Hoạt Động Quản Lý Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Khu Vực Nghiên Cứu


Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015



Loại đất

Mã số

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp


52.155,4

100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

7.527,7

14,43

a. Đất trồng cây hàng năm

CHN

6.252,9

11,99

- Đất trồng lúa

LUA

3.481,1

6,67

- Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2.771,8

5,32

b. Đất trồng cây lâu năm

CLN

1.274,8

2,44

2. Đất lâm nghiệp

LNP

44.482,0

85,29

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

138,9

0,27

4. Đất nông nghiệp khác

NKH

6,8

0,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 8

Nguồn: phòng Tài nguyên Môi trường huyện Văn Lãng, 2018

Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình khu vực nghiên cứu:

- Mô hình thứ nhất: Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa

Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa có diện tích lớn nhất 2.273,7 ha (chiếm 36,36%), đất trồng lúa còn lại có diện tích 1.207,4 ha (chiếm 19,31%), còn lại là đất trồng cây hàng năm khác 2.771,8 (chiếm 44,33%) trong tổng diện tích đất trồng trọt của huyện Văn Lãng. Loại hình sử dụng đất này được trồng trên hầu hết các đơn vị đất đai, bao gồm các loại đất như: đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic Acrisols), đất nâu vàng trên phù sa cổ và trên các loại địa hình vàn và thấp có khả năng tiêu thoát nước.

Hàng năm diện tích lúa lai chiếm trên 32% tổng diện tích cả năm và đạt tỷ lệ cao nhất vào năm 2016 (40,7% tổng diện tích). Diện tích lúa hàng hóa được mở rộng qua các năm. Năm 2015, diện tích lúa hàng hóa chiếm 12,9% tổng diện tích lúa cả năm và đạt cao nhất vào năm 2017 với tỷ lệ 23,6%. Lúa hàng hóa tuy năng suất không cao so với lúa thuần và lúa lai nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,3 - 1,5 lần. Việc mở rộng diện tích các giống lúa năng


suất, chất lượng cao vào sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Năm 2018, năng suất trung bình đạt 62 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 28.179 tấn.

- Mô hình thứ hai: Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu

Loại hình sử dụng đất này có diện tích khá 628 ha, chiếm 10,04% diện tích đât trồng trọt. Có các công thức luân canh chủ yếu trong LHSDĐ 2 vụ lúa

- 1 vụ màu, đó là: 2 lúa - ngô, 2 lúa - khoai tây, 2 lúa - đậu tương, 2 lúa - cà chua, 2 lúa - dưa chuột, 2 lúa - lạc... đang được áp dụng khá phổ biến trong huyện. LHSDĐ 2 vụ lúa - 1 vụ màu không tập trung thành vùng lớn, mà phân bố rải rác ở những vùng có điều kiện đất đai thuận lợi như: địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có hệ thống tưới tiêu nước chủ động và thuận tiện cho chăm sóc, bảo vệ. Tập trung chủ yếu trên các loại đất như: đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic acrisols), đất nâu vàng trên phù sa cổ.

- Mô hình thứ ba: Loại hình sử dụng đất lúa - màu

Theo các chủ trương phát triển của địa phương, cây lúa là cây lương thực chủ đạo, ngoài ra còn chú trọng nhiều trong phát triển các loại cây rau màu và cây hàng hóa, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao (rau cải ngồng, cải làn, bồ khai, ngọt cây). Là một trong những địa phương đã có sự biến chuyển khá trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng để đạt thu nhập h n hợp cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Huyện Văn Lãng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các loại rau đậu đều thích hợp và trồng trên nhiều loại đất, trồng được quanh năm và có diện tích lớn nhất khoảng 2.850 ha (chiếm 45,58% diện tích trồng trọt của huyện). Bên cạnh đó đa số các loại rau lại có yêu cầu kỹ thuật canh tác đơn giản và quan trọng là không đòi hỏi mức độ đầu tư cao và nhanh thu hồi vốn nhờ vào thời gian sinh trưởng của các loại rau đậu thường ngắn.


4.1.2. Hoạt động quản lý sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu


UBND huyện Văn Lãng


Phòng Tài nguyên và môi trường

Phòng Nông nghiệp &

PTNT


UBND cấp xã


Công chức phụ trách

nông - lâm nghiệp

Công chức địa chính xây dựng

Cán bộ phụ trách

khuyến nông


Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Văn Lãng


- Hoạt động quản lý và vai trò của Ủy ban nhân dân huyện:

+ Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;

+ Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.

+ Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;

+ Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;


+ Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;

+ Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;

+ Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;

- Hoạt động quản lý và vai trò của Phòng Tài nguyên và Môi trường:

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

+ Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường;

+ Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

+ Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện;

+ Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, h trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.


- Hoạt động quản lý và vai trò của Phòng Nông nghiệp và PTNT:

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi, phát triển nông thôn phòng, chống thiên tai;

+ Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nghề muối; công tác phòng, chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn;

+ Tổ chức hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý theo quy định; thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diễn biến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối;

+ Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông, lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện.

- Hoạt động quản lý và vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Quản lý đất đai theo địa giới hành chính đã được phân cấp;

+ Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương mình;

+ Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc;

+ Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất để phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;

+ Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trong việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương;


+ Trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai.

- Hoạt động quản lý và vai trò của Công chức, cán bộ phụ trách:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

4.2. Hoạt động sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên các loại hình sử dụng đất chính

4.2.1. Hoạt động sử dụng phân bón

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế


(IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30 - 35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.

Theo Đ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng mất cân đối giữa N:P:K (Đ Nguyên Hải, 2011). Thực tế, việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng khác nhau còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân chỉ quan tâm đến sử dụng phân đạm, ít quan tâm đến lân và kali, tỉ lệ N:P:K mất cân đối. Để thăm dò mức đầu tư phân bón và xác định ảnh hưởng của nó đến môi trường, chúng tôi tiến hành tổng hợp phiếu điều tra về tình hình sử dụng phân bón.

Kết quả điều tra, tổng hợp, xử lý các số liệu cho thấy tình hình sử dụng phân bón cho các loại cây trồng tại Văn Lãng rất đa dạng tùy thuộc vào loại cây trồng, cơ cấu cây trồng, trình độ thâm canh của từng hộ… Kết quả được so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối cho các loại cây trồng của tác giả qua điều tra, thu thập số liệu thông qua các Phiếu điều tra nông hộ.

55


Bảng 4.3. Lượng phân bón và năng suất của các loại cây trồng chính




TT


Cây trồng

Lượng phân bón thực tế

Lượng phân bón tiêu chuẩn

Năng suất

Phân

chuồng (tấn/ha)

N

(kg/ha)

P2O5

(kg/ha)

K2O

(kg/ha)

Phân

chuồng (tấn/ha)

N

(kg/ha)

P2O5

(kg/ha)

K2O

(kg/ha)


(Tạ/ha)

1

Khoai tây

9,8

85,4

71,6

77,7

15 - 20

50 - 60

40 - 50

60 - 90

13, 84

2

Khoai lang

7,9

78,6

66,7

60,4

8 - 10

40 - 60

30 - 40

80 - 90

8, 82

3

Đậu tương

8,0

67,7

58,0

60,5

10 -12

50 - 60

35 - 42

20 - 24

1, 92

4

Lúa

8,8

89,5

68,4

68,4

6 - 8

80 - 100

50 - 60

0 - 30

5, 91

5

Ngô

7,4

69,8

54,1

58,5

8 - 10

120 - 150

70 - 90

60 - 90

4, 2

6

Hành tây

8,5

110,7

68,4

65,1

15 - 20

100 - 120

40 - 50

120 -140

14, 25

7

Dưa chuột

12,0

124,8

110,5

101,0

15 - 20

120 - 130

40 - 50

70 - 100

18, 78

8

Lạc

7,0

67,4

70,6

75,7

8 - 10

20 - 30

40 - 80

40 - 100

2, 14

9

Bắp cải

10,8

104,7

74,9

89,6

15 -20

150 - 190

60 - 80

100 -

120

26, 10

10

Rau cải

8,5

105,0

72,0

88,2

20 - 25

175 - 210

100 - 137

100 -

150

13, 55

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Luận văn, 2019

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí