Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 21


Thứ ba, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, được cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hưởng ứng tích cực.

Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, đồng thời chỉ ra cho nông dân địa phương con đường làm giàu trên mảnh đất của chính họ. Nó đã “đánh thức” và phát huy tiềm năng về tự nhiên và con người của Đà Lạt ­ Lâm Đồng. Với niềm tự hào với truyền thống nghề làm vườn, sự chăm chỉ, sáng tạo trong lao động và tư duy “táo bạo” của người nông dân Lâm Đồng dưới sự tận tâm hướng dẫn của đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học đã từng bước thay đổi tư duy và cách thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với đó, hệ thống chính quyền các cấp đã kịp thời ban hành các quy định, hỗ trợ về thể chế và ưu đãi về tài chính, kỹ thuật, xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ

nông dân đầu tư

sản xuất theo hướng công nghệ

cao; kịp thời tháo gỡ

những vướng mắc, khó khăn trong đầu tư phát triển. Nhờ thế, chương trình

nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao đã được quán triệt sâu rộng trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

toàn hệ thống chính trị; các ban ngành, tổ chức đoàn thể các cấp bước đầu

đã phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, chương trình đã

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 21

được cộng đồng doanh nghiệp và hộ nông dân hưởng ứng tích cực, trong đó có cả đồng bào các dân tộc thiểu số.

4.1.2. Hạn chế

Một là, công tác quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của một số cấp ủy có thời điểm còn hạn chế

Trong những năm 2004 ­ 2006, mặc dù Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định chương trình trọng tâm từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 2003), UBND tỉnh đã ban hành chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công

nghệ

cao vào năm 2004 nhưng Đảng bộ

các địa phương chưa xây dựng

chương trình hành động hay kế hoạch thực hiện Chương trình. Chỉ đến năm


2006, sau khi có chủ trương của Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, các huyện, thành phố trực thuộc mới xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo đột phá phát triển KT­XH trong những năm 2006 ­ 2010 của địa phương mình. Bước sang giai đoạn 2010 ­ 2015, mặc dù Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, song một số cấp ủy, chính quyền địa phương không ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị

quyết 05­NQ/TU của Tỉnh

ủy. Mặt khác, trong công tác tổ

chức, Đảng bộ

chưa phân công trách nhiệm của Ban Thường vụ, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy các cấp đối với lãnh đạo chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể, Đảng bộ chưa thành lập Ban chỉ đạo Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở cấp tỉnh và cấp cơ sở (chỉ có Sở NN&PTNT thành lập Tổ chỉ đạo). Vì thế, chưa phát huy hết vai trò của các tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hai là, công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mặt còn hạn chế

Công tác xây dựng và triển khai quy hoạch còn chậm, thiếu quy hoạch chi tiết đã làm ảnh hưởng đến việc tổ chức phát triển sản xuất:

Mặc dù trên địa bàn Tỉnh đã được quy hoạch sản xuất các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng công nghệ cao, song các quy hoạch

được triển khai thực hiện còn chậm so với yêu cầu tiến độ đã được phê

duyệt. Cụ thể theo Quyết định số 1691/QĐ­UBND về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05­NQ/TU, Tỉnh đã xác định tiến độ hoàn thành phê duyệt các quy hoạch vùng sản rau, hoa, cây đặc sản; chè; cá nước lạnh và bò sữa

cà phê; lúa công nghệ cao trong khoảng cuối năm 2011 đến quý II năm


2012, song hầu hết các quy hoạch đều không đảm bảo tiến độ (quy hoạch chè, rau được phê duyệt năm 2013; lúa được phê duyệt năm 2014; cà phê được phê duyệt năm 2015). Điều đó, đã gây khó khăn cho các địa phương và các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong quá trình định hướng

sản xuất và triển khai thực hiện. Các quy hoạch chủ yếu xác định công

nghệ ứng dụng và địa bàn sản xuất các cây trồng, vật nuôi mà thiếu quy hoạch chi tiết từng loại sản phẩm nông nghiệp đối với từng đối tượng cây trồng trên từng địa bàn. Tỉnh đã tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất tập trung chuyên canh rau, hoa, song sản phẩm các loại rau, hoa và định hướng thị trường đầu ra lại do chủ thể hộ nông dân và các doanh nghiệp tự quyết định. Điều đó dẫn đến tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp và chứa đựng nhiều rủi ro do sự biến động của thị trường. Mặt khác, một số quy hoạch được lồng ghép với thực hiện một số đề án, dự án khác trong lĩnh vực nông nghiệp nên nội dung các quy hoạch chưa thể hiện được tính đồng bộ trong sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao theo chuỗi giá trị.

Ngoài quy hoạch các vùng chuyên canh, công tác quy hoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù

chủ

trương quy hoạch khu nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao đã xác

định từ những ngày đầu thực hiện Chương trình, coi đây là nội dung trọng tâm của chương trình trọng tâm, song quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Tên gọi đã liên tục được chuyển đổi từ trung tâm nông nghiệp hiện

đại mang tính ứng dụng sang khu sản xuất, nghiên cứu, trình diễn tổng

hợp; từ tập trung lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao điều chỉnh kết hợp cả CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sự điều chỉnh đó đã thể hiện tính sáng tạo trong việc huy động nguồn vốn (lĩnh vực nông nghiệp và KH­CN) để đầu tư xây dựng, song điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong định hướng đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công


nghệ cao. Vì thế, đến năm 2015, dự án vẫn chỉ mới dừng lại ở thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng mà chưa đi vào sản xuất kinh doanh.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chậm được mở rộng đối tượng cây trồng, vật nuôi và chưa tạo sự đột phá phát triển đối với các huyện nghèo trong tỉnh:

Chương trình nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao mới triển khai

thực hiện đối với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như rau, hoa, chè, cà phê, bò sữa, cá nước lạnh. Đây đều là những mặt hàng nông sản mà Lâm Đồng có lợi thế so sánh với các địa phương khác nhờ yếu tố địa hình, thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương. Các đối tượng được đưa vào áp dụng chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

tập trung chủ yếu ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi cho phát triển

kinh tế, bao gồm Đà Lạt và các huyện phụ cận, các huyện nằm dọc quốc lộ 20. Tuy vậy, ở một số địa phương có điều kiện không phù hợp với các đối tượng cây trồng, vật nuôi trên và có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông), quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó, chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn chưa thực sự tạo nên bước phát triển đột phá về KT­XH của các địa phương này.

Ba là, kết quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn nhiều yếu tố chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương

Ruộng đất manh mún, nhỏ

lẻ, thiếu nguồn vốn để

đầu tư, mở

rộng

sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi diện tích sản xuất đủ lớn để thuận lợi trong quá trình ứng dụng KH­KT vào sản xuất. Song, diện


tích đất canh tác ở Lâm Đồng chủ yếu vẫn thuộc sở hữu của các hộ nông dân với 92% hộ canh tác độc lập, diện tích canh tác bình quân đạt 0,4 ha/hộ. Vì thế, một số doanh nghiệp muốn đầu tư, mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhưng địa phương không quy hoạch được quỹ đất. Mặt khác, diện tích canh tác manh mún, nhỏ lẻ nên khó khăn trong ứng dụng công nghệ, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây bất lợi trong cạnh tranh giá cả với nông sản Trung Quốc và Úc (bình quân 10 ha/hộ). Ví dụ cà rốt là sản phẩm mà tỉnh Lâm Đồng có thế mạnh nhưng chi phí sản xuất 1 kg cà rốt ở Lâm Đồng là 7.100 đồng, trong khi ở Úc là 4.900 đồng, Trung Quốc chỉ là 4.200 đồng [202, tr.44].

Bên cạnh đất đai, sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao ở

Lâm Đồng còn nhiều khó khăn trong huy động vốn. Sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn với độ rủi ro

cao, song với tiềm lực kinh tế của các hộ nông dân ở Lâm Đồng không cho phép đầu tư đồng bộ các công nghệ hiện đại trong các khâu sản xuất. Mặc dù, Tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm kết nối doanh nghiệp, HTX, nông dân với tổ chức tín dụng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, lồng ghép, huy động vốn từ nhiều chương trình, song kết quả của các chính sách đó chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp theo

hướng công nghệ

cao. Mặt khác, để

vay vốn đầu tư, nông dân chỉ

có tài

sản đất làm thế chấp vay vốn, trong khi tài sản trên đất (nhà kính, nhà lưới, máy móc, thiết bị) lại không được các tổ chức tín dụng định giá tài sản thế chấp. Sự khó khăn trong huy động vốn là rào cản không nhỏ, kìm hãm quá trình đẩy mạnh, mở rộng sản xuất của các hộ nông dân ở Lâm Đồng.

Thị trường thiếu ổn định, liên kết 4 nhà đạt kết quả chưa cao:


Hơn 80% nông sản ở Lâm Đồng được phân phối gián tiếp qua thương lái và chợ truyền thống. Trải qua nhiều khâu trung gian phân phối đã làm hao hụt sản lượng và chất lượng nông sản, nhất là rau, hoa, đồng thời đẩy giá nông sản từ trang trại đến nơi bán lẻ cao gấp 2 ­ 3 lần. Phân phối theo

hợp đồng tiêu thụ của các siêu thị chủ yếu được thực hiện đối với cách

thức tổ chức của HTX và doanh nghiệp. Mặc dù, điều kiện tự nhiên của Lâm Đồng có nhiều lợi thế để sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng

cao, song thị trường tiêu thụ nông sản của Tỉnh vẫn chủ yếu phụ thuộc

vào thị trường nội địa, trong đó hơn 80% rau, hoa của Lâm Đồng được tiêu thụ ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 10% được tiêu thụ ở khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Trung. Trong khi thị trường tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự cạnh tranh của nông sản được sản xuất ở khu vực

ngoại thành Thành phồ Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long như rau, hoa theo hướng công nghệ cao ở tỉnh Đồng

Tháp, An Giang,... cũng như

các nông sản của Trung Quốc. Một số

thị

trường nước ngoài có nhu cầu lớn về sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở Lâm Đồng, song các doanh nghiệp ở địa phương không đủ tiềm lực tài chính và không cung ứng được khối lượng hàng hóa theo yêu cầu của đối tác. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài như hoa xuất khẩu chủ yếu thông qua Công ty Dalat Hasfam đảm nhận; 98% trà Ô Long được chế biến xuất khẩu thông qua các công ty Đài Loan [202, tr.78].

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp phân phối với hộ nông dân sản xuất

hàng hóa chưa thực sự

bền vững, chủ

yếu nông dân bán nông sản cho

thương lái theo hình thức ký gửi nên bị thương lái ép giá và chịu nhiều

thiệt thòi trong chuỗi giá trị. Ví dụ, thời điểm tháng 8/2014, người trồng hoa hồng lỗ cả vụ 65% nhưng thương lái vẫn lời 15% [202, tr.61].


Chính quyền và ban ngành các cấp ở Lâm Đồng đã thực hiện nhiều

chính sách hỗ

trợ

nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư

vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, song nhiều khó khăn,

vướng mắc của doanh nghiệp chưa được tháo gỡ. Sự hỗ trợ của Trung

ương trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT­XH của địa phương. Tuyến cao tốc Dầu Giây ­ Liên Khương chậm được triển khai; tuyến đường sắt Tháp Chàm

­ Đà Lạt chưa được khôi phục; tuyến đường sắt mới dùng để chuyên

chở quặng Bôxit vẫn chưa được khởi công xây dựng. Vì thế, vận

chuyển hàng hóa nông sản của tỉnh phụ thuộc phần lớn vào đường bộ, chủ yếu là quốc lộ 20 đang ngày càng xuống cấp, đã làm tăng thời gian

vận chuyển, dẫn đến mức phí vận chuyển hàng nông sản ở Lâm Đồng

đến các thị trường tiêu thụ khá cao. Cụ thể, đối với sản phẩm rau, 85%

sản lượng rau được tiêu thụ ở

thị

trường khu vực Thành phố Hồ

Chí

Minh với mức phí vận chuyển 1000 đồng/1kg, 10% sản lượng đi khu vực Hà Nội mức phí vận chuyển 7.000 đồng/1kg; 5% khu vực miền Trung với mức phí vận chuyển 3.000 đồng/kg [202, tr.47­48]. Mức phí đó đã làm cho

giá thành nông sản Lâm Đồng luôn ở mức cao hơn nông sản các địa

phương khác và chịu nhiều bất lợi trong cạnh tranh giá với hàng nông sản Trung Quốc, nhất là thị trường khu vực miền Bắc.

Đảng bộ, chính quyền và các doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng chưa làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, định hướng các thị trường chiến lược đối với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi của địa phương. Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Lâm Đồng chủ yếu được các hộ nông dân tự hoạch định theo kinh nghiệm. Vì thế, trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn tình trạng mất cân bằng cung ­ cầu, gây nên tình trạng thua lỗ trong sản xuất.


Quan hệ

giữa các cơ

quan nghiên cứu với các doanh nghiệp và hộ

nông dân được thực hiện thông qua các đề án, dự án quy hoạch phát triển các ngành, đặc biệt trong công tác khảo nghiệm, nhân giống cây trồng,

vật nuôi. Tuy vậy, công tác lữu giữ và phát triển nguồn gen quý hiếm

của các nông sản đặc thù của địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng

mức; công tác nghiên cứu để

sản xuất các giống mới của các cơ

quan

nghiên cứu vẫn còn hạn chế (hơn 90% giống hoa phải nhập khẩu); mối liên kết giữa nhà khoa học với người sản xuất chủ yếu được thực hiện

ở các doanh nghiệp và HTX mà chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với hộ

nông dân.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn thiếu đồng bộ, công nghệ bảo quản sau thu hoạch vẫn còn yếu kém:

Công nghệ

cao được

ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp

ở Lâm

Đồng chủ yếu tập trung vào công nghệ sản xuất giống (invitro), công nghệ nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tuy vậy, công nghệ

thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế; hệ thống kho

lạnh, máy móc phân loại, đóng gói bao bì sản phẩm còn thiếu. Điều đó làm cho tình trạng thất thoát trong thu hoạch nông sản còn cao, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nông sản của Lâm Đồng. Mặt khác, việc ứng dụng đồng bộ công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sản

xuất nông nghiệp

ở Lâm Đồng chủ

yếu được triển khai ở

các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp trong nước và các hộ nông dân, do tiềm lực tài chính và trình độ KH­CN còn nhiều hạn

chế

nên việc

ứng dụng công nghệ

cao chỉ

mới thực hiện

ở một số

khâu

của quy trình sản xuất. Ngoài ra, công nghệ nhà kính, nhà lưới được ứng dụng rộng khắp ở khu vực Đà Lạt với vùng phụ cận, nếu không được kiểm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023