Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 20


lượng đảng viên mới được kết nạp có xu hướng giảm xuống do lực lượng thanh niên nông thôn hiện nay chủ yếu đi làm ăn xa không có điều kiện theo dõi kết nạp; số thanh niên có mặt ở địa phương nhiều trường hợp chưa đạt chuẩn về văn hoá hoặc sinh con thứ 3 nên không đủ điều kiện kết nạp. Do tình hình kết nạp đảng viên mới có nhiều khó khăn, số đảng viên chuyển về sinh hoạt chủ yếu là người về hưu, dẫn đến tình trạng chi bộ ở nông thôn dần “lão hoá”.

Công tác “xoá trắng”, “xoá ghép” chi bộ thôn, bản trong những năm 2005 ­ 2015 đã được các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo có kết quả tích cực. Trong 5 năm (2005 ­ 2010) “đã xóa được 25 thôn, bản sinh hoạt chi bộ ghép và 9 thôn, bản chưa có đảng viên” [50, tr. 24]. Từ năm 2010 đến năm 2015, thực hiện “xoá trắng” đảng viên, “xoá ghép” chi

bộ đối với các huyện miền núi tiếp tục triển khai tích cực, với mục tiêu

đến năm 2013 trên địa bàn Tỉnh không còn thôn, bản không có chi bộ đảng. Kết quả đến năm 2015, tất cả các thôn, bản đều có đảng viên, không có chi bộ sinh hoạt ghép, hoàn thành tốt mục tiêu Đại hội.

Xây dng đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thtrn có nhiu chuyn biến tích cc, trình độ năng lc được nâng cao. Đội ngũ cán bộ trong những năm 2005 ­ 2015 từng bước được trẻ hoá, chuẩn hoá, được kiện toàn, sắp xếp qua các kỳ đại hội Đảng và bầu cử HĐND ở xã, phường, thị trấn. Đặc biệt,

nhiệm kỳ 2005 ­ 2010, do thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ ngày càng hợp lý nên chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng lên. Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn Tỉnh “có 11.846 cán bộ cấp xã” [136, tr. 5]. Trong đó trình độ văn hóa trung học phổ thông 10.269 người, chiếm 86,69%; trình độ chuyên môn trung cấp trở lên 6.708 người, chiếm 56,63% (riêng trình độ đại học chiếm 15,4%, tăng 11,3%


so với năm 2007), quản lý hành chính nhà nước trung cấp trở lên 3.242

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

người, chiếm 27,37%; trình độ

lý luận chính trị

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 20

trung cấp trở

lên 7.117

người, chiếm 60,08%. Số cán bộ

chuyên trách xã, phường, thị

trấn

đạt

chuẩn về chuyên môn 83,5%, tăng 12% so với năm 2007; đạt chuẩn về lý luận chính trị 85,3% tăng 18,4% so với năm 2007. Nhiệm kỳ 2010 ­ 2015, “đã cử 1.331 đồng chí đi học cao cấp lý luận chính trị, 7.103 đồng chí học trung cấp lý luận chính trị” [51, tr. 36].

Công tác quy hoạch cán bộ cơ sở từng bước đi vào nền nếp và có chất lượng. Các cấp ủy đảng đặc biệt quan tâm đến chất lượng quy hoạch cán bộ cấp xã: 100% TCCSĐ xã, phường, thị trấn xây dựng quy hoạch A1 với 3 nội dung: Quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ, các chức danh cán bộ chủ chốt giai đoạn 2010 ­ 2015; có trên 80% các thôn, bản, phố quy hoạch bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, phố. Năm 2009, cấp ủy cơ sở đã làm tốt công tác rà soát quy hoạch A1, xây dựng quy hoạch A2, phát hiện, bổ sung đưa vào quy hoạch những nguồn mới, có điều kiện phát triển. Nhìn chung, các đối tượng quy hoạch cấp xã đều có 2 bằng trung cấp chuyên môn và lý luận chính trị trở lên. Riêng thành phố Thanh Hoá tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch và tuyển dụng phải có bằng đại học chuyên môn. Thông qua công tác quy hoạch, các cấp ủy Đảng

đưa cán bộ trong nguồn

đi đào tạo, bồi dưỡng cả

về trình độ

chính trị,

chuyên môn nghiệp vụ, do đó chất lượng nhân sự phục vụ đại hội Đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2010 ­ 2015 được nâng lên rõ rệt. Trong 10 năm, Tỉnh

và các huyện, thị, thành phố

đã mở

nhiều lớp đào tạo cho cán bộ

xã,

phường, thị

trấn.

“Về

chuyên môn số

cán bộ

xã, phường, thị

trấn được

đào tạo đại học là 2.493 người, trung cấp 3.141 người; lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 294 người, trung câp 4.198 người. Số cán bộ xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng nghiệp vụ là 13.311 lượt người” [32, tr. 6; 51, tr. 36]. Trường Chính trị Tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện


đã thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đạo tạo, bồi dưỡng cho cán bộ xã, phường, thị trấn, phối hợp với những cán bộ có kinh nghiệm của

các ban Đảng, Tỉnh

ủy và các huyện, thị, thành

ủy, đảng

ủy trực thuộc

tham gia giảng dạy, truyền đạt, trao đổi một số

chuyên đề

cho các lớp

trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị được đúc kết từ thực tiễn công tác xây dựng đảng, công tác tổ chức cán bộ ở địa phương.

Trong những năm 2005 ­ 2015, số lượng cán bộ luân chuyển là “89 trường hợp, trong đó luân chuyển về cơ sở giữ các chức danh bí thư, phó

bí thư

đảng

ủy, chủ

tịch, phó chủ

tịch UBND xã, phường, thị

trấn là 76

người” [136, tr. 7; 51, tr. 36]. Một số đơn vị làm tốt như thành phố Thanh Hóa luân chuyển 29 đồng chí, huyện Thạch Thành 18 đồng chí, thị xã Bỉm

Sơn 8 đồng chí, huyện Như Xuân 7 đồng chí… Trong 10 năm (2005 ­

2015) toàn Tỉnh đã thực hiện được 805 trường hợp, các đơn vị làm tốt như huyện Hoằng Hóa 98 đồng chí, huyện Thọ Xuân 76 đồng chí, thành phố Thanh Hoá 74 đồng chí, huyện Nông Cống 59 đồng chí… Nhìn chung, số

cán bộ được luân chuyển, tăng cường đã phát huy được vai trò trách

nhiệm, khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, thực hiện chủ trương nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu

của cấp

ủy các xã biên giới, đảm bảo an ninh chính trị

vùng biên, Ban

Thường vụ

Tỉnh

ủy đã chỉ

đạo tăng cường

“15 cán bộ

là sĩ quan biên

phòng về làm phó bí thư đảng ủy 15 xã biên giới” [136, tr. 7]; đồng thời, xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa cấp ủy và cán bộ, sĩ quan tăng cường. Sau 10 năm thực hiện, tình hình KT ­ XH, công tác xây dựng đảng, xây dựng HTCT cơ sở có chuyển biến tích cực, an ninh chính trị vùng biên tốt hơn.

Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; dựa vào dân để xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ: Trước năm 2005, “công tác kiểm tra, nhất là việc kiểm tra


cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý còn hạn chế” [49,

tr. 43]. Trong những năm 2005 ­ 2015 cấp ủy

ở xã, phường, thị

trấn có kế

hoạch thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chỉ đạo, giải quyết những vấn đề phát sinh. Đặc biệt, trong 10 năm (2005 ­ 2015) công tác này càng được quan tâm, các TCCSĐ đều phân công cấp ủy viên phụ trách và cùng dự sinh hoạt thường xuyên với các chi bộ trực thuộc. Các chi bộ đã chú trọng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên, bảo đảm mọi đảng viên đều được phân công công tác.

Phát huy vai trò của MTTQ, đoàn thể trong việc vận động Nhân dân

giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND cấp xã, phường, thị trấn bầu ra. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Tạo lập cơ chế, quy định, môi trường để Nhân dân giám sát, phản biện tổ chức đảng, chính quyền trong việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.

Đã to được chuyn biến trong vic nâng cao cht lượng, đổi mi ni dung, phương thc hot động ca TCCSĐ ở xã, phường, thtrn. Nội dung, phương thức hoạt động của các cấp ủy, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn tiếp tục được đổi mới, thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy cũng như các quy chế phối hợp giữa cấp ủy với HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức CT ­ XH, từng bước nâng cao hiệu quả công tác, giảm bớt tình trạng chồng chéo, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của TCCSĐ. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê

bình, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng. Mở

rộng dân chủ

trong sinh

hoạt để phát huy tính sáng tạo của cấp ủy, cán bộ, đảng viên, đồng thời


giữ

vững kỷ

luật kỷ

cương, tạo sức mạnh đoàn kết thống nhất trong

Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Một số vấn đề trọng tâm, bức xúc, những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của Nhân dân đã được nhiều chi bộ thảo luận kỹ, sôi nổi, kể cả những ý kiến trái ngược.

Công tác kiểm tra việc thực hiện nền nếp, nội dung, chất lượng sinh hoạt chi bộ được cấp ủy cấp trên thực hiện tương đối đều đặn. Qua

việc kiểm tra đã giúp các chi bộ duy trì nền nếp, chế độ sinh hoạt định

kỳ, chuẩn bị

đúng, đủ

nội dung sinh hoạt, uốn nắn những lệch lạc, hệ

thống sổ sách được thống nhất, ghi chép đầy đủ, ra được nghị quyết, kết luận hằng tháng với chất lượng ngày càng được nâng lên. Nhiều cấp ủy, chi bộ đã tập trung bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn và những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở cơ sở; tăng cường các buổi sinh hoạt theo chuyên đề như:

Đổi điền dồn thửa, phát triển kinh tế trang trại, làm đường giao thông

nông thôn, cải tạo vườn tạp, xây dựng làng văn hóa…

Như vậy, trong những năm 2005 ­ 2015, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Thanh Hóa so với các địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ là khá toàn diện. Năm 2015, kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Tỉnh đạt trong sạch, vững mạnh 69,70%, so với Hà Tĩnh là 62,98%, Nghệ An là 50,20%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 24,30%, so với Hà Tĩnh là 29,77%, Nghệ An là 39,58%; hoàn thành nhiệm vụ 5,21%, so với Hà Tĩnh là 7,25%, Nghệ An là 10,20% [Phlc 24].

4.1.1.2. Nguyên nhân ưu điểm

Thnht, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương.

Trong những năm 2005 ­ 2015, Trung ương Đảng đã ban hành

nhiều chỉ

thị, nghị

quyết có nội dung đề

cập đến củng cố, xây dựng

TCCSĐ

ở xã, phường, thị

trấn. Cùng với đó, Đảng bộ, chính quyền và


Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhiều lần được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thăm, làm việc với tỉnh Thanh Hóa cụ thể: Từ ngày 31/7 đến 01/8/2014 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh

Thanh Hóa. Phát biểu tại buổi làm việc với cán bộ

chủ

chốt của Tỉnh,

Tổng Bí thư đánh giá cao những cách làm mới, sáng tạo trong công tác xây dựng Ðảng tại Thanh Hóa. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Ðảng được triển khai thực hiện bài bản, nghiêm túc, qua kiểm điểm tự phê

bình và phê bình đã chỉ

ra những thiếu sót khuyết điểm, xử

lý kỷ

luật

nghiêm những đồng chí sai phạm. Nhờ đó, tình hình có chuyển biến rõ nét, nội bộ đoàn kết hơn và quyết tâm khắc phục sai phạm… [10, tr. 456 ­ 457] đã thể hiện sự quan tâm của Trung ương Đảng đối với công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng.

Thhai, có sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, có kinh nghiệm,

truyền thống xây dựng TCCSĐ ở

mạng.

xã, phường, thị

trấn qua các thời kỳ

cách

Quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn phát huy được sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất, vai trò, trí tuệ của nhiều lực lượng, nhất là cơ quan tham mưu như các ban: Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tổ chức Tỉnh ủy, UBKT…; đồng thời phát huy được kinh nghiệm xây dựng Đảng bộ Tỉnh, kinh nghiệm xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ được tích luỹ trong suốt chiều dài xây dựng, trưởng thành, để hoạch định chủ trương và chỉ đạo củng cố, xây dựng tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn. Từ đó, các cấp ủy đã tranh thủ thời cơ, vận hội mới, chủ động xây dựng, triển khai các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn; cùng với đó, đã đổi mới mạnh mẽ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng linh hoạt, quyết liệt, sát với thực tiễn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành của cán bộ, đảng viên nhất là


người đứng đầu [51, tr. 45]. Các cấp ủy từ Tỉnh đến cơ sở, về cơ bản đã

đề cao trách nhiệm cao trong tổ chức thực hiện với tác phong sâu sát,

hướng mạnh về cơ sở.

Thba, có sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực của HTCT cơ

sở, của Nhân dân địa phương trong xây dựng TCCSĐ ở

trấn.

xã, phường, thị

Khi có sự

vào cuộc mạnh mẽ từ

tỉnh đến cơ

sở, những sai phạm

được xử lý, tham nhũng được ngăn chặn, dân chủ cơ sở được mở rộng đã

tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong triển khai thực hiện các mục tiêu,

nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Cùng với đó, các cấp ủy trong toàn đảng bộ luôn chủ động khắc phục những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc, hỗ trợ các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn bằng những hình thức,

cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả

thiết thực.

Do vậy, Nhân dân tỉnh

Thanh Hóa tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, MTTQ và các đoàn thể quần chúng nên đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Đây là nhân tố rất quan trọng đem tới thắng lợi căn bản trong công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

4.1.2. Hạn chế, nguyên nhân

4.1.2.1. Hạn chế

Mt là, một số TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ.

Do nhận thức không đầy đủ

chủ

trương của Đảng bộ

Tỉnh về

xây

dựng TCCSĐ, cho nên một số TCCSĐ chưa dồn sức, đầu tư đúng mức cho xây dựng TCCSĐ. Vì vậy, “vẫn còn tổ chức cơ sở đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu suy giảm” [51, tr. 49], chưa thực hiện đúng chức


năng, nhiệm vụ của mình. Việc tổ chức quán triệt nội dung các nghị quyết, chỉ thị chưa thật sự đầy đủ; chương trình hành động xây dựng TCCSĐ thiếu

cụ thể, chưa sát với tình hình thực tế

của Đảng bộ

và đặc điểm của địa

phương; còn lúng túng trong việc vận dụng, cụ

thể

hoá chủ

trương, nghị

quyết của Đảng về

xây dựng TCCSĐ; đề

ra mục tiêu, nhiệm vụ

và giải

pháp cụ

thể

thực hiện phát triển KT ­ XH, quốc phòng an ninh của địa

phương còn nhiều hạn chế; khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp

phát sinh ở cơ sở còn lúng túng, có nơi buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra,

giám sát dẫn đến phát sinh những vấn đề

nội bộ, phức tạp hoặc để

tình

trạng sai phạm kéo dài, chủ yếu liên quan đến việc vi phạm trong quản lý đất đai, quản lý tài chính, quản lý xây dựng và một số vi phạm khác trong công tác cán bộ, công tác quản lý, điều hành, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm như: Đảng bộ thị trấn Bút Sơn, Đảng bộ xã Thiệu Giao, Đảng bộ xã Trung Chính... [Phlc 23].

Hai là, công tác chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn có lúc chưa sâu sát, kịp thời.

Tỉnh ủy, cấp ủy một số nơi chưa đầu tư đúng mức trong khảo sát, nắm tình hình cơ sở; chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn mờ nhạt, nhất là chỉ đạo xây dựng các tổ chức đảng ở vùng sâu, vùng xa, nhiều nơi còn hình thức. Công tác thanh tra, kiểm soát, hướng dẫn, đôn đốc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

các cơ quan thuộc Tỉnh

ủy và cấp ủy cấp trên cơ sở

đối với TCCSĐ ở

xã,

phường, thị

trấn có lúc, có nơi

chưa thường xuyên.

Chỉ

đạo cấp

ủy, chính

quyền, các ngành các cấp tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp ở các xã, phường, thị trấn thiếu kiên quyết, chưa chủ động tập trung giải quyết dứt điểm những khó khăn, yếu kém ở cơ sở như: Đảng bộ xã Tân Thọ, Đảng bộ xã Pù Nhi… [Phlc 23].

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí