thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối mùa đông thì ẩm ướt; mùa hạ thì nóng ẩm, nhiều mưa, bão. Thời tiết hàng năm chia làm 4 mùa khá rõ là Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC và có sự chênh lệch không nhiều giữa các vùng (hơn kém nhau từ 0,3-0,4oC. Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh đạt từ 1.860 - 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của Tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 127 ngày mưa. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91% tổng lượng mưa trong năm. Với khí hậu như thế đã tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp đã tạo nên sự đa dạng của du lịch tỉnh Ninh Bình.
+ Về thủy văn:
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông.
Ninh Bình có nhiều hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang, hồ Đầm Cút, đầm Vân Long... Với điều kiện thủy văn như vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch trên thuyền thưởng ngoạn cảnh vật hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ, du lịch nghỉ dưỡng…
+ Về hệ động, thực vật.
Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40-50m), phong phú về thành phần loài. Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Miến Điện tới. Một số loài thực vật điển hình là chò xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê (brassaiopsis cucphalobgensis thuộc họ Araliacsae), cây chân chim (Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae).
Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú. Hiện đã phát hiện được 233 loài động vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta. Du khách đến với vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó còn phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học. Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 1
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 2
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 4
- Đường Lối Chính Sách Phát Triển Du Lịch Của Đảng Và Nhà Nước Trong Thời Kỳ Đổi Mới (1986 - 2008)
- Thực Trạng Ngành Kinh Tế Du Lịch Ninh Bình Trước Những Năm Tái Lập Tỉnh (1976 - 1992)
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
+ Về đất đai:
Tỉnh Ninh Bình có 80.400 ha diện tích đất tự nhiên. Tron đó diện tích đất nông nghiệp là 39.340 ha, chiếm 48,93%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là
19.074 ha, chiếm 23,72 %; diện tích đất chuyên dùng là 9.085 ha, chiếm 11,3%; diện tích đất ở là 5.018 ha, chiếm 6,24%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá chiếm 23,30%. Các nhà nông học và thổ nhưỡng học phân chia đất đai Ninh Bình thành 19 loại, gộp thành 5 nhóm cơ bản, trong đó nhóm đất phù sa có diện tích 74.529,8ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh [72].
+ Tài nguyên khoáng sản:
Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng như:
Đá vôi: đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hòa Bình qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận Biển Đông dài hơn 40 km; diện tích trên 1,2 vạn ha, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi, chất lượng tốt làm nguyên liệu vật liệu xây dựng, trước hết là xi măng và một số hóa chất khác.
Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình, thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành đúc, đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sản xuất gạch công suất 20-50 triệu viên/năm, khai thác ổn định trong vài chục năm.
Tài nguyên nước khoáng: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 - 54OC, có thể khai thác đưa vào tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước khoáng Cúc Phương
dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành phần magiêbicarbonat cao.
Tài nguyên than bùn: có trữ lượng nhỏ (khoảng 2 triệu tấn), phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp)... dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ phát triển nền nông nghiệp.
Một số khoáng sản khác như: cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng, gạch ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ven vùng đồi núi thấp ven thị xã Tam Điệp, Gia Viễn.
Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thuỷ điện Hoà Bình; Nhiệt điện Phả Lại... giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh.
* Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội.
+ Đặc điểm dân cư, dân tộc.
Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số Ninh Bình là 936.262 người, trong đó nam giới 447.908 người, nữ giới 488.354 người. Mật độ dân số 674 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 8,68% [71].
Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh đa số là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Ngoài ra các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao... Các dân tộc ít người khác sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Ninh Bình còn là vùng quê có vốn ca nhạc cổ truyền nằm trong những sinh hoạt ca nhạc cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những dịp làng quê mở hội truyền thống, cùng với các đám rước, có múa rồng, múa lân, múa sư tử, đánh đu, đấu vật, chọi gà… Nhiều thể loại ca hát - diễn xướng dân gian cùng với nhiều lễ hội cổ truyền mang đậm sắc thái văn hóa cư dân lúa nước đồng bằng Bắc Bộ. Đây chính là điểm thu hút khách du lịch khi đến với Ninh Bình.
+ Tình hình kinh tế - xã hội.
Về tốc độ tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong thời gian qua, nhất là từ khi tái lập (1992) đến nay, dười sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, nhân dân Ninh Bình đã hòa nhập với công cuộc đổi mới chung của cả nước, đã nỗ lực phấn đấu vươn lên giành những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1992-2000 đạt 10,4%/năm, (cả nước 7,7%/năm), giai đoạn 2000-2006 là 11,9%/năm, năm 2006 đạt 12,6%/ năm [72]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.
Thu nhập bình quân trên đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42 triệu đồng, tăng 12,5 lần. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ đồng, năm 2006 đạt 878 tỷ đồng. tăng 35,98 lần.
Về nông nghiệp.
Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%). Năm 1991, tổng sản lượng lương thực đạt 19,4 vạn tấn, đạt giá trị 676 tỷ đồng và đến năm 2006 sản lượng lương thực tăng đạt 48,4 vạn tấn với giá trị 1.821 tỷ đồng
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại và chuyển hóa cơ cấu sản xuất theo hướng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián Khẩu.... Tỉnh Ninh Bình ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren, cói, chế tác đá mỹ nghệ; đồng thời
hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư chuyển giao công nghệ mới, đầu tư sản xuất mặt hàng mới, sản xuất từ nguồn nguyên liệu của địa phương và thực hiện sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường
Về về văn hóa - xã hội.
Giáo dục và đào tạo: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ tháng 12/ 2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; có 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non, 106 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh có 233 trường đạt chuẩn quốc gia.
Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe: Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; có 49,7% trạm y tế có bác sỹ. Hiện nay toàn tỉnh có 126/146 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Có 10 bệnh viện đa khoa, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trạm điều dưỡng và 145 trạm y tế xã phường. Tổng số giường bệnh là 2.045 giường. Đến hết năm 2006, tổng số cán bộ y tế ở Ninh Bình là 2.014 người, trong đó có 568 bác sỹ đại học và trên đại học, 43 dược sỹ cao cấp; 1.622 cán bộ y tế thôn bản. Về cơ bản đã hình thành hệ thống y tế từ cấp tỉnh đến huyện và xã, bước đầu đáp ứng yêu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Lao động và việc làm: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhất là đối với khu vực nông thôn, khu vực bị thu hồi đất và 23 xã nghèo trọng điểm. Tính đến 31/12/2006 có 473,214 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân trong tỉnh. Người dân Ninh Bình có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như thêu ren, sản xuất các sản phẩm cói, chế tác đá mỹ nghệ. Nếu có chính sách khuyến khích thích hợp và được tổ chức tốt, đầu tư phát triển sản xuất thì những ngành này có thể đem lại nguồn thu lớn và thu hút một khối
lượng lao động đáng kể trên địa bàn và góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của tỉnh.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: được giữ vững và ổn định; hệ thống Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể nhân dân tiếp tục được xây dựng và hoạt động có hiệu quả.
Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động du lịch, tạo đà thuận lợi cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
1.2.2. Những lợi thế và tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch của tỉnh Ninh Bình
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt. Ninh Bình là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc và trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 miền Nam - Bắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữ đồng bằng và vùng núi, nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho tỉnh một địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đã từ lâu Ninh Bình được biết đến là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng, quần thể hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Thái với cảnh quan đặc sắc và tính đa dạng sinh học cao… Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan…
* Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An.
Tràng An là một khu danh thắng gồm các hồ nước được tạo bởi hệ thống dãy núi đá vôi có cảnh quan ngoạn mục, nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên,
huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên 1.961 ha, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Sau khi du khách dâng hương tưởng niệm tại hai đền vua Đinh và vua Lê, đến bến thuyền sông Sào Khê, từ đây những chiếc thuyền nan lướt nhẹ trên mặt nước qua xuyên thuỷ động sẽ đưa du khách vào thăm quần thể hang động Tràng An.
Trong quần thể xuyên thuỷ động Tràng An có đến gần 30 thung. Thung rộng nhất là thung Đền Trần (241.600 m2), thung nhỏ nhất là thung Sáng (15.400 m2). Mỗi thung là một bức tranh thuỷ mặc khác nhau về núi và nước. Các hang xuyên thuỷ dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du khách ngỡ ngàng. Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Tất cả dường như hoà quyện vào nhau tạo nên một không gian kỳ thú. Với 48 hang xuyên thuỷ động, tổng chiều dài là 12.226 m, đây là quần thể hang động có một không hai ở Việt Nam. Du khách vừa được thưởng ngoạn sự hùng vĩ của non nước, vừa thả hồn vào thiên nhiên kỳ thú.
Núi chùa Bái Đính.
Trong những năm gần đây Ninh Bình đã khảng định được vị thế là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Cùng với Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu núi chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, Gia Viễn) nằm trong Khu du lịch Tràng An đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Du khách đi thăm quan núi Bái Đính không chỉ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn khám phá thiên nhiên, tìm thấy sự đồng cảm, sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, từ đó nâng tâm hồn con người thêm phong phú.
Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích khoảng gần 150.000m2. Toàn bộ diện tích khu núi chùa được phân chia thành 3 khu vực, thiết kế cảnh quan tôn trọng địa hình tự nhiên, tận dụng tối đa lợi thế về địa hình; đảm bảo cảnh quan kiến trúc khu tâm linh, cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Với những gì thiên tạo, núi chùa Bái Đính là một
khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để trở thành một khu du lịch văn hoá tâm linh, tín ngưỡng tầm cỡ. Khu núi chùa Bái Đính đang được quy hoạch và xây dựng đồng bộ sẽ là một điểm nhấn của Ninh Bình để thu hút du khách thập phương về đây tìm hiểu lịch sử của đất Cố đô, hiểu thêm về văn hoá tâm linh, về các truyền thuyết Phật học.
Chùa ở vị trí đẹp, sơn thuỷ hữu tình với năm cái nhất: Chùa lớn nhất, tượng to nhất (100 tấn đồng), nhiều tượng nhất (500 pho tượng La Hán), chuông to nhất, giếng ngọc lớn nhất. Trong tương lai nơi đây còn là công viên văn hoá và Học viện phật giáo. Đây thể hiện tính độc đáo hiếm có của một khu du lịch văn hoá tâm linh, là một trong những điểm nhấn của khu du lịch sinh thái Tràng An. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dáng vẻ cổ kính, lâu đời và sự hoành tráng, đồ sộ của hai ngôi chùa trong một không gian văn hóa tâm linh đã đem đến cho Bái Đính một sức bật để trong tương lai không xa, nơi đây là một trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
* Tam Cốc- Bích Động.
Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể di tích - danh thắng nằm trên địa phận xã Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh Bình) có diện tích 350,3 ha. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, vào ra mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Đến đình Các ở thôn Văn Lâm, ra bến sông Ngô Đồng - con đường thủy dẫn vào Tam Cốc. Ngồi trên những chiếc thuyền nan, theo nhịp mái chèo lướt nhẹ trên sông Ngô Đồng, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh của những cánh đồng lúa trải dọc hai bờ sông Ngô Đồng. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km, có nghĩa là "động xanh". Đây là một trong những thắng cảnh được người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhị động" tức