng 3.2. Tổng hợp điều kiện kinh tế thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2017-2018



Ngành kinh tế

Năm 2017

Năm 2018

So sánh

Giá trị (triệu

đồng)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (triệu

đồng)

Tỷ lệ (%)

Tăng (+) Giảm (-)

Triệu đồng

Tỷ lệ tăng,

giảm (%)

Tổng sản phẩm

thành phố (GDP)

3.323.507

100

3.977.289

100

653.782

100

Nông lâm nghiệp,

thủy sản

103.037

3,10

106.272

2,67

3.235

-0,43

Công nghiêp - xây

dựng

939.665

28,27

1.203.055

30,27

83.390

2

Thương mại - du

lịch

2.280.805

68,63

2.667.162

67,06

386.357

-1,57

[Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn năm 2018, Lạng Sơn]

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí