Ba là, chất lượng cụ thể về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn còn một số mục tiêu chưa đạt.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn hạn chế: Một số cấp ủy,
tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức việc nắm tình hình tư tưởng và giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn. “Hoạt động của Ban
tuyên giáo cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu” [51, tr. 49]. Công tác tổng kết
thực tiễn, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo chưa thường xuyên. Việc đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt chi bộ còn thụ động, chưa nền nếp; xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu của, cán bộ, đảng viên ở một số địa phương chưa thực sự thuyết phục quần chúng, làm ảnh hướng đến kết quả tuyên truyền, giáo dục làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn có nhiều mặt còn hạn chế: Chất lượng sinh hoạt ở nhiều TCCSĐ chưa cao, còn hình thức. Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ và ở một số ít TCCSĐ chưa được đổi mới, chưa coi trọng sinh hoạt chuyên đề như ra nghị quyết chuyên đề về các vấn đề kinh tế, xã hội, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tư tưởng. Sinh hoạt định kỳ ở nhiều TCCSĐ duy trì chưa đều, đấu tranh phê bình và tự phê bình còn yếu, còn nể nang, ngại va chạm; nhiều buổi sinh hoạt còn hình thức, nặng nề, chưa đi sâu phát hiện và đề xuất lãnh đạo những vấn đề mới nẩy sinh, vấn đề nổi cộm thuộc phạm vi lãnh đạo. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng đảng trong sinh hoạt chi bộ chưa được coi trọng.
Đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm ở một số xã, phường, thị trấn vẫn còn hình thức, chạy theo thành tích, tỷ lệ cán bộ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ đạt rất cao, bình quân 80 90%; thậm chí có đơn vị đạt 100%, không tương xứng với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính
trị ở
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Huy Vai Trò Của Các Tổ Chức Chính Trị Xã Hội Tham Gia Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Xã, Phường, Thị Trấn
- Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 19
- Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 20
- Chăm Lo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Nhất Là Cán Bộ Chủ Chốt Ở
- Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát, Kịp Thời Phát Hiện, Ngăn Ngừa, Xử Lý Vi Phạm, Giữ Nghiêm Kỷ Luật Đảng
- Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 24
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
địa phương, cơ
quan, đơn vị. Ngược lại, có nơi còn quá khắt khe,
không khuyến khích động viên được phong trào.
Việc thực hiện thí điểm ứng dụng các mô hình tổ chức mới như thực hiện “nhất thể hoá” 2 chức danh, bầu trực tiếp, luân chuyển cán bộ và tăng
cường cán bộ
trẻ
mới tốt nghiệp đại học về
xã, phường, thị
trấn công
tác… thực hiện còn mang tính thăm dò, thử nghiệm. Công tác luân chuyển cán bộ, thực hiện chế độ bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND ở xã, phường, thị trấn không phải là người địa phương chưa được quan tâm thực hiện ở hầu hết các huyện, thị, thành ủy trong toàn Tỉnh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn: Đánh giá
cán bộ
không ít TCCSĐ còn nể
nang, chưa đúng thực chất; một số
địa
phương còn sai phạm trong bố trí, sử dụng; năng lực cán bộ ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phát triển đảng viên ở một số địa
phương chưa được quan tâm đúng mức, số
đảng viên kết nạp ở
địa bàn
nông thôn có xu hướng giảm; một số đảng bộ địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác phát triển đảng, “phát triển đảng viên ở nông thôn, miền núi còn nhiều khó khăn” [51, tr. 49]; số đảng viên kết nạp ở địa bàn nông thôn có xu hướng giảm, do phần lớn thanh niên đi làm ăn xa không có điều
kiện theo dõi kết nạp; “nhiều chi bộ 2 3 năm, thậm chí 5 năm liên tục
không kết nạp được đảng viên mới” [136, tr. 11]. Một số TCCSĐ kết nạp đảng viên còn chạy theo số lượng, chưa coi trọng đúng mức chất lượng.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của một số TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn chưa mạnh dạn, thiếu quyết đoán, chất lượng thấp: Chưa chú trọng đổi mới phong cách và lề lối làm việc; phân công nhiệm vụ chưa cụ thể, chỉ đạo thiếu kiên quyết; trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân chưa được phân định rõ. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể có mặt chưa cao; hoạt động đoàn thể ở thôn, bản nhiều nơi còn hình thức, chưa thể hiện được
vai trò tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở; triển khai thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội còn lúng túng như: Huyện ủy Đông Sơn có 3 đảng bộ xã, huyện ủy Bá Thước có 4 đảng bộ xã... những đảng bộ trên phương thức lãnh đạo HTCT yếu kém; điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng kỷ thuật thấp kém; năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ nhìn chung yếu; đời sống của Nhân dân khó khăn.
Công tác, kiểm tra, giám sát, quản lý, kỷ luật đảng có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
chưa đều giữa các TCCSĐ
ở xã, phường, thị
trấn. Chất lượng kiểm tra,
giám sát thực hiện nghị quyết của TCCSĐ, của các chi bộ trong đảng bộ ở
xã, phường, thị trấn còn hạn chế, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Công tác
kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế. Công tác giám sát ở nhiều TCCSĐ chưa thường xuyên, có nơi, có lúc chưa thực chất, chưa kịp thời cảnh báo, phòng ngừa vi phạm. Thi hành kỷ luật đảng ở một số TCCSĐ chưa nghiêm, còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm. Giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, còn biểu hiện né tránh. Do đó, nhiều TCCSĐ và đảng viên không được nhắc nhở kịp thời để chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm mà chỉ chờ đến dịp kiểm điểm, phân loại chất lượng TCCSĐ và đảng viên cuối năm, nên không tạo được chuyển biến tích cực
như
Đảng bộ
xã Hà Trung, Đảng bộ
xã Ái Thượng, Đảng bộ
xã Thiệu
Trung... [Phụ lục 23] .
4.1.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Do tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức
tạp, cùng với những khó khăn của kinh tế trong nước và những diễn
biến khó lường của thiên tai, dịch bệnh là mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xãhội và đội ngũ cán bộ, đảng viên; cơ chế quản lý cán bộ, đảng viên có mặt chưa chặt chẽ. Bên
cạnh đócác cấp ủy, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp chưa tích cực, chủ động kiểm tra, giám sát kịp thơì phát hiện những sai phạm, khuyết điểm
mới phát sinh của cơ chếđê khắc phục, ngăn chặn... đã tác động bất lợi
đến công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong những năm 2005 2015.
Địa bàn của tỉnh Thanh Hóa rộng, phức tạp, nhiều xã biên giới, vùng sâu, vùng xa nên chỉ đạo xây dựng TCCSĐ gặp nhiều khó khăn. Một số cấp ủy, TCCSĐ nhận thức và quyết tâm xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn còn biểu hiện xem nhẹ, thiếu kiên trì và sáng tạo. Ở một số xã, phường, thị
trấn có biểu hiện làm cho xong, nội dung nghèo nàn, biện pháp cụ thể
chung chung, không sát với thực tế. Từ đó, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc về yêu cầu, mục tiêu xây
dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đầu
tư đúng mức thời gian để tập trung vào công tác xây dựng TCCSĐ về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Một số cấp ủy cơ sở chưa đặt đúng mức việc chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, văn hóa; chưa chú trọng nhân rộng điển hình tiên tiến; chưa đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; chưa quan tâm đầu tư đúng mức đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Có lúc, có nơi còn buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời uốn nắn những thiếu sót của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cơ quan Tỉnh ủy và các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; chưa chủ động giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề phát sinh ở cơ sở. Tính chiến đấu, vai trò tiền phong gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn chưa cao.
Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong xây dựng TCCSĐ ở cấp xã, phường, thị trấn chưa theo kịp yêu cầu mới. Một số cấp ủy chưa quan tâm đến đúng mức công tác đảng viên, còn thiếu đề án, kế
hoạch, giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong điều kiện mới. Công tác kết nạp đảng viên mới chưa bám vào phương
châm, phương hướng để
tạo nguồn để
phát triển đảng.
Một số
cán bộ,
đảng viên chưa thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống. Trình độ nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận
cán bộ
ở xã, phường, thị trấn
chưa đáp ứng yêu cầu vị trí công tác. Chưa
phát huy được đầy đủ vai trò của Nhân dân thông qua các tổ chức của HTCT ở xã, phường, thị trấn tham gia xây dựng TCCSĐ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 2015)
4.2.1. Chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng đặc biệt
trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
chăm lo đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên, Người
khẳng định: “Giáo dục chính trị, tư tưởng là một điều rất quan trọng” [92, tr.
74]. Do đó, “Các cấp ủy phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đảng
viên. Từ nay trở đi công tác giáo dục đảng viên phải là một điều quan trọng trong chương trình công tác của cấp ủy. Phải bồi dưỡng giảng viên lý luận cho các chi bộ. Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình” [93, tr. 117].
Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng luôn
có nhiều tìm tòi
đổi mới
nội dung,
phương thức hoạt động
công tác giáo dục lý luận chính trị, tư
tưởng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đấu tranh bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng. Thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng góp phần xây dựng
TCCSĐ thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo xã, phường, thị trấn thực hiện thành công sự lãnh đạo của Đảng.
Thực tiễn quá trình xây dựng TCCSĐ ở
xã, phường, thị
trấn trong
những năm 2005 2015, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Do đó, đến năm 2015 tỷ lệ đảng bộ, chi bộ trong sạch và vững mạnh và đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng lên; tỷ lệ TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn yếu kém chỉ còn 0,73%, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động.
Do làm tốt công tác giáo dục chính trị tư
tưởng của Đảng bộ
tỉnh
Thanh Hóa đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tạo sự thống nhất
về tư tưởng và hành hành động. Theo đó, công tác đánh giá chất lượng
TCCSĐ và đảng viên ở xã, phường, thị trấn hàng năm được cấp ủy các chi bộ triển khai thực hiện đúng nguyên tắc và hướng dẫn của cấp trên; Phong trào thi đua xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh được các cấp ủy phát động hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu đăng ký, các cấp ủy đảng đặt ra mục tiêu phấn đấu, do đó chất lượng TCCSĐ ngày càng được nâng lên. Từ năm 2010 đến năm 2015 có trên 31.776 cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng chính trị, thông tin, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết và chuyên đề thời sự [Phụ lục 20].
Để làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên
ở xã, phường, thị trấn kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cho thấy:
Thứ nhất, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải bám sát thực tiễn, đánh giá sát đúng, định hướng và dự báo chính xác, khoa học.
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; thực tiễn cho thấy, trong những năm 2005 2015 vẫn còn một số TCCSĐ ở
xã, phường thị trấn có nhận thức chưa thống nhất về vị trí, vai trò của công
tác này. Chính vì vậy, dẫn đến sự
phối hợp của cán bộ
tuyên giáo ở
xã,
phường, thị trấn và đoàn thể địa phương chưa thường xuyên, liên tục, có lúc,
có nơi thiếu chủ
động, chưa chặt chẽ
nên công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng còn hạn chế, chưa tạo được sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện hiệu quả một số chủ trương, nhiệm vụ lớn của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã đề ra. Mặt khác, công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội có lúc chưa kịp thời ở một số TCCSĐ; chưa phân tích, dự báo xu hướng, chưa gắn đánh giá với định hướng phương hướng giáo dục chính trị, tư tưởng sát, đúng, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xử lý những vấn đề phức tạp, vấn đề mới phát sinh từ cơ sở.
Những vướng mắc về tư tưởng bắt nguồn từ nhận thức, hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tác động đến quyền lợi, tư tưởng một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân. Thực tiễn cho thấy, trước những bức xúc về tư tưởng, dù cấp độ phức tạp đến đâu nếu thông tin kịp thời, chính xác và định hướng tốt thì sự
việc sẽ
được giải quyết, bức xúc sẽ
được giải tỏa. Ngược lại, dù sự
việc
không quá phức tạp nhưng thông tin không kịp thời, nhất quán, định hướng dư luận không tốt thì sự việc dễ trở lên phức tạp làm nóng lên bởi nhiều yếu tố trái chiều. Do đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải bám sát thực tiễn, có tính dự báo cao, định hướng, nắm chắc tình hình để giải quyết dứt điểm
những vướng mắc về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Có như
vậy, TCCSĐ các cấp mới gắn bó mật thiết và phục vụ thực tiễn thiết thực, hiệu quả.
Hai là, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết của Đảng theo tinh thần đúng người, đúng việc.
Học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vừa là trách nhiệm và quyền lợi của đảng viên. Đây là khâu đầu tiên, quan trọng nhất nhằm tạo sự thống nhất trong Đảng; là cơ sở đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi các chủ trương mà Nghị quyết đề ra. Theo đó, việc xây dựng, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong những năm 2005 2015 công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa “đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội
trong toàn Tỉnh” [158, tr. 1]; có được kết quả
trên do các tổ
chức Đảng,
TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới trong công tác quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng các cấp. Các TCCSĐ chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức nghiên cứu, học tập nghị quyết, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai các nghị quyết. Một số TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến kịp thời, sâu rộng nghị quyết các cấp trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đội ngũ làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được kiện toàn từ Tỉnh đến cơ sở và có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục.
Bên cạnh đó, “một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức việc nắm tình hình tư tưởng và giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên. Hoạt động của ban tuyên giáo đảng ủy cấp xã, phường, thị trấn chưa đáp ứng yêu cầu” [51, tr. 49]; chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, hiệu quả học tập Nghị
quyết, có biểu hiện làm cho xong; công tác triển khai học tập nghị quyết
thường mang tính khuôn mẫu, thiếu sáng tạo. Việc học tập nghị quyết của Đảng chủ yếu mới dừng lại ở khâu báo cáo những nội dung nghị quyết, chưa