soát một cách khoa học, có thể gây nên hiệu ứng nhà kính, tác động tiêu cực đến cảnh quan và môi trường của thành phố Đà Lạt. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch ở Đà Lạt Lâm Đồng.
Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, Lâm Đồng là tỉnh đi tiên phong phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ
nên chưa có một mô hình trước đó để
học hỏi. Vì vậy,
trong những năm đầu thực hiện Chương trình, một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng cũng như mục tiêu, nhiệm vụ của
phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Lãnh Đạo Phát
- Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 20
- Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 21
- Huy Động Sức Mạnh Tổng Hợp Của Cả Hệ Thống Chính Trị, Kết Hợp Mọi Nguồn Lực Và Mọi Ngành Kinh Tế Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công
- Ban Chấp Hành Hội Nông Dân Tỉnh Lâm Đồng (2011), Báo Cáo Số 99/bc Hndt, Ngày 26/4/2011, Báo Cáo Sơ Kết 3 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số
- Vũ Quang Hiển (Chủ Biên, 2013), Đảng Với Vấn Đề Nông Dân, Nông Nghiệp Và Nông Thôn (19301975), Sách Chuyên Khảo, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
ở địa phương. Quá trình
triển khai thực hiện chương trình, có lúc còn lúng túng, bất cập.
Thứ hai, Lâm Đồng là một trong những tỉnh miền núi, không có đường biên giới và cảng biển, xa các trung tâm công nghiệp và thương mại cùng với địa hình đồi dốc, phức tạp nên chi phí vận chuyển và bảo quản nông sản khá cao. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế địa phương
còn nghèo nàn, vì thế
nguồn lực đầu tư
cho phát triển nông nghiệp nói
chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng vẫn còn hạn chế. Các nhân tố thiết yếu cho phát triển kinh tế như tài chính, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ KHCN chưa đáp ứng yêu cầu đột phá, tăng tốc trong phát triển KTXH của địa phương. Hơn nữa, đất đai của tỉnh có độ dốc cao, diện tích đất canh tách của các nông hộ nhỏ, phân tán, nhiều
khu vực thiếu nguồn nước là những trở ngại rất lớn trong thu hút doanh
nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thứ ba, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở các địa phương, đặc biệt là các địa bàn chuyên canh cây công nghiệp dài ngày chưa thực sự năng động, sáng tạo và quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo; chưa chú trọng công tác kiểm tra, sơ tổng kết về phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ
cao của địa phương. Sự
phối kết hợp của các cấp, các ngành
trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện trong một số công việc còn chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả. Nhiều cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng còn nhiều vướng mắc, bất cập, đã và đang cản trở quá trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương.
4.2. Kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng
lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 2015)
4.2.1. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để có chủ trương, giải pháp phát triển phù hợp
Phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao là một yêu cầu tất
yếu, phù hợp với xu hướng của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của
nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, đây là vấn đề rất mới mẻ ở nước ta, lại có nội hàm rộng, với sự đa dạng về mô hình thực tiễn và phức tạp về lý luận. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXH cũng như bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp, nhưng đó là lĩnh vực yêu cầu cao về trình độ công
nghệ, nguồn vốn đầu tư
và các thành tố
trong chuỗi sản xuất nên chứa
đựng không ít rủi ro. Do đó, nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vấn đề
trọng yếu hàng đầu để
Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng như
các đảng bộ
địa phương hoạch định chủ
trương, đề ra các nội dung, biện pháp chỉ đạo đúng đắn, góp phần thúc đẩy nó phát triển. Ngược lại, nếu nhận thức chưa phù hợp về phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao để từ đó xem nhẹ, phủ nhận hoặc đề cao quá mức vai trò của nó, vội vàng áp dụng rập khuôn theo một mô hình có sẵn nào đó sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nó, thậm chí gây nên tình trạng thua lỗ, lãng phí.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, không có đường biên giới, không cảng biển, có điều kiện địa hình hiểm trở, hạ tầng kinh tế kỹ thuật nghèo nàn, song có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Với điều kiện trên, dựa vào đâu và
bằng cách nào để đưa Lâm Đồng thoát nghèo, vươn lên thành tỉnh giàu
mạnh của khu vực Tây Nguyên là mối quan tâm đặc biệt trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng xuyên suốt các nhiệm kỳ. Từ Đại
hội Đảng bộ
lần thứ
V, Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng đã xác định phát triển
kinh tế địa phương phải dựa vào tiềm năng nông nghiệp và du lịch, trong
đó lấy nông nghiệp làm kinh tế chủ
đạo của Tỉnh. Để
phát triển kinh tế
nông nghiệp, Tỉnh đã chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, trong đó tập trung phát triển các nông sản chủ lực, có lợi
thế
phát triển và
ưu thế
cạnh tranh trên thị
trường, đồng thời đẩy mạnh
ứng dụng các tiến bộ của KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Đến năm
2003, để
tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ
tỉnh đã chủ
trương phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ
cao. Đảng bộ
xác
định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chương trình trọng tâm, là khâu then chốt tạo ra bước phát triển đột phá trong sản xuất nông
nghiệp. Đảng bộ
nhấn mạnh:
Chương trình phát triển
nông nghiệp
ứng
dụng công nghệ cao không chỉ là trách nhiệm của chính quyền các cấp, của riêng ngành nông nghiệp mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Từ đó,
Đảng bộ đã đề ra các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện
chương trình. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng luôn ưu
tiên hàng đầu về vốn, ưu đãi đầu tư, thường xuyên quán triệt sâu rộng các Nghị quyết của Tỉnh ủy về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến từng cấp ủy Đảng. UBND tỉnh và các địa phương đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của Tỉnh ủy, phân công trách nhiệm, phân phối quản lý
vốn nhằm thực hiện sâu rộng chương trình nông nghiệp nghệ cao.
ứng dụng công
Thực tiễn trong những năm 2004 2015, chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã không chỉ dừng lại ở phong trào, chương trình hành động mà đã trở thành xu thế tất yếu, tập quán canh tác của bà con nông dân ở Lâm Đồng. Đến năm 2015, trên địa bàn toàn Tỉnh đã có 10/12 huyện, thành phố (tương đương 52/117 xã) ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt tại địa bàn huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã tiếp cận với công nghệ cao để đầu tư phát triển sản xuất. Hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đều xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm giải pháp trung tâm nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập phục vụ chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới [73, tr.5].
Nhờ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng suất, chất lượng của các cây trồng vật nuôi đã tăng lên gấp nhiều lần; thu hút được sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước; tiềm lực kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống của nhân dân ở các địa bàn trọng điểm đã tăng lên đáng kể, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn đã được cải thiện hơn nhiều. Nhiều xã ở Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới, huyện
Đơn Dương trở
thành một trong những huyện đầu tiên của cả
nước đạt
chuẩn nông thôn mới. Lâm Đồng được nhân dân cả nước biết đến là địa chỉ tin cậy về nông sản sạch, an toàn và chất lượng cao hàng đầu trong những năm gần đây.
Tuy vậy, một số cấp ủy, ban ngành địa phương chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Vì thế,
chưa phát huy hết tiềm năng nông nghiệp của địa phương. Thực tiễn địa
phương nào thực hiện đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất
nông nghiệp, thường xuyên đề ra chủ trương, chương trình hành động thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Tỉnh ủy thì nông nghiệp địa phương đó có bước phát triển đột phá (Lạc Dương, Đơn
Dương, Đà Lạt, Đức Trọng). Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp theo hướng công nghệ
cao đã đưa Lạc Dương từ
một huyện
nghèo, dựa vào kinh tế
lâm nghiệp là chủ
yếu đã trở
thành một trong
những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả
kinh tế cao hàng đầu toàn tỉnh. Mặt khác, những địa phương chưa quan
tâm đúng mức, không đề
ra Nghị
quyết lãnh đạo và chương trình thực
hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao thì nông nghiệp địa phương đó không có bước phát triển đột phá hoặc kém phát triển.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại và bền vững, đòi hỏi
trong công tác lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng cần tiếp tục xác định
đúng vị trí chủ đạo của ngành kinh tế nông nghiệp, tiếp tục coi phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá nhằm phát triển KTXH của địa phương, là động lực quan trọng đưa tỉnh Lâm Đồng phát triển nhanh và giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, Đảng
bộ và chính quyền các cấp trong Tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra
những biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, lựa chọn những giải pháp đột phá nhằm mở rộng quy mô diện tích, đối tượng và địa bàn phát triển
nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, từng bước đưa Lâm Đồng trở
thành tỉnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước. Mặt khác, cần định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tiếp cận đa ngành, đặt trong mối quan hệ tương hỗ với phát triển các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao luôn đặt ở vị trí trung tâm của mối liên kết. Cùng
với đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để toàn
dân, mọi thành phần kinh tế và cả hệ thống chính trị trong Tỉnh nâng cao nhận thức về sự cần thiết, cũng như vai trò của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và huy động nguồn vốn đầu tư thỏa đáng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo đà cho lĩnh vực này tiếp tục phát triển toàn diện và bền vững.
4.2.2. Vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về
phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao, lựa chọn
hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương
Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao là sản phẩm kết tinh trí tuệ của Đảng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp của đất nước, đồng thời, tiếp thu những kinh nghiệm từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. Đó là cơ sở lý luận quan trọng để các Đảng bộ địa phương quán triệt, vận dụng vào quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở địa phương mình.
Tuy vậy, đường lối, chính sách của Đảng mang tính vĩ mô, có giá trị chỉ
đạo chung cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước. Song mỗi địa phương lại có những đặc thù về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, dân cư, với những tiềm năng và lợi thế phát triển riêng. Vì thế, quán triệt chủ trương, chính sách của Trung ương nhưng không rập khuôn máy móc mà phải vận dụng sáng tạo để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đẩy nhanh phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vị trí quan trọng của kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Đảng coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, Đảng đã chủ trương đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn; đưa nền nông nghiệp phát triển lên trình độ mới bằng cách ứng dụng tiến bộ KHCN, đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi,
phát triển
công nghệ
bảo quản và công nghiệp chế
biến nông, lâm, thủy
sản. Trên cơ sở xác định, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao KHCN vào
sản xuất là khâu đột phá quan trọng nhất, Đảng đã đặc biệt nhấn mạnh
chú trọng
ứng dụng những công nghệ
cao, nhất là
CNSH, đồng thời xây
dựng một số khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao làm mô hình điểm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, từng bước chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Từ những định hướng bước đầu với những bước đi mang tính thử nghiệm, Đại hội XI của Đảng đã chủ trương
phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, xây dựng và phát triển
nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Chủ trương
của Đại hội đã được Chính phủ cụ thể hóa bằng Chương trình phát triển
nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao thuộc chương trình quốc gia phát
triển công nghệ cao đến năm 2020. Chương trình đã xác định các mục tiêu,
nhiệm vụ
cụ thể, đồng thời đề
ra các giải pháp khá đồng bộ
nhằm thúc
đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Quán triệt chủ trương của Đảng, dựa trên tiềm năng về điều kiện tự
nhiên, xã hội của địa phương, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã xác định nông
nghiệp là ngành kinh tế
chủ
đạo, du lịch là ngành kinh tế
động lực của
Tỉnh. Đối với phát triển nông nghiệp, trên cơ sở định hướng, quy hoạch
của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã sớm xác định chủ trương phát triển nền nông nghiệp hàng hóa; tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất
chuyên canh phù hợp điều kiện của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng theo hướng tập trung mở rộng các loại cây trồng vật nuôi có lợi thế so sánh đặc biệt của Lâm Đồng nhằm hướng đến mục tiêu đạt năng suất,
chất lượng và giá trị
sản xuất cao. Trên cơ
sở các vùng sản xuất theo
hướng chuyên canh, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu KHKT tiên tiến hiện đại. Quá trình ứng dụng công nghệ, Đảng bộ chủ trương tập trung vào công nghệ cốt lõi, có lợi thế của địa phương. Cụ thể, với nền tảng của CNSH đã bước đầu ứng dụng cuối
thập niên 90, có các cơ quan nghiên cứu về CNSH của Trung ương đóng
trên địa bàn nên Tỉnh đã tập trung chủ yếu vào ứng dụng CNSH, trong đó chủ yếu, cốt lõi là công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống. Cùng với công nghệ giống, Đảng bộ Tỉnh tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhà kính trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng