đã được công bố và các luận án đã được bảo vệ; việc hoàn thành luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2005 2010)
2.1. Những yếu tố
tác động và chủ
trương của Đảng bộ
tỉnh
Thanh Hóa về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn
2.1.1. Những yếu tố tác động công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 2
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng
- Giá Trị Của Các Công Trình Khoa Học Đã Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Tập Trung Giải Quyết
- Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Tổ
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hoá Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Xã, Phường, Thị Trấn
- Chỉ Đạo Công Tác Giáo Dục Chính Trị, Tư Tưởng Cho Cán Bộ, Đảng
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
2.1.1.1. Tình hình thế giới, khu vực, trong nước
Tình hình thế giới: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của
Đảng nhận định trong những năm tới: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn” [54, tr. 73]. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc, khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế, khu vực tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ… giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học, công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn.
Cùng với đó, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn của thời đại rất gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phải phối hợp
giải quyết như: Khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng tăng; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng gia tăng.
Tình hình khu vực: Khu vực châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam
Á “xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng” [54, tr. 74],
nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: Tranh chấp về
ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước.
Trong nước: Sau 20 năm đổi mới (1986 2006) “thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều” [54, tr. 74]. Việc mở rộng quan hệ hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho KT XH phát triển với tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Tình hình thế giới, khu vực và trong nước trên đây đã tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đến công tác xây dựng TCCSĐ của cả nước nói chung, xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nói riêng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức,
không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu lãnh đạo ở cơ sở ngang tầm đòi hỏi của tình hình mới đặt ra. Toàn cầu hóa kinh tế cùng với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển khu vực, cũng như thành tựu của 20 năm đổi mới, tạo ra thời cơ, thuận lợi mới cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, trước những bất lợi của tình trạng suy
thoái về
tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận cán bộ,
đảng viên; tệ quan liêu, lãng phí, biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng...
Cùng với chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” của các thế lực thù địch từ bên ngoài, kết hợp với nguy cơ, thách thức bên trong đã làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng
TCCSĐ và đội ngũ đảng viên của cả
nước cũng như
của Đảng bộ
tỉnh
Thanh Hóa những năm 2005 2010. Theo đó, đòi hỏi bức thiết là tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ.
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2006
2010)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X (4/2006) của Đảng diễn ra
trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
vừa kết thúc 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5
năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Đại hội diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những thuận lợi cơ bản song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác xây dựng Đảng sau 20 năm đổi mới, nhất là từ khi thực
hiện Nghị
quyết Trung
ương sáu lần 2 khóa VIII
về Cuộc vận động xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đạt được một số kết quả tích cực. Song nhìn chung, “cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng… chưa đạt được yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến cơ bản, chưa góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí,
quan liêu” [54, tr. 268]. “Không ít tổ chức đảng yếu kém, nhất là ở cơ sở,
không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị và nền tảng của Ðảng, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, thậm chí có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu” [54, tr. 262]. Trước thực trạng đó, Đại hội X xác định phương hướng và mục tiêu chung:
Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Ðảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Ðảng thực sự trong sạch, vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với Nhân dân [54, tr. 279].
Về xây dựng TCCSĐ, Đại hội nhấn mạnh: “Ðặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; gắn xây dựng tổ chức cơ sở đảng với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao
chất lượng sinh hoạt Ðảng” [54, tr. 280].
Tiếp tục đổi mới đồng bộ
các
khâu của công tác cán bộ, tạo chuyển biến cơ
bản,
vững chắc trong
công tác cán bộ. Ðổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Ðảng và trong cả HTCT. Ðổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Ðảng, vừa phát huy
tính chủ
động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của
chính quyền, Mặt
trận, các đoàn thể Nhân dân và người đứng đầu. Đại hội khẳng định:
“Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của
tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ
chức này thực sự
trong sạch, vững
mạnh” [54, tr. 298].
Trên cơ sở phương hướng và mục tiêu, Đại hội X xác định những
nhiệm vụ
và giải pháp: Một là,
làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, quản lý, giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và
phẩm chất đạo đức, lối sống; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong Ðảng. Hai là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình TCCSĐ. Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào Nhân dân để xây dựng Ðảng từ cơ
sở. Bốn là, thực hiện đồng bộ
các biện pháp củng cố
TCCSĐ, chú trọng
những địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, ở các đảng bộ, chi bộ yếu kém.
Năm là, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường
chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các trường
dân tộc nội trú để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở [54, tr. 298 299].
Cụ thể hóa mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội X đề ra, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, ngày 02/02/2008 ban hành Nghị
quyết số
22NQ/TW,
Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nghị quyết xác định 3 quan điểm: Một là, TCCSĐ là nền tảng của Ðảng, là cầu nối giữa Ðảng với dân, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Ðảng. Hai là, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Ðảng với Nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Ðảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả HTCT trong việc tham gia xây dựng Ðảng. Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ.
Nghị
quyết xác định mục tiêu xây dựng TCCSĐ:
Một là,
tập trung
sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình TCCSĐ, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Ðảng với Nhân dân, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở. Hai là, kiện toàn, sắp xếp tổ chức của HTCT đồng bộ, thống
nhất, bảo đảm sự
lãnh đạo của Ðảng ở
cơ sở. Tập trung củng cố, xây
dựng tổ
chức đảng và kết nạp đảng viên ở
những nơi chưa có tổ
chức
đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên. Bảo đảm các loại hình TCCSĐ đều có
quy định về
chức năng, nhiệm vụ
và quy chế
làm việc phù hợp.
Ba là,
chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy và cán bộ, đảng viên thật sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn
thành nhiệm vụ, đồng thời đưa ra khỏi Ðảng những người không đủ tư cách đảng viên.
Nhiệm vụ, giải pháp xây dựng TCCSĐ: Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực sự tiền phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hai là, hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình TCCSĐ theo hướng gắn tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức CT XH; chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên. Ba là, thực
hiện mạnh mẽ
chủ
trương trẻ
hóa, tiêu chuẩn hóa, thể
chế
hóa và từng
bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở. Bốn là, nâng cao chất lượng,
đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình
TCCSĐ theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ
luật; khắc phục tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh
đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của TCCSĐ. Năm là, tăng cường công tác
chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; dựa vào dân để
xây dựng
Ðảng.
Như
vậy, nhiệm kỳ
Đại hội Đảng
lần thứ
X, trên cơ
sở phương
hướng,
mục tiêu chung về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng
TCCSĐ, Đảng đã đặc biệt quan tâm ban hành Nghị quyết số 22NQ/TW
Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất
lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên,
xác định rõ, cụ
thể về
quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng TCCSĐ. Đây là sự phát triển
mới cả
trong nhận thức và xác định chủ
trương riêng cho xây dựng
TCCSĐ mà trước đó chưa có nghị
quyết chuyên đề
về vấn đề
này.
Những chủ trương trên thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng đối với
công tác xây dựng TCCSĐ thật sự là “nền tảng”, “hạt nhân chính trị”,
“cánh tay nối dài” của Đảng ở cơ sở. Phương hướng, quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp của Đảng về
xây dựng TCCSĐ là căn cứ
rất quan trọng để
Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa quán triệt xác định chủ
trương xây dựng, củng cố thị trấn.
TCCSĐ, trong đó có TCCSĐ ở
xã, phường,
2.1.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá
Vị trí địa lý: Tỉnh Thanh Hoá có diện tích rộng lớn nằm ở địa đầu của khu vực Bắc Trung Bộ, trong tọa độ 104022’ đến 106005’ kinh độ Đông và từ 20040’ đến 19018’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, có đường ranh giới dài 175km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An với đường ranh giới hơn 160km; phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có đường biên giới dài 213,6km; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển là 102km và một thềm lục địa khá rộng. Địa hình tỉnh Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều bởi đồi núi, sông, suối; từ
phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48km2 thì địa hình núi, trung du chiếm
73,3%; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.
Thanh Hoá nằm
ở vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng; mùa đông lạnh và ít mưa.
Địa lý hành chính: Đến năm 2005, Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước, với 1 thành phố trực thuộc Tỉnh là thành phố Thanh
Hóa; 2 thị xã là: Sầm Sơn, Bỉm Sơn; 24 huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hà
Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Tĩnh Gia, Nông Cống,
Nghi Sơn,
Ngọc Lặc, Cẩm Thủy,Thạch Thành, Hậu Lộc,
Vĩnh Lộc, Thọ
Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát; với 586 xã, 20 phường, 28 thị trấn; 6.031 thôn, xóm, bản làng; trong đó có 184 xã miền núi và 12 thị trấn miền núi, có 73 xã, phường, thị trấn có giáo xứ toàn tòng. Tỉnh có 6 huyện, thị xã thuộc vùng ven biển, 11 huyện thuộc vùng núi và 10 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bằng.
Với điều kiện tự nhiên như trên cho thấy, tỉnh Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế khá toàn diện bao gồm công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, chế biến thủy sản, thương mại,
dịch vụ
và du lịch. Tuy nhiên, Thanh Hóa là tỉnh có đơn vị
hành chính
rộng, ngoài ra có
đường biên giới
giáp tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào với dài 192km, giáp biển Đông với chiều dài
đường bờ
biển 102km dẫn đến
tình trạng di dân tự
do, buôn bán, vận
chuyển ma túy, truyền đạo trái phép ở khu vực miền núi, vùng cao biên giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Cùng với đó, đơn vị hành chính cấp xã lớn, chất lượng không đồng đều (có 93 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 38 xã bãi ngang thuộc Chương trình 257)… đã ảnh