Phát Triển Đa Dạng Hóa Các Loại Hình Và Sản Phẩm Du Lịch


lịch năm 2006 là: “Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển du lịch, dịch vụ, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. Kết hợp tốt việc lồng ghép các chương trình đầu tư phát triển du lịch với đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, môi trường, cảnh quan trong các khu, các điểm du lịch” [33, tr.3].

Đồng thời Chính phủ đã giao cho Tổng cục Du lịch xây dựng đề án

khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm quốc gia, báo cáo Chính phủ trong quý II năm 2006. Xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các điểm, khu du lịch có qui mô vừa và nhỏ, báo cáo Chính phủ vào quý IV năm 2006 [33, tr.14].

Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010 khẳng định, một trong những nội dung chủ yếu ngành du lịch tập trung trong những năm 2006 ­ 2010 là: “Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch” và “khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch” [121, tr.2]. Để triển khai thực hiện chương trình này, Chính phủ đã quy định cụ thể về nguồn kinh phí để thực hiện, trong đó nêu rõ: “Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách

địa phương, đóng góp từ các doanh nghiệp và huy động khác” [121, tr.2],

đồng thời chỉ

rõ, ngân sách trung

ương bố

trí cho Tổng cục Du lịch là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

121.109 triệu đồng, trong đó, năm 2006: 27.737 triệu đồng, các năm từ năm 2007 đến năm 2010 căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và dự

toán kinh phí do Tổng cục Du lịch lập, Bộ

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 9

Tài chính thẩm định và bố

trí

trong dự tr.2].

toán ngân sách nhà nước hàng năm theo tiến độ

thực hiện [121,

Để chỉ đạo đầu tư phát triển kinh tế và đầu tư phát triển du lịch có sự thống nhất, chặt chẽ, ngày 12/9/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ­TTg, Về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định

mức phân bổ

chi đầu tư

phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai


đoạn 2007 ­ 2010 [122]. Quyết định xác định cơ chế phân bổ vốn đối với cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm đối tượng được hỗ trợ, nội dung, nguyên tắc và mức hỗ trợ. Đối tượng được hỗ trợ là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khu du lịch phát huy hiệu quả và để khách du lịch tiếp cận các khu du lịch nằm trong quy hoạch phát triển du lịch

đã được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngân sách trung ương hỗ

trợ

một phần cho các dự án hạ tầng du lịch theo nguyên tắc: Ưu tiên dự án hạ tầng du lịch tại các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề, các dự án hạ tầng du lịch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

miền Trung ­ Tây Nguyên, các dự án hạ tầng du lịch nhằm khai thác các

điểm du lịch có khả năng thu hút nhiều khách du lịch từ các trung tâm du lịch tới các vùng phụ cận, các dự án hạ tầng du lịch thuộc các tỉnh có điều

kiện kinh tế ­ xã hội khó khăn có tiềm năng du lịch nhưng khó khăn về

ngân sách. Nội dung hỗ trợ là các dự án xây dựng đường giao thông từ trục chính đến khu du lịch, các dự án cấp điện hạ thế phục vụ du lịch, các dự án

cấp thoát nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, các dự án xây dựng

bến cảng du lịch, chống xói mòn của sông, biển, bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch tại các khu du lịch.

Nghị quyết số 16/2007/NQ­CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ thực

hiện Nghị

quyết Hội nghị

lần thứ

4 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng

khoá X về

một số chủ trương, chính sách lớn để

nền kinh tế

phát triển

nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế

giới, yêu cầu

phát huy vai trò chủ

động của cơ

quan đại diện của Việt

Nam ở nước ngoài trong việc phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp và

các cơ quan liên quan trong nước để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Chỉ

thị số

15/2007/CT­TTg ngày 22/6/2007,

Về một số

giải pháp chủ

yếu

nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam [123] xác định, để thu hút

đầu tư

nước ngoài vào du lịch, cần: Khẩn trương đặt bộ

phận xúc tiến


đầu tư tại một số

địa bàn trọng điểm ở

nước ngoài, tăng cường thu hút

đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng các khu du lịch quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

Ngày 26/9/2007, Quyết định số 1290/QĐ­TTg, Về việc ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 ­ 2010, nêu rõ danh mục các dự án du lịch kêu gọi đầu tư nước ngoài, bao gồm tổng cộng 22 dự án xây dựng các khu du lịch quốc gia trên phạm vi cả nước: Khu du lịch Đảo Phượng Hoàng và Nất Đất, Vịnh Hạ Long, vốn đầu tư dự kiến: 240 triệu USD; Khu du lịch sinh thái Làng Vân, Liên Chiểu, Đà Nẵng, diện tích: 200 ha, vốn đầu tư dự kiến: 300 triệu USD; Khu du lịch Lâm Viên, Khu văn hoá Núi Dinh, Bà Rịa ­ Vũng Tàu, diện tích: 720 ha, vốn đầu tư dự kiến: 200 triệu USD; Khu vui chơi giải trí Đảo Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam. Diện tích quy hoạch: 600 ha, vốn đầu tư dự kiến: 2,0 ­ 2,5 tỷ USD;... Đây chính là cơ sở để toàn ngành du lịch triển khai thu hút các dự án đầu tư nước ngoài ở các địa phương và trên phạm vi cả nước.

Chương trình Hành động của ngành du lịch khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 ­ 2012, xác định mục tiêu cụ thể về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn này: “Xây dựng và hoàn thiện

4 khu du lịch tổng

hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề

quốc gia;

nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2010 có trên 250.000 phòng khách sạn” [9, tr.2]. Quyết định chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp đầu tư du lịch: Xác định các dự án

ưu tiên đầu tư

theo từng giai đoạn đến năm 2020, trong đó

ưu tiên các

công trình nghỉ

dưỡng, vui chơi giải trí, khách sạn, hạ

tầng du lịch có

chất lượng cao theo quy hoạch, các loại hình du lịch thân thiện với môi trường và góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra,


giám sát các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch có ý nghĩa quốc gia. Tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư cả ở trong nước và nước ngoài. Để thực hiện các nội dung trên, Tổng cục Du lịch đã xây dựng kế hoạch

các việc cần làm rất chi tiết: Năm 2007 và những năm tiếp theo, Vụ

Khách sạn xây dựng và triển khai đề án phát triển cơ sở lưu trú du lịch ở

Việt Nam trong đó

ưu tiên phát triển các cơ sở

lưu trú du lịch đạt tiêu

chuẩn quốc tế.

Năm 2007, Vụ

Kế hoạch Tài chính công bố

danh mục

các dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch ở các địa phương trong cả nước. Năm 2007 và các năm tiếp theo, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Xúc tiến Du lịch phối hợp với các bộ, ngành tổ chức diễn đàn kêu gọi đầu tư

ở nước ngoài. Giai đoạn 2007 ­ 2010, Vụ Kế hoạch Tài chính kiểm tra

giám sát các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch có tầm cỡ quốc gia. Giai đoạn 2008 ­ 2010, Vụ Khách sạn, Vụ Lữ hành xây dựng và triển khai đề án phát triển các công trình thể thao, vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch.

Chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch của Đảng đạt được những kết quả quan trọng, phát triển mạnh mẽ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào khách sạn và nhà hàng giai đoạn 2006 ­ 2010 là 64.194 tỷ đồng. Trong đó, năm 2006 là 8.613 tỷ đồng [142, tr.95] và đến năm 2010 là 17.436 tỷ đồng, gấp 2,01 lần so với năm 2006. Tổng đầu tư vào nghệ thuật, vui chơi và giải trí giai đoạn 2006 ­ 2010 là

43.074 tỷ đồng, năm 2010 là 12.537 tỷ đồng, gấp 2,98 lần so với năm 2005 [145, tr.159].

Chỉ đạo khu vực kinh tế nhà nước đầu tư vào du lịch được triển khai chặt chẽ. Tổng số vốn đầu tư của kinh tế nhà nước vào khách sạn, nhà hàng giai đoạn 2006 ­ 2010 là 10.129 tỷ đồng, trong đó, năm 2010 là 3.859 tỷ đồng, gấp 3,1 lần so với năm 2005 [145, tr.163]. Tổng đầu tư của kinh

tế nhà nước vào nghệ thuật, vui chơi giải trí giai đoạn 2006 ­ 2010 là


30.160 tỷ đồng, trong đó, năm 2010 là 7.654 tỷ đồng, gấp 2,55 lần so với năm 2005 [145, tr.163­164]. Ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 3.460 tỷ đồng với 59 tỉnh/thành được hỗ trợ vốn đầu tư.

Các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung

ương, Bộ Văn hóa, Thể

thao

và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các bộ, ngành liên quan, các sở Du lịch, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai hiệu quả công tác thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch. Tính đến hết năm 2010, có 302 dự án đầu tư của nước ngoài vào lưu trú và ăn uống với tổng vốn đăng ký 11.390,9 triệu USD và nghệ thuật vui chơi, giải trí là 124 dự án với tổng vốn đăng ký là 3.483,1 triệu USD [144, tr.162]. Tập trung nhiều vào Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số địa phương có tài nguyên nổi trội như: Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa ­ Vũng Tàu, tập trung vào lĩnh vực khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân Golf.

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch đã được sử dụng có hiệu quả, từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho các khu du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia, khu du lịch chuyên đề, góp phần

làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch. Đầu tư

cơ sở

hạ tầng đã tạo

điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các điểm, khu du lịch của một số khu vực thuộc địa bàn khó khăn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Kon Tum. Tuy nhiên, đầu tư phát triển du lịch còn

có hạn chế. Nhiều công trình còn đầu tư kéo dài, không hoàn thành đúng

tiến độ dự án, nên chưa phát huy hết hiệu quả của các dự án hạ tầng du lịch. Một số địa phương đã tự bố trí vốn theo hướng phân tán, dàn trải, bố

trí dự

án không trong danh mục đăng ký kế

hoạch với Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch. Điều này dẫn đến việc kéo dài thời hạn hoàn thành công


trình, tăng khối lượng nợ đối với các dự triển cơ sở hạ tầng du lịch.

án và ảnh hưởng đến việc phát

2.2.3. Phát triển đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch

Đại hội X của Đảng (2006) khẳng định chủ trương phát triển đa dạng hóa các SPDL, trong đó, tập trung vào các SPDL biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, bám sát định hướng đó, Đảng đã chỉ đạo đồng bộ, toàn diện phát triển các loại hình và SPDL bao gồm đa dạng hóa các loại hình, SPDL; phát triển SPDL tại các vùng du lịch, khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch và nâng cao chất lượng SPDL.

Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, Chính phủ tiếp tục triển khai phát triển SPDL theo Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 ­ 2010 với định hướng đa dạng hóa các loại hình, SPDL và phát triển SPDL ở

các vùng, khu du lịch, ưu tiên phát triển các SPDL biển đảo, du lịch sinh

thái và du lịch văn hóa: Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng SPDL phù hợp với thị trường du lịch; với từng vùng du lịch, phải tạo ra được SPDL đặc thù; tạo ra các SPDL độc đáo, đặc trưng giàu bản sắc dân tộc, đặc biệt là các SPDL văn hoá, lịch sử, nghệ thuật...; tạo SPDL chuyên đề như: Du lịch bồi dưỡng sức khoẻ, nghỉ biển, du lịch hang động, du lịch chơi golf, câu cá, sông nước, lễ hội, sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc, du lịch hội nghị, festival,...

Tiếp tục tổ chức thực hiện định hướng phát triển các loại hình,

SPDL theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010, trong đó, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, văn hóa và phát triển SPDL tại các vùng du lịch: Phát triển du lịch bền vững, theo hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa ­ lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, xây dựng các SPDL đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và

thế giới. Việc phát triển SPDL tại các vùng du lịch tiếp tục được tổ


chức chặt chẽ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan, Chiến lược đã xác định hướng phát triển SPDL đặc thù cho từng vùng du lịch.

Triển khai chủ trương đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại

hình và SPDL do Đại hội X (2006) của Đảng xác định, Chương trình Hành

động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010

chỉ rõ, một trong những vấn đề

chủ

yếu để phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 ­ 2010 là: “Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới” [121, tr.2].

Trong những năm 2007 ­ 2008, Chính phủ tiếp tục triển khai định hướng đa dạng hóa các loại hình, SPDL, ưu tiên phát triển các SPDL sinh thái, văn hóa, biển đảo. Nghị quyết số 03/2007/NQ­CP ngày 19/01/2007, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế ­ xã hội và ngân sách nhà nước năm 2007, khẳng định: Trong năm 2007, Tổng cục Du lịch và các bộ, ngành liên quan có biện pháp cụ thể tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ thuộc lĩnh vực được phân công, các bộ, ngành, cơ quan và UBND cấp

tỉnh tập trung chủ yếu vào việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ

dưỡng và du lịch chất lượng cao.

Nghị

quyết số

16/2007/NQ­CP

ngày

27/02/2007 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới yêu cầu, phải xây dựng đề án phát triển loại hình du lịch trên cơ sở các giá trị văn hóa

của cộng đồng. Triển khai Nghị quyết số 03/2007/NQ­CP và Nghị quyết số

16/2007/NQ­CP, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ rõ một trong những

nhiệm vụ

cơ bản giai đoạn 2007 ­ 2012 là:

“Xây dựng và phát triển sản

phẩm du lịch” [9, tr.5]. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định cần phải xây dựng chiến lược phát triển SPDL phù hợp


với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh trong khu vực, ưu tiên phát

triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lịch sử và thể thao, vui chơi giải trí. Đồng thời, thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch mới, đặc biệt là du lịch đường bộ liên quốc gia, du lịch đường biển, nghiên cứu khảo sát xây dựng các SPDL độc đáo của các địa phương, các vùng và sản phẩm liên quốc gia. Xây dựng và phát triển các SPDL mạo hiểm đặc thù của Việt Nam như: Lặn biển, leo núi, thám hiểm hang động,... và xây dựng các SPDL liên vùng, liên quốc gia để hội nhập các SPDL Việt Nam với khu vực.

Trong những năm 2008 ­ 2010, đa dạng hóa các loại hình, SPDL tiếp tục được Chính phủ xem là một trong những vấn đề quan trọng cần triển khai

thực hiện. Nghị

quyết số

02/2008/NQ­CP ngày 19/01/2008,

Về những giải

pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008 nêu rõ: “Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch để phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hoá dân tộc” [37, tr.24]. Nghị quyết số 03/NQ­CP ngày 15/01/2010, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 tiếp tục nhấn mạnh: “Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, gắn kết giữa du lịch với văn hóa, tín ngưỡng, du lịch về cội nguồn” [39, tr.8].

Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của Đảng về phát triển loại hình, SPDL mang lại những kết quả tích cực, cụ thể:

Chỉ đạo phát triển đa dạng hóa các SPDL, phát triển các loại hình SPDL sinh thái, văn hóa, biển, đảo đạt hiệu quả cao. Đến năm 2010, các SPDL Việt Nam đa dạng, phong phú, du lịch văn hóa, sinh thái, biển đảo, phát triển nhanh, như: Du lịch tham quan di tích ­ thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Đền Ngọc Sơn, Hồ Tây…; Du lịch lễ hội: Hội Lim, Hội Chùa Hương, Festival

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí