Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018 - 2


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt thành phố Lạng Sơn 25

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Lạng Sơn 33

Hình 4.3. Giá trị pH biến động qua các năm từ 2014 - 2018 40

Hình 4.4. Giá trị TSS biến động qua các năm từ 2014 - 2018 41

Hình 4.5. Giá trị COD biến động qua các năm từ 2014 - 2018 41

Hình 4.6. Giá trị BOD5 biến động qua các năm từ 2014 - 2018 42

Hình 4.7. Giá trị DO biến động qua các năm từ 2014 - 2018 43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hình 4.8 Giá trị NH4+ biến động qua các năm từ 2014 - 2018 43

Hình 4.9 Giá trị NO2- biến động qua các năm từ 2014 - 2018 44

Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018 - 2

Hình 4.10. Giá trị Fe biến động qua các năm từ 2014 - 2018 45

Hình 4.11. Giá trị Zn biến động qua các năm từ 2014 - 2018 45

Hình 4.12. Giá trị Coliform biến động qua các năm từ 2014 - 2018 46

Hình 4.13. Biến động pH tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 47

Hình 4.14. Biến động pH tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 47

Hình 4.15. Biến động pH tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 47

Hình 4.16. Biến động pH tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 48

Hình 4.17. Biến động pH tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 48

Hình 4.18. Biến động TSS tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 49

Hình 4.19. Biến động TSS tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 49

Hình 4.20. Biến động TSS tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 49

Hình 4.21. Biến động TSS tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 50

Hình 4.22. Biến động TSS tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 50

Hình 4.23. Biến động COD tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 51

Hình 4.24. Biến động COD tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 51

Hình 4.25. Biến động COD tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 52

Hình 4.26. Biến động COD tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 52

Hình 4.27. Biến động COD tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 52

Hình 4.28. Biến động BOD5 tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 53


Hình 4.29. Biến động BOD5 tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 54

Hình 4.230. Biến động BOD5 tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 54

Hình 4.31. Biến động BOD5 tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 54

Hình 4.32. Biến động BOD5 tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 55

Hình 4.33. Biến động DO tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 56

Hình 4.34. Biến động DO tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 56

Hình 4.35. Biến động DO tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 57

Hình 4.36. Biến động DO tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 57

Hình 4.37 Biến động DO tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 57

Hình 4.38. Biến động NH4+ tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 58

Hình 4.39. Biến động NH4+ tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 58

Hình 4.40. Biến động NH4+ tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 59

Hình 4.41. Biến động NH4+ tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 59

Hình 4.42. Biến động NH4+ tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 59

Hình 4.43. Biến động NO2- tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 61

Hình 4.44. Biến động NO2- tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 61

Hình 4.45. Biến động NO2- tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 61

Hình 4.46. Biến động NO2- tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 62

Hình 4.47. Biến động NO2- tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 62

Hình 4.48. Biến động Fe tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 63

Hình 4.49. Biến động Fe tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 64

Hình 4.50. Biến động Fe tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 64

Hình 4.51. Biến động Fe tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 64

Hình 4.52. Biến động Fe tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 65

Hình 4.53. Biến động Zn tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 65

Hình 4.54. Biến động Zn tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 66

Hình 4.55. Biến động Zn tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 66

Hình 4.56. Biến động Zn tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 66

Hình 4.57. Biến động Zn tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 67

Hình 4.58. Biến động Coliform tại các vị trí quan trắc trong năm 2014 67

Hình 4.59. Biến động Coliform tại các vị trí quan trắc trong năm 2015 68

Hình 4.60. Biến động Coliform tại các vị trí quan trắc trong năm 2016 68

Hình 4.61. Biến động Coliform tại các vị trí quan trắc trong năm 2017 68

Hình 4.62. Biến động Coliform tại các vị trí quan trắc trong năm 2018 69

Hình 4.63. Chỉ số chất lượng nước tại Hồ Phai Phón 70

Hình 4.64. Chỉ số chất lượng nước sông Kỳ Cùng tại Cầu Ngầm 70

Hình 4.65. Chỉ số chất lượng nước suối Lao Ly 71

Hình 4.66. Chỉ số chất lượng nước hồ Phai Loạn 71

Hình 4.67. Chỉ số chất lượng nước hồ Nà Tâm 72

Hình 4.68. Chỉ số chất lượng nước sông Kỳ Cùng tại cầu Mai Pha 72

Hình 4.69. Chỉ số chất lượng nước năm 2014 73

Hình 4.70. Chỉ số chất lượng nước năm 2015 73

Hình 4.71. Chỉ số chất lượng nước năm 2016 74

Hình 4.72. Chỉ số chất lượng nước năm 2017 74

Hình 4.73. Chỉ số chất lượng nước năm 2018 74


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống nước mặt Việt Nam có hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10 km và hàng nghìn hồ, ao [Bảo Anh, 2016]. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người. Ngày nay, sông ngòi phục vụ và cung cấp nguồn tài nguyên nước quý giá cho các hoạt động đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất, canh tác nông, lâm nghiệp, thủy điện, giao thông….Tuy nhiên, do hoạt động phát triển kinh tế cùng với hàng loạt các nhà máy xí nghiệp hoạt động dẫn đến một lượng chất thải lớn được thải ra môi trường không khí, môi trường nước mặt mà chưa có biện pháp xử lý dẫn đến chất lượng môi trường chưa được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Môi trường không khí và nguồn nước mặt đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Những khu vực gần nhà máy, xí nghiệp phát thải lớn đang gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”.

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chất lượng môi trường không khí và môi trường nước đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái nhiều nơi, nhất là tại các khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường nước gồm Sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.Thống kê, đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm. [Bảo Anh, 2016].

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, gây nên một số tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt.Một lượng lớn chất thải phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng môi trường. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Từ


đó gây nên biến động chất lượng nước mặt tại các vị trí cũng như thời điểm khác nhau. Đồng thời Lạng Sơn đã và đang trong quá trình thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch. Điều này dẫn đến thải ra môi trường một lượng lớn các loại chất thải, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước mặt của thành phố.

Như vậy chất lượng môi trường ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của các cấp các ngành cũng như cộng đồng dân cư hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này. Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 - 2018” được thực hiện nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trườngnước và tác động của con người đến hiện trạng đó. Đồng thời góp phần hỗ trợ công tác quản lí tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nói chung và các huyện trong tỉnh nói riêng phục vụ cho công tác quản lí tài nguyên nước và phát triển kinh tế - xã hội.


Chương 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cơ sở pháp lý

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

- Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2013.

- Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.

- Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượngnước.

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng nước mặt

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu chất lượng nước mặt trên thế giới [Nguyễn Hồng Thái và các cộng sự, 2013]

Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này. Có tới hơn 1 tỷ người đang bị thiếu khoảng 20-50 lít nước sạch mỗi ngày để phục các nhu cầu căn bản như ăn uống và tắm giặt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đang lãng phí nước.

Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ nước thế giới khai mạc tại Stockholm, thủ đô của Thụy Điển ngày 5/9/2008.

Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ.


Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.

Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trên trái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy ra cũng rất chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề, tùy từng đại dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau. Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên.Bờ biển Barrow, Alaska trở thành một nơi chứa rác. Ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng.

Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui.

Theo Med.org.jp, chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnh Minamata.

Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956 nhưng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm.

Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói năng được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết,

10.000 người bị ảnh hưởng.Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết.Cá biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt biển.

Đến năm 2004, tập đoàn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân và bị yêu cầu phải làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm. Căn bệnh Minamata vẫn là một trong 4 căn bệnh nghiêm trọng nhất do ô nhiễm môi trường gây ra tại Nhật. Hậu quả của nó vẫn kéo dài tới ngày nay, khi các nạn nhân đã ngoài 40 - 50 tuổi, chỉ có thể ở trong nhà, tách biệt với cộng đồng và nhờ gia đình chăm sóc. Các vụ kiện Chisso và chính quyền khu vực vẫn đang được tiếp tục.

Tại Trung Quốc một vụ nước nhiễm độc thủy ngân tương tự Nhật bản cũng xảy ra ở Trung Quốc. Theo một nghiên cứu năm 2010 của Học viện Môi trường,


Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm, nay là Công ty dầu khí Cát Lâm, đã thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa bắt đầu từ năm 1958 đến 1982.

Những ca bệnh thần kinh nghi do nhiễm độc thủy ngân đầu tiên xuất hiện năm 1965. Năm 1973, hàm lượng thủy ngân đo được trong tóc ngư dân ở vùng thượng lưu thành phố Cát Lâm là 52,5 mg/kg. Tháng 7/1973, chính quyền Cát Lâm mở cuộc điều tra ô nhiễm sông Tùng Hoa. Mức thủy ngân trong tóc người được cho phép tối đa là 1,8 mg/kg, theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đến năm 1976, chính quyền Trung Quốc mới thừa nhận có người nhiễm bệnh Minamata.Sau sự kiện này, nhà máy chỉ giảm lượng xả thủy ngân, chứ không ngừng hoàn toàn.Lúc này, nhà máy mới bắt đầu xử lý nước.Dọc 100 km ở hạ lưu sông chảy qua địa phận thành phố Cát Lâm không xuất hiện tôm cá.

Năm 1978, chính phủ yêu cầu nhà máy hóa chất Cát Lâm phải làm sạch ô nhiễm trong vòng ba năm.Việc làm sạch sông bắt đầu vào tháng 3/1979 và hoàn thành cuối năm 1980, tổng cộng xử lý 192.000 tấn nước. Năm 1979 - 1988, chính quyền bồi thường cho ngư dân vùng bị ô nhiễm gần 4 triệu NDT (khoảng 2,56 triệu USD theo tỷ giá năm 1979).

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không công bố số liệu cụ thể về số người nhiễm bệnh Minamata ở khu vực sông Tùng Hoa. Theo một nghiên cứu của Thư viện Y khoa Mỹ (PMC) vào tháng 9/2010, mặc dù nồng độ thủy ngân trong nước sông đã giảm, nhưng phải mất vài thập kỷ hoặc 100 năm nữa nồng độ thủy ngân trong nước sông mới trở về ban đầu. Nồng độ thủy ngân trong cá tuy giảm hơn 90% so với năm 1975, nhưng vẫn cao hơn mức bình thường 2 - 7 lần và dự kiến ít nhất 10 năm nữa mới khôi phục về mức độ bình thường.

Ở Mỹ, năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngoài khơi bờ biển Louisiana, Mỹ, gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon, theo New York Times.

Thảm họa xảy ra khi giàn khoan di động nước sâu Horizon khoan dầu thô ở độ sâu 1.500 m tại khu vực mỏ dầu khí Macondo Prospect.Khí thoát ra từ giếng dầu có áp suất rất cao, phát nổ khiến 11 người chết và 17 người khác bị thương.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí