động đẹp thứ nhì trời Nam. Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15m. Bích Động khá rộng với nhiều nhũ đá mang các hình dáng đa dạng. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng. Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.
Tam Cốc - Bích Động từ lâu đã được du khách biết đến, là sự kết hợp của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn một cách hài hòa. đây là quần thể di tích - danh thắng nổi tiếng của Ninh Bình cũng như của Việt Nam.
* Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan).
Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có tổng diện tích là
22.200 ha. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa lịch sử, từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử.
Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7ºC. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Trong vườn có suối nước nóng 38ºC, hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây Chò Xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m, cây Chò Chỉ cao 70m, đường kính 1,5m, cây sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 1,5m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương quanh năm. Hệ động thực vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Hiện nay,
vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước.
* Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 1
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 2
- Những Lợi Thế Và Tiềm Năng Phát Triển Tài Nguyên Du Lịch Của Tỉnh Ninh Bình
- Đường Lối Chính Sách Phát Triển Du Lịch Của Đảng Và Nhà Nước Trong Thời Kỳ Đổi Mới (1986 - 2008)
- Thực Trạng Ngành Kinh Tế Du Lịch Ninh Bình Trước Những Năm Tái Lập Tỉnh (1976 - 1992)
- Quá Trình Lãnh Đạo Phát Triển Ngành Kinh Tế Du Lịch Của Đảng Bộ Tỉnh Ninh Bình Từ (1992 - 2008)
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Vân Long là miền đất huyền thoại, một vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ. Non nước Vân Long có diện tích khoảng 3.000 ha, nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Cách thành phố Ninh Bình gần 20km về phía Bắc. Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh không quá 0,5m.
Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt có loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996): kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán. Về động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm như: Voọc quần đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ... trong đó có những loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè. Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm, hiện còn rất ít ở Việt Nam. Cà cuống sống được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của không gian cảnh quan xung quanh. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ, mặt nước ở đây nước không có màu xanh của biển, mà trong vắt hiện rõ nét những lớp rong rêu dưới đáy.
Non nước Vân Long là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là nơi nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam. Non nước Vân Long chính là nơi du lịch sinh thái rất tốt, cũng sẽ là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.
Động Hoa Lư.
Động Hoa Lư còn gọi là Thung Lau, thuộc thôn Mai Phương xã Gia Hưng huyện Gia Viễn. Đây là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Khi theo mẹ về quê, lúc đầu ở cạnh đền Sơn Thần (Gia Thủy, Nho Quan gần đó) Đinh Bộ Lĩnh đã cùng trẻ chăn trâu lấy hoa lau làm cơ tập trận cờ lau tại động Hoa Lư.
Động Hoa Lư là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cách Cố đô Hoa Lư khoảng 15km và thành phố Ninh Bình 20km đường bộ về phía Bắc. Tuy được gọi là động nhưng di tích này là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu nằm lộ thiên được bao bọc bởi các ngọn núi vòng cung. Dưới chân các dãy núi và trên sườn núi có nhiều cụm cây lau, đến mùa hoa nở trắng xóa. Vì vậy động còn có tên là Thung Lau. Bốn bề động Hoa Lư được núi đá bao quanh vô cùng kiên cố, chỉ có một lối vào duy nhất là một quèn nhỏ cao khoảng 30m. Bao bên ngoài động là Đầm Cút, dài khoảng 3 km rộng 500m, như con hào thiên nhiên chắn giữ. Chính giữa động có một ngôi đền nhỏ thờ vua Đinh Tiên Hoàng, ngôi đền dựng theo kiểu ống muống (nhà dọc) hai gian phía trước có ba chữ Hán “Vọng Như Vân”. Gian ngoài là Tiền đường, gian trong rộng hơn làm Hậu cung có sàn gỗ treo cao cung trên để tượng vua Đinh Tiên Hoàng sơn son thếp vàng ngồi trong ngai. Cung dưới thấp hơn đặt tượng thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Động Địch Lộng.
Địch Lộng (nghĩa thường là tiếng sáo thổi) là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Ninh Bình. Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Động Địch Lộng còn có tên khác là động Nham Sơn. Trong động có một nhũ đá giống tượng Phật nên đã lập bàn thờ Phật ở đây. Đến năm 1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật. Trong động được thờ nhiều tượng Phật, tượng La hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá. Đặc biệt có hai tượng Phật được tạc bằng đá xanh nguyên khối rất đẹp.
Động gồm có ba hang nối liền nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng. Bước vào hang sáng, nhiều du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hình tượng Phật, voi quỳ, ngựa phục… do nhũ đá tạo thành. Đặc biệt, ở đây còn có “cổng trời” dài khoảng 50m, gió luôn thốc nhẹ vào hang nghe
vi vu như tiếng sáo thổi. Hang Tối dài và rộng hơn hang Sáng, được chia thành 3 ngăn. Nhũ đá ở đây muôn hình muôn vẻ như hình voi uống nước chum, hùm uống nước vại, khỉ cõng con, bà lão bán thuốc, cây tiền, cây vàng, cây bạc… và đặc biệt chúng luôn thay đổi màu sắc theo ánh sáng gợi cảm giác huyền ảo, nửa hư nửa thực. Khi thử gõ vào vách hang, ghé sát tai sẽ nghe thấy những âm thanh như tiếng chuông, tiếng đàn lảnh lót... Trong cảnh tranh sáng tranh tối hòa không khí man mác của hang động, du khách lắng nghe tiếng vi vu của gió, tiếng chin chít của đàn dơi trong động thấy như bao mệt nhọc đều tan biến, tâm hồn trở nên thanh tịnh.
Nếu như vua Tự Đức ban tặng Hương Tích là Nam thiên đệ nhất động, chúa Trịnh Sâm ban tặng Bích Động là "Nam thiên đệ nhị động" thì Địch Lộng cũng được vua Minh Mạng ban tặng là “Nam thiên đệ tam động”, có nghĩa động đẹp thứ ba ở trời Nam.
Núi Dục Thúy (núi Non Nước).
Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên ngã ba sông Đáy và sông Vân là núi Dục Thúy (hay còn gọi là núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thủy hữu tỉnh ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình. Núi cao khoảng gần 70m, đỉnh tương đối bằng phẳng. Thế núi như muốn nhô ra để soi trọn mình trên dòng sông Đáy, tạo thành một mái hiên hình vòm cuốn, đổ bóng che rợp một khoảng sông có chiều dài gần 50m. Núi còn có một số tên gọi khác như Băng Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Sơn Thủy, Hộ Thành Sơn, Thanh Hoa Ngoại Trấn Sơn, Trấn Hải Đài, Dục Thúy Sơn Hải Khẩu...
Từ thời Trần, Trương Hán Siêu đã sớm phát hiện và ca ngợi núi Dục Thúy, ông còn cho xây dựng Nghênh Phong các trên đỉnh núi để đón gió, đợi trăng, ngắm cảnh mộng mơ của trời mây non nước và bình thơ. Không một ngọn núi nào trên đất nước Việt Nam có nhiều bài thơ khắc trên như ở núi Dục Thúy. Nơi đây lưu giữ nhiều dấu ấn của các vua chúa qua nhiều triều đại đã đến thăm cảnh và vịnh thơ, khắc thơ trên núi. Núi được khắc khoảng 40 bài thơ trong 7 thế kỷ qua, vì thế núi còn có tên là Núi Thơ. Đó chính là những bức thông điệp văn
học vô giá - trường tồn cho các thế hệ mai sau. Bất luận thời gian, trải qua bao năm tháng những bài thơ chữ Hán, chữ Nôm khắc trên các vách núi vẫn chưa mờ như những bức điêu khắc tạo hình hoàn chỉnh cho cái đẹp của núi. Núi Dục Thúy là tài nguyên du lịch phức hợp tự nhiên và nhân văn của Ninh Bình.
Suối nước nóng Kênh Gà.
Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Núi Kênh Gà trông xa như hình một con lạc đà đang đi, nơi đây có một nguồn nước suối nóng mặn, vì thế suối có tên là Kênh Gà. Dòng nước từ trong núi chảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng. Mạch nước này có từ lâu lắm, nhưng đến năm 1940 người Pháp mới biết tới và bắt đầu nghiên cứu và đưa vào khai thác.
Nước khoáng Kênh gà chứa nhiều muối natriclorua, kaliclorua, canxi, magieeclorua và muối Bicacbonat, nước không màu, trong, nhiệt độ ổn định cho quanh năm là 53ºC, mỗi giờ nguồn nước chảy ra khoảng 5.000m2. Nước khoáng Kênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa... Nước suối Kênh Gà uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ, và dùng để bào chế thành huyết thanh tiêm tĩnh mạch... Nước khoáng Kênh Gà là một trong số rất ít mỏ nước khoáng lộ thiên ở nước ta có giá trị to lớn trong y học để phòng và chữa bệnh.
Suối nước nóng Kênh Gà nằm cách biệt với khu dân cư, cảnh quan nơi đây còn rất hoang sơ nên vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên. Nước khoáng Kênh Gà hiện nay còn được sử lý, đóng chai để cung cấp thêm nguồn nước khoáng cho du khách Nơi đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu du lịch nghĩ dưỡng cuối tuần.
Hồ Đồng Chương.
Một hồ nước rộng trong veo, màu ngọc bích, nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan, có tên là Đồng Chương. Buổi sáng xương mù phủ kín mặt hồ như khói sóng huyền ảo. Xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng điệp vây phủ lấy mặt hồ làm cho nước hồ đã xanh lại càng thêm xanh. Ngồi thuyền, nhìn lên xung quanh là bạt ngàn đồi thông xanh
ngút, dưới thuyền là mặt nước mênh mông trong vắt in đậm những đám mây trời trôi theo. Gió thổi nhè nhẹ, tất cả hoà nhập tạo thành bức tranh thuỷ mạc thiên nhiên đã kéo về giữa muôn trùng hoa lá của đồi thông. Gần hồ có thác Ba Tua, và dòng Chín Suối. Thêm điều đặc biệt và độc đáo ở đây là khi ngồi thuyền ngắm cảnh xong, du khách lại tiếp tục cuộc thăm thú mới: Leo đồi để xem Ao Trời. Cứ theo đồi thông xanh biếc, du khách lên tận đỉnh sẽ thấy một hồ nước trên cao gọi là Ao Trời cũng trong xanh, tuy nhỏ nhưng không lúc nào cạn nước. Đó là điều kỳ lạ mà tạo hoá đã dành riêng cho nơi đây. Du khách đến đây sẽ thấy được vẻ đẹp hòa quyện của thiên nhiên và con người nơi đây, vì thế Đồng Chương được ví như “Đà Lạt” của Ninh Bình.
Ngoài các điểm danh lam thắng cảnh trên, Ninh Bình còn có nhiều vùng cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động karst nằm trải dài dọc theo lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong những năm tới.
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bẳn sắc văn hóa hết sức đa dạng của nhân dân Ninh Bình và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
* Nhóm các di tích lịch sử - văn hóa. Cố đô Hoa Lư.
Là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng 400ha. Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử. Nơi đây là kinh đô đầu tiên
của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lư là kinh đô. Kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm (từ năm 968 đến năm 1009) trong đó 12 năm là triều đại nhà Đinh và 29 năm kế tiếp là triều đại nhà Tiền Lê (người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lê Đại Hành). Trước khi rời đô về kinh thành Thăng Long, Lý Công Uẩn lên ngôi vua tại Hoa Lư, lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ. Kinh đô Hoa Lư với những núi đồi trùng điệp xung quanh vòng đai như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Hoa Lư Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự. Khu thành Hoa Lư rộng đến 300ha, thành gồm hai khu là khu trong và khu ngoài, thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở. Các triều đại cũ đã sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và hệ thống sông hào làm thành quách để xây cung điện. Đến năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, từ đó kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Cố đô Hoa Lư là một kiến trúc hài hòa giữa nhân tạo và thiên tạo.
Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng có diện tích khoảng 5ha được xây dựng vào thế kỷ 17, theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Lớp ngoài là Ngọ môn quan có 3 gian lợp ngói, lớp thứ hai là Nghi môn với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Đi vài chục mét hết con đường chính, qua hai cột trụ lớn, khách sẽ đến sân rồng xưa… Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối tinh xảo.
Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh với những kiểu kiến trúc truyền thống. Đi hết toà Thiêu hương du khách bước vào chính cung 5 gian. Gian giữa thờ tượng vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa. Gian bên phải thờ tượng Đinh Hạng Lang (ngoài),
Đinh Toàn (trong) đều quay mặt về phía Bắc, là hai con thứ của vua Đinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Đinh Tiên Hoàng. Tượng các con vua đều tạc bằng gỗ mít, được sơn son thếp vàng, đặt trên các bệ đá xanh nguyên khối.
Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Đền vua Đinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.
Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
Đền thờ vua Lê Đại Hành cách đền vua Đinh chừng 300m. Đền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Đền có qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh. Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay.
Theo đường chính đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ “Phượng ấp”, bên trái là hòn non bộ “Long Mã”. Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá. Đền có ba toà: toà ngoài là Bái đường; toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng (người có công với vua Lê Đại Hành) và Chính cung nơi đặt tượng vua Lê Đại Hành (gian giữa), tượng hoàng hậu Dương Vân Nga (bên trái) và tượng Lê Long Đĩnh con thứ 5 của vua Lê (bên phải). Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ X của dân tộc.
Chùa Bích Động (thôn Đam Khê trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư). Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên sườn núi Bích Động. Điều độc đáo là chùa được xây cất ở sườn núi cao, dựa vào thế núi.