Giới Hạn Hàm Lượng Tổng Số Của Một Số Kim Loại Nặng Trong Một Số Loại Đất Qcvn 03: 2015/btnmt


mặt của một số loại đất được quy định tại Bảng 3.2.

Bảng 2.2. Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất QCVN 03: 2015/BTNMT

Đơn vị tính: mg/kg đất khô


Thông số

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất dân sinh

Đất thương mại

Đất công nghiệp

Asen

15

20

15

25

20

Cadimi (Cd)

1,5

3

2

10

5

Đồng (Cu)

100

150

100

300

200

Chì (Pb)

70

100

70

300

300

Kẽm (Zn)

200

200

200

300

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 6


Nguồn: QCVN 03: 2015/BTNMT


2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2010. Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ. Khi đã có các dữ liệu trên, sẽ tiến hành sử dụng phương pháp sử lý số liệu, được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2010.


Chương 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý



Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Văn Lãng

Văn Lãng là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách Thành phố Lạng Sơn 30 km. Huyện có 01 thị trấn là Na Sầm và 19

xã gồm: An Hùng, Bắc La, Gia Miễn, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hội Hoan, Hồng Thái, Nam La, Nhạc Kỳ, Tân Lang, Tân Mỹ, Tân Tác, Tân Thanh, Tân Việt, Thành Hòa, Thanh Long, Thụy Hùng, Trùng Khánh, Trùng Quán. Với vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Tràng Định;


- Phía Nam giáp với huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan;

- Phía Đông giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa;

- Phía Tây giáp với huyện Bình Gia.

Huyện Văn Lãng có tổng diện tích tự nhiên là 56.741,34 ha. Huyện Văn Lãng có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng Quốc gia với đường biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trải dài 36 km qua 5 xã trên địa bàn huyện (Trùng Khánh, Thụy Hùng, Thanh Long, Tân Thanh và Tân Mỹ). Ngoài ra, có nhiều đường bộ, đường mòn thông thương với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt có các cửa khẩu như Cửa khẩu Tân Thanh (xã Tân Thanh), Cửa khẩu Cốc Nam (xã Tân Mỹ), cặp chợ khu vực Nà Hình (xã Thụy Hùng).

Với vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Văn Lãng trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hóa, du lịch và thương mại.

3.1.2. Địa hình, địa chất

a. Địa hình

Huyện Văn Lãng nằm gọn trong vùng máng trũng Cao - Lạng thuộc khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Địa hình huyện Văn Lãng bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ là các cánh đồng thung lũng hẹp ven sông, suối và các thung lũng núi đá vôi.

- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 250 chiếm trên 88%

diện tích.

- Dạng địa hình núi đá chiếm 4,93% diện tích tự nhiên.

- Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm 6,18% diện tích tự nhiên.

- Các dải đồi thấp (8 - 250) không nhiều, diện tích khoảng 950 ha.

b. Đặc điểm địa chất

Trên địa bàn huyện gồm 8 loại đất chính sau:


- Đất đỏ vàng trên đá sét (Ferralic Acrisols): Khoảng 49,72% diện tích đất điều tra (chiếm 28.211,8 ha). Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi của tỉnh, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp. Thành phần cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp. Hàm lượng mùn khá, đạm tổng số trung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác như lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu đều nghèo.

Trên loại đất này có thể trồng được các cây công nghiệp dài ngày như: cao su, trẩu, sở, quế, cà phê, chè...; các cây ăn quả như dứa, cam, quýt... đều phát triển tốt;

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Ferralic Acrisols): Khoảng 6,64% diện tích đất điều tra (chiếm 3.767,6 ha). Do loại đất này phần lớn phân bố ở những nơi địa hình dốc hoặc thoải, quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh, thậm chí sắt cũng bị rửa trôi, nên màu của nó rất nhạt. Đất rất chua, hàm lượng mùn thấp (nhỏ hơn l%), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo - rất nghèo, kali ở mức nghèo - trung bình; dung tích hấp thu rất thấp nên khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém. Nói chung đây là loại đất có tính chất xấu, độ phì tự nhiên thấp, rất dễ biến thành đất trơ sỏi đá nếu không có phương thức bảo vệ khi khai thác sử dụng. Thành phần cơ giới cát - cát pha, kết cấu rời rạc, độ xốp 40 - 45%; tầng đất dưới 50 cm có màu vàng sáng, cát pha, rời rạc.

Những nơi có độ dốc nhỏ thì có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp, có thể trồng cây họ đậu hoặc luân canh cây họ đậu với các loại cây trồng khác; trồng xen cây phân xanh với các loại cây màu: ngô, khoai, sắn...; hoặc trồng các loại cây có bộ rễ ăn nông như: dứa, dứa sợi... Những nơi có địa hình cao và dốc nên ưu tiên để trồng cây lâm nghiệp. Khuyến khích áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp sẽ có hiệu quả thiết thực hơn;

- Đất đỏ vàng trên đá mácma axit (Ferralic Acrisols): Khoảng 38,80% diện tích đất điều tra (chiếm 22.015,6 ha). Về tính chất, đất này kém hơn nhiều so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Phần lớn chúng được


phân bố ở những nơi có địa hình dốc trên 150, nên bị xói mòn mạnh. Một số nơi đã được khai thác lâu ngày hoặc bị đốt phá nhiều lần thì có thể đã bị trơ sỏi đá mất sức sản xuất. Thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất mỏng (thường nhỏ hơn 1,2 m).

Hướng sử dụng loại đất này thì tùy theo độ dốc, nơi có địa hình bằng phẳng, tầng đất khá dày thì có thể trồng được các cây công nghiệp như: chè, sở, hồi, quế, cà phê, các cây ăn quả như dứa, cam, quýt... hoặc trồng các cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa nương..., nơi nào bị xói mòn mạnh tầng đất còn mỏng thì nên dùng để trồng cây lâm nghiệp.

Đất này dễ bị xói mòn mạnh, vì vậy khi khai thác sử dụng phải chú ý áp dụng các biện pháp chống xói mòn, trồng cây theo đường đồng mức, phủ đất bằng cây phân xanh đặc biệt là vào mùa mưa và cần áp dụng mô hình nông lâm kết hợp;

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic Acrisols): Khoảng 1,61% diện tích đất điều tra (chiếm 913,5 ha). Có vị trí ở gần các nguồn nước khe suối, nhân dân đã san phẳng thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước.

Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit, nhưng tính chất đất đã bị biến đổi đó chịu ảnh hưởng của quá trình ngập nước, làm cho nó khác hẳn với đất feralit; sự rửa trôi mùn và cấp hạt sét xảy ra mạnh ở tầng đất mặt, kết cấu đất bị phân tán, có quá trình glây xuất hiện ở tầng dưới. Nếu đất đã được trồng lúa lâu ngày thì tầng đất mặt đã trở nên bạc màu, đặc biệt đối với những nơi trồng cả 2 vụ lúa trong năm. Kết cấu đất bị phân tán, có quá trình glây xuất hiện ở tầng dưới.

Đây là loại đất cung cấp lúa gạo chủ yếu cho vùng đồi núi, nhưng cần chú ý bảo vệ mới sử dụng được lâu dài, vì đất này để bị thoái hóa, bạc màu do địa hình dốc và canh tác trong điều kiện ngập nước;

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Ferralic Acrisols): Khoảng 0,07% diện tích đất điều tra. Loại đất này thường có ở các bậc thềm tiếp giáp giữa đồng


bằng và đồi núi, có đại địa hình dốc thoải về phía đồng bằng. Tuy nó hình thành trên nền phù sa cổ, nhưng tính chất phù sa đã thay đổi hẳn do địa hình khá cao, quá trình feralit diễn ra làm cho đất đã mang tính chất của đất feralit, tuy mức độ feralit yếu.

Mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh. Những nơi có mạch nước ngầm dâng cao thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện ở cả tầng mặt, làm cho đất mất sức sản xuất. Thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng mặt. Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50%.

Trên đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau như: chè, cà phê, dứa, cam, quýt, ngô, khoai, đậu đ ... Ưu điểm của nó là địa hình khá bằng phẳng, tầng đất dày, tơi xốp, gần nguồn nước. Nhưng chú ý chống xói mòn, áp dụng các biện pháp hạn chế kết von và đá ong hóa xảy ra, đồng thời đầu tư phân hữu cơ và các loại phân vô cơ khác vì đất nghèo dinh dưỡng;

- Đất phù sa ngòi suối (Dystric Fluvisols): Khoảng 0,19% diện tích đất điều tra. Đất hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối, nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Độ phì nhiêu tự nhiên tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng đất chua (pHKCl: 4,21-4,30). Hàm lượng hữu cơ nghèo toàn phẫu diện, Đạm - Lân - Kali dễ tiêu đều nghèo.

Tuy là diện tích không nhiều, nhưng loại đất này có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết lương thực trên địa bàn miền núi, nhưng do thường thiếu nước nên năng suất lúa thấp và bấp bênh, có nơi chỉ trồng được 1 vụ lúa, 1 vụ màu;

- Đất phù sa: Khoảng 0,97% diện tích đất điều tra. Đất phù sa nói chung là bồi tích trong lòng sông. Phù sa lòng sông nói chung là dạng phù sa đáy trong khi phù sa phi lòng sông chủ yếu là phù sa lơ lửng. Sự dịch chuyển phù sa là bản chất của các quy trình lòng sông. Thành phần cơ giới nhẹ, đất


tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt.

Về mặt canh nông, đất phù sa có tiếng là màu mỡ, thích hợp cho việc trồng các loại cây nông nghiệp, cung ứng mùa màng thóc lúa mà không cần thêm phân bón;

- Đất dốc tụ: Khoảng 2,00% diện tích đất điều tra. Loại đất này có ở những nơi địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi, bồi tụ các sản phẩm thô, tầng đất lộn xộn, do thường xuyên ngập nước nên có quá trình glây điển hình, đất bí, quá trình khử xảy ra mãnh liệt, phản ứng của đất chua, nhiều chất độc, hàm lượng mùn và đạm tổng số từ trung bình - giàu, lân và kali nghèo.

Hiện tại nhiều nơi đang được trồng lúa nước, nhưng phải chú ý vấn đề bờ vùng, bờ thửa để chống dòng chảy trên mặt, bón vôi và lân nung chảy để khử chua đồng thời cố định các chất gây độc cho cây.

Nhìn chung các loại đất đều có dung trọng, tỷ trọng và độ xốp ở tầng đất mặt phù hợp với các yêu cầu của đất trồng trọt. Các loại đất hầu hết có phản ứng từ chua đến ít chua. Dung tích hấp thu chỉ đạt ở mức trung bình đến thấp. Độ no bazơ cũng chỉ đạt từ trung bình đến thấp. Riêng chỉ có đơn vị đất Plinthic Acrisols có phản ứng trung tính đến kiềm yếu và dung tích hấp thu, độ no bazơ đạt ở mức trung bình đến khá.

Về đặc tính nông học có sự khác biệt tương đối lớn giữa tầng đất mặt và các tầng phía dưới nó. Nhìn chung trong toàn phẫu diện, các chất dinh dưỡng của các Nhóm đất thường chỉ đạt ở mức trung bình đến nghèo. Hàm lượng cacbon hữu cơ và đạm tổng số thường chỉ ở mức trung bình đến thấp, riêng Nhóm đất glây thường đạt ở mức trung bình đến khá. Lân tổng số và lân dễ tiêu cũng như kali tổng số và kali dễ tiêu đều chỉ đạt ở mức trung bình đến thấp, nhiều phẫu diện các mẫu tầng dưới chỉ đạt mức rất thấp. Tuy nhiên, do quá trình canh tác sử dụng phân bón qua nhiều năm, các đặc tính nông học tầng mặt thường cao hơn các tầng đất phía dưới khoảng 1,5 - 2,0 lần. Đặc biệt


đối với lân và kali dễ tiêu tầng mặt có thể gấp tới hàng chục lần so với các tầng đất phía dưới. Nhìn chung các chỉ tiêu dinh dưỡng tầng đất mặt đạt ở mức trung bình đến khá, thích hợp trồng các loại cây như: hồng, quýt, mận, mơ, hồi, tràm, tre, nứa... và chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm...

c. Tài nguyên nước

Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Kỳ Cùng và sông Bắc Giang (Văn Mịch). Hệ thống suối trên địa bàn huyện khá dày đặc với 4 con suối lớn là suối Tân Mỹ, suối Khuổi Slin, suối Khuổi Rào, suối Thanh Long và một mạng lưới các khe suối khác có khả năng cung cấp nguồn nước cho các hoạt động của nhân dân trong huyện.

d. Tài nguyên rừng

Rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất toàn huyện. Tổ thành loài chủ yếu ở rừng núi đất là: sau sau, kháo, dẻ, thẩu tấu, thành ngạnh và một số loài cây phụ khác. Tổ thành loài chủ yếu ở rừng núi đá là: mạy tèo, sảng, nhung, đinh thối, trai lý, gụ, nghiến nhưng hiện nay số lượng không đáng kể. Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: bạch đàn, keo, thông...

đ. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có một số khu vực có thể khai thác khoáng sản là quặng sắt, tuy nhiên trữ lượng nhỏ và nghèo nàn. Các mỏ sắt phân bố trên địa bàn 3 xã: Xã An Hùng, xã Tân Mỹ và xã Tân Thanh. Nguồn khoáng sản này cần được tiếp tục khai thác trong thời gian tới. Khi khai thác cần chú ý bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Ngoài ra, còn có đá vôi ở các xã An Hùng, Trùng Quán, Tân Thanh, Tân Mỹ; cát sỏi ở các xã Thành Hòa, Hoàng Việt, thị trấn Na Sầm, xã Tân Lang, Trùng Quán, Tân Việt…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023