Tổng Quan Chất Lượng Nước Mặt Tại Việt Nam [Trần Lâm, 2016]


Giàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào khu vực rộng lớn của vịnh Mexico, phá hủy các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến ngành ngư nghiệp và du lịch của các quốc gia trong vùng. Đây là sự cố môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Vụ tràn dầu gây ảnh hưởng tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Mỹ (NOAA), nồng độ dầu thô đo trong cá ở vùng Vịnh vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm.

Theo OAA, tác động lâu dài của vụ tràn dầu tới môi trường "nhiều hơn chúng ta tưởng". "Trong số 32 con cá heo được quan sát, nhiều con nhẹ cân, thiếu máu, mắc bệnh phổi và bệnh gan. Nồng độ hormone giúp giảm căng thẳng và điều tiết trao đổi chất cũng giảm một nửa".

Ở Sông White, Mỹ theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông White, bang Indiana, Mỹ hủy hại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90 km và giết chết 4,6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 28/12, cơ quan môi trường địa phương cho biết họ truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại Anderson.

Ngày 11/01/2000, Thống đốc bang Indiana Frank O'Bannon yêu cầu FBI, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ việc.

Ngày 18/6/2001, Thống đốc bang O'Bannon thông báo tập đoàn Guide đã nhận tội và phải trả hơn 13,9 triệu USD gồm tiền phạt, chi phí pháp lý và chi phí xử lý môi trường, trong đó 6,25 triệu USD được dùng để khôi phục sông.

Kết quả điều tra cho thấy công ty này đã thải khoảng 1,6 triệu gallon (hơn 6 triệu lít) nước thải có chứa nồng độ độc hại chất dimethyldithiocarbamate, các thành phần hoạt chất của hợp chất xử lý nước thải HMP-2000, cũng như các sản phẩm phân hủy như carbon disulfide. Những chất này sau đó gây ra bọt trên sông White.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau một thời gian, chất độc gây ô nhiễm sông đã trôi đi hết chứ không tích tụ lại.Nhiều loài động vật sống dưới bùn không bị chịu tác động từ hóa chất.Tháng 3/2000, một số loài cá tự quay trở lại khu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

vực bị ảnh hưởng.

Tại Sukinda, Ấn Độ, các nữ công nhân phải tiếp xúc với nước cực bẩn. Hậu quả của nó là tình trạng vô sinh, thai nhi bị dị tật và chết lưu. Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ, cao gấp 96 lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế thế giới quy định.

Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018 - 3

Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này.Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu.Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.

Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác.Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng.

Trong khi đó, namw 1991 tại Nam Phi, Công ty cổ phần Năm lượng nguyên tử gây ra một vụ tràn dầu rất lớn gần đập Hartbeesport làm cho các loại cá và động vật thủy sinh sống trong hồ bị chết. Việc các nguồn nước sông bị ô nhiễm đã gây ra một nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe cho những cộng đồng nằm gần sông, những người sử dụng trực tiếp nguồn nước đó.

Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông.Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc trong năm 2006, chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5.


Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng nước tại nhiều con sông trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, hàng ngày hàng giờ phải hứng chịu các nguồn ô nhiễm khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên là phải tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể thành phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm, xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông, nâng cao khả năng cung cấp nước phụ vụ cho đời sống và sự phát triển bền vững trên toàn thế giới.

1.2.2. Tổng quan chất lượng nước mặt tại Việt Nam [Trần Lâm, 2016]

Hiện nay, ở Việt Nam môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước.

Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Liên tiếp trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước, hiện tượng ô nhiễm môi trường nước đã làm cho hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt.Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.

Nước sông ô nhiễm chuyển màu đen, rác thải trôi lềnh bềnh - nguy cơ gây bệnh cho con người rất cao. Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ việc các ao, hồ, sông tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi. Tuy nhiên, nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta là nước thải nông nghiệp, công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó là


sự gia tăng lượng nước thải lớn, trong khi đó, mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.

Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán của cơ quan môi trường cho thấy Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Vùng Đông Nam bộ với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50 - 60%), hơn nữa, 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả.

Theo các nghiên cứu tác động Môi trường của cơ quan Tổng cục Môi trường cho thấy: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD: Biochemical oxygen Demand - là lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các chất hữu cơ), nhu cầu oxy hoá học (COD: Chemical oxygen Demand - là khối lượng oxy cần tiêu hao trên 1 lít nước thải) có thể lên đến 700 mg/L và

2.500 mg/L; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.

Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề


rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.

Ô nhiễm biển là một vấn đề đang được quan tâm. Do có đường bờ biển thuộc loại dài nên khi ô nhiễm biển xảy ra thì sẽ cực kỳ phức tạp. Do sự gia tăng của các hoạt động kinh tế nói chung nên hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm còn bắt đầu lan ra cả ngoài khơi. Điển hình như ở cảng Hải Phòng, bình quân hằng năm có tới hơn 1.500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng.Lượng dầu cặn qua sử dụng trong hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng từ 5 m3 đến 10 m3. Như vậy, hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng với rác thải sinh hoạt của người dân vạn chài và khách du lịch đã xả tự nhiên theo nhiều cách xuống biển.

Tình hình ô nhiễm nước ngọt còn trầm trọng hơn rất nhiều. Công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước ngọt, trong đó mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng trăm ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... khoảng 168.000 m3/ngày đêm xuống hạ lưu cùng một lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt không nhỏ từ thượng nguồn Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi

theo cả không gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối. Đặc biệt, khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. Gần đây, với sự kiện Nhà máy VEDAN và sự ô nhiễm sông Thị Vải, nhà nước mới thực sự vào cuộc. Sông Tô Lịch, một trong những dòng sông "đen" giữa Hà Nội.

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất trong cơ cấu kinh tế của đất nước.Nước được sử dụng để tưới cho lúa và hoa màu, tập trung ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học không đúng cách càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.

Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải từ sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.


Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi của nó.

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung. Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian ngắn 3 - 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08:2008

- A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sông Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến khu công nghiệp phía nam TP.Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn.

Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng môi trường nước tại Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng do các nguyên nhân từ tự nhiên và do con người. Đặc biệt là do các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nếu chúng ta không có giải pháp quản lí và xử lý triệt để thì hậu quảsẽ rất khó lường. Vì vậy, cần có quá trình quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng cũng như việc tôn trọng về pháp luật của các cơ sở sản xuất cũng như các hoạt động và ý thức của người dân để đảm bảo chất lượng nước tại các con sông nói riêng và toàn bộ môi trường nước nói chung.

Một số công trình nghiên cứu về quản lý chất lượng nước sông tại ViệtNam [Phan Lệ Anh, 2017]

Là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một


mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm. Ngoài ra giá trị về đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch. Sông ngòi nước ta còn có tiềm năng lớn về thuỷ năng, ước tính tổng trữ lượng thuỷ năng trên các sông nước ta khoảng 30 triệu kW, riêng hệ thống sông Hồng là 11 triệu kw. Dù có tầm quan trọng rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nhưng đến nay vấn đề môi trường nước sông vẫn chưa thật sự được chú trọng.Vì vậy, những nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước sông và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nước hoặc giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước là vô cùng quan trọng và cấp bách tới môi trường nước. Để giảm thiểu và khắc phục hậu quả ô nhiễm nước sông, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý tổng hợp, điển hình như một vài nghiên cứu dưới đây:

Năm 2008, Khuất Thị Thủy, Trường Đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước sông Nhuệ thành phố Hà Đông, Hà Tây”. Đề tài đã đánh giá mức độ ô nhiễm của lưu vực sông Nhuệ tại khu vực nghiên cứu, đưa ra được nguyên nhân gây ô nhiễm đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý.Tuy nhiên, đề tài chỉ nêu lên hiện trạng công tác quản lý nước sông mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến những hạn chế trong quản lý.Vì vây, những giải pháp đưa ra mang tính chất chung, chưa sát với thực tế của khu vực nghiên cứu.

“Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này”, do Nguyên Lựu Hương thực hiện năm 2013. Đề tài đã đánh giá chi tiết được chuỗi quan hệ nhân quả của các ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội và quá trình tự nhiên tới chất lượng nước sông Lô, cung cấp một sự hiểu biết tổng thể và thực tế về vùng nghiên cứu. Đồng thời, đánh giá được hiện trạng môi trường nước sông Lô và đưa ra giải pháp quản lý. Xong các giải pháp này chưa được cụ thể và sát với tình hình thực tế của lưu vực sông Lô.

"Đánh giá hiện trạng nước sông Bùi đoạn chảy qua huyện Lương Sơn Hòa


Bình – thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ Hà Nội" do Nguyễn Thị Thu Phúc thực hiện năm 2016. Đề tài này thống kê được những tác nhân tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng đến chất lượng nước, đánh giá chất lượng nước theo QCVN và WQI từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nước. Tuy nhiên đề tài này chỉ nêu được hiện trạng chất lượng nước sông Bùi mà chưa có phân tích chi tiết về ảnh hưởng của những tác nhân tới các chỉ tiêu nước như thế nào.

Nguyễn Thùy Dương đã có đề tài “Đánh giá chất lượng nước và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nước sông Bùi đoạn từ đầu nguồn tới thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội” vào năm 2016. Đề tài đã đã bổ sung được thêm số liệu về chất lượng nước tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được thiếu sót so với đề tài của Nguyễn Thị Thu Phúc.

Năm 2011, Vũ Thị Hồng Nghĩa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng đã nghiên cứu luận văn thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài đã đánh giá chung thực và khách quan đối với chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ở đây đề tài tách sông Cầu ra nhiều đoạn dựa vào điều kiện kinh tế tự nhiên xã hội để đánh giá chất lượng của từng đoạn từ đó nói lên được toàn bộ chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xác định được rõ các nguyên nhân gây ô nhiễm trên từng đoạn sông trong khu vực. Căn cứ vào hiện trạng chất lượng nước và mức độ ô nhiễm nước sông Cầu, đề tài đã đề xuất 5 nhóm giải pháp về quản lý nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước sông Cầu. Nhưng các nhóm giải pháp này đề dựa vào luật môi trường và những bản quy hoạch đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chưa đưa ra được biện pháp kỹ thuật & công nghệ phù hợp và chuyên sâu trong lĩnh vực xử lý nguồn nước sông trên địa bàn tỉnh.

1.2.3. Hiện trạng môi trường nước mặt tại tỉnh Lạng Sơn [Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015]

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt từ các nguồn sau:

Khai thác sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt

Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ tạo nên

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí