nuôi. Các cơ sở sản xuất theo chuỗi thực phẩm an toàn đã tiêu thụ 100% sản phẩm thông qua hợp đồng với nông dân, trong đó trên 80% sản phẩm được bán cho các siêu thị, trung tâm thương mại, 20% bán cho chợ đầu mối [75, tr.8].
3.2.4.3. Ưu đãi đầu tư, xúc tiến thương mại
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch hoạt động xúc tiến đầu tư và danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2012 2015 (Quyết định số 2116/QĐUBND, ngày
10/10/2012), xác định tiềm năng, chính sách ưu đãi các nhà đầu tư và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên các lĩnh vực. Hằng năm, trên cơ sở rà soát về các quy hoạch phát triển KTXH và các lợi thế, tiềm năng của địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã liệt kê danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo
điều kiện các thành phần kinh tế
và nhân dân đầu tư
vào lĩnh vực nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong những năm 2010 2015, Lâm Đồng đã huy động được 21.267.374 triệu đồng đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó nguồn vốn từ doanh nghiệp và huy động trong dân chiếm hơn 91% [Phụ lục 7].
Có thể bạn quan tâm!
- /6/2013) Và Quy Hoạch Chi Tiết Xây Dựng Khu Cnsh Và Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đà Lạt, Tỷ Lệ 1/500 (Quyết Định Số 2097/qđubnd,
- Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Cơ Cấu Giống Và Ứng Dụng Kỹ Thuật Công Nghệ Hiện Đại Đối Với Các Loại Cây Trồng, Vật Nuôi Chủ Đạo
- Tiếp Tục Thực Hiện Các Cơ Chế, Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
- Nhận Xét Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Lãnh Đạo Phát
- Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 20
- Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 21
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Cùng với xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng Đề
án xúc tiến
thương mại giai đoạn 2010
2015 (Quyết định số 1660/QĐ
UBND, ngày 27/7/2010). Nhằm đạt được mục tiêu của Đề án, tỉnh Lâm
Đồng đã triển khai bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, giới thiệu,
quảng bá các sản phẩm nông sản của
Tỉnh trên các
ấn phẩm
và website
http://dalatinfo.vn; tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức Festival, kết nối giao thương với các tỉnh, thành trong nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hòa), ký kết liên kết phân phối và tiêu thụ sản
phẩm với các siêu thị, chợ đầu mối trong cả nước; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, đi khảo sát thị trường trong và ngoài nước để nắm bắt tình hình thị trường, tham quan học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của các nước trong khu vực và trên thế giới, v.v. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, bảo vệ uy tín nông sản Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu doanh nghiệp phải sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đồng thời Ban hành quy định về nội dung, danh mục và mức hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP
trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tiếp tục xây
dựng và bảo hộ
nhãn hiệu nông sản nổi tiếng của địa phương như
Trà
B’Lao, Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Cà phê Di Linh, Cà phê Arabica Langbiang, Cà phê Cầu Đất Đà Lạt, Lúa gạo Cát Tiên, Cá nước lạnh Đà Lạt,… Nhờ đó, thị trường tiêu thụ nông sản Lâm Đồng ngày càng được mở rộng ở nhiều vùng, miền trong cả nước và được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
3.2.4.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Về đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:
Trong những năm 2004 2010, mặc dù hạ tầng giao thông của Tỉnh đã được đầu tư phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, song nhìn chung vẫn
còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và bền
vững. Vì thế, để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã chủ trương cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng
giao thông, coi đó là một trong những khâu đột phá để
phát triển
KTXH
của Tỉnh. Quán triệt chủ
trương của Tỉnh
ủy,
UBND Tỉnh đã
Phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải của tỉnh đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030
(Quyết định số
1202/QĐUBND, ngày
24/6/2013), xác định quan điểm chỉ
đạo:
Ưu tiên đầu tư
phát triển giao
thông đi trước một bước nhằm tạo tiền đề, làm động lực phát triển KTXH của địa phương.
Đối với giao thông hàng không, Tỉnh chỉ đạo mở thêm các tuyến bay
nội địa và Khương.
quốc tế
trong khu vực đến cảng hàng không quốc tế
Liên
Đối với hệ thống giao thông đường bộ, Tỉnh chỉ đạo tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hoàn thành xây dựng tuyến đường Trường Sơn Đông (từ Thạch Mỹ Quảng Nam đến Đà Lạt Lâm Đồng), triển khai thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây Liên Khương nhằm
tăng cường kết nối, mở rộng giao thương giữa Lâm Đồng với các địa
phương, khu vực trong nước. Để có nguồn vốn đầu tư lớn trong khi ngân sách của địa phương hạn chế, Tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục tranh thủ các nguồn
vốn
hỗ trợ
từ Trung
ương, nguồn vốn
ODA, đầu tư
trực tiếp của nước
ngoài, các tổ chức quốc tế WB, ADB…, thực hiện chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức như xây dựng khai thác chuyển giao (BOT), xây dựng chuyển giao (BT), đối tác công tư (PPP) và đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.
Đối với giao thông nông thôn, Đảng bộ tỉnh đã thực hiện chủ trương
lồng ghép quy hoạch phát triển hạ
tầng giao thông với Đề
án phát triển
đường nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm
2020 (Quyết định số 1429/QĐUBND, ngày 01/7/2011). Theo đó, Tỉnh đã
tập trung chỉ đạo xây dựng, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường đến trung tâm xã, đường trục xã, liên xã theo hướng nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi; các đường xã, đường trục thôn xóm được cứng hóa mặt đường theo tiêu chuẩn từ cấp VI đến cấp IV miền núi. Trong quy hoạch phát triển giao thông nông thôn, Tỉnh chỉ đạo cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở những vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng đặc biệt khó khăn. Để tăng cường nguồn
lực đầu tư
phát triển hạ
tầng giao thông nông thôn, Tỉnh đã chỉ
đạo cần
thực hiện “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó, nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân bỏ công để làm công trình; đồng thời lồng ghép với xây dựng hạ tầng nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã phân cấp đầu tư: các tuyến đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã, đường liên xã, đường trục xã do ngân sách nhà nước đầu tư; các tuyến đường liên thôn, đường trong thôn, đường nội đồng thực hiện theo phương thức “nhân dân làm công trình nhà nước hỗ trợ vật tư” [170, tr.3]. Tỉnh đã xác định cụ thể mức hỗ trợ đầu tư: đối với đường trong đô thị Đà Lạt, Bảo Lộc, nhà nước hỗ trợ vật liệu chính để làm công trình, còn nhân dân tổ chức thi công, bỏ ngày công, mức độ hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình; các đường trong thị trấn thuộc huyện mức hỗ trợ không quá 60%; đường các
xã, nhà nước hỗ
trợ
không quá 70%, đối với xã nghèo, nhà nước hỗ
trợ
100%. Nhờ thế, trong giai đoạn 2010 2015, hệ thống giao thông có bước
phát triển mạnh mẽ với nhiều tuyến đường được đầu tư nâng cấp, xây
mới. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 6.546 km đường giao thông nông thôn
(đường huyện, xã, thôn, xóm, đường nội đồng), trong đó đã được cứng
hóa 4.185 km, đạt tỉ lệ
64%. Hệ
thống giao thông nông thôn phát triển
nhanh đã đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa tỉnh Lâm Đồng với các địa phương trong khu vực, giữa khu vực thành thị và nông thôn; giải quyết kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân; tạo điều kiện khai thác các tiềm
năng giữa các vùng; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ công tác xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
cấu kinh tế và
Đối với công trình thủy lợi, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chủ trương tiếp tục nâng cấp công trình đầu mối, đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu (thủy điện và thủy lợi), ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tưới cho lúa, rau, hoa, cây công nghiệp dài ngày và vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chủ trương của Đảng
bộ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng
đồng bộ, hiện
đại: Tranh thủ
nguồn vốn đầu tư
của Trung
ương và các
nguồn lực khác để xây dựng các công trình quy mô lớn; nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có như hồ chứa, đập dâng để tạo nguồn phục vụ sản xuất; tập trung thực hiện kiên cố hóa hệ thống kênh mương, thường xuyên nạo vét, khơi thông dòng chảy nhằm hạn chế thất thoát nước; đồng thời, vận động người dân thực hiện đề án hỗ trợ phát triển hệ thống ao hồ nhỏ theo phương thức “Nhân dân làm công trình, Nhà nước hỗ trợ ca máy”. Nhờ thế, trong giai đoạn 2010 2015, toàn tỉnh đã đầu tư 63 công trình thủy lợi gồm 44 hồ chứa, 7 kênh tiêu, 02 trạm bơm và 05 kè, nâng tổng số công trình thủy lợi lên 426 công trình, trong đó một số công trình thủy lợi lớn phục vụ sản xuất tại các vùng trọng điểm được tiếp tục đầu tư nâng cấp; hệ thống kênh mương tiếp
tục được kiên cố, nâng tổng diện tích cây trồng được tưới chủ động đạt
143.000 ha (chiếm 59,5% so với diện tích cần tưới). Ngoài ra, Tỉnh đã hỗ trợ 120 tỷ đồng để phát triển hệ thống ao hồ nhỏ nhằm phục vụ tưới nước cho
6.000 8.000 ha cây trồng vào mùa khô.
Đối với điện để sinh hoạt và sản xuất ở khu vực nông thôn, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án thủy điện; phát triển lưới điện truyền tải 220KV và 110KV; ưu tiên đầu tư các công trình lưới điện trung thế, hạ thế, cải tạo
và phát triển đồng bộ hệ thống điện đến các thôn, buôn trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2015, các thôn bản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có nguồn điện, cơ bản cung ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất của người dân ở khu vực nông thôn.
Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng tiếp tục xác định là một trong những chương
trình trọng tâm, khâu đột phá để phát triển KTXH của địa phương nói
chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, ngày 23/4/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 916/QĐUBND, Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, xác định những mục tiêu, quan điểm và đề ra những giải pháp
nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về
chất lượng nguồn nhân lực trên
mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 4850%, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 39,6%, Đảng bộ đã chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo
nghề, đầu tư
nâng cấp, xây mới, mở
rộng hệ
thống các cơ
sở đào tạo
ngành nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với trường đại học công lập, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo và thực hành. Đối với các trường tư thục, trường nghề, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, khuyến khích mọi nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển của Tỉnh để đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở đào tạo. Đối với các cơ sở đào tạo nghề, Tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, Tỉnh còn thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho người lao động với mức 100 ngàn đồng/người/tháng.
Đối với đào tạo cán bộ
quản lý, chuyên môn kỹ
thuật, Tỉnh đã tiến
hành công tác tuyển chọn và đưa cán bộ đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước; ký kết nhiều chương trình hợp tác đào tạo với trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo đại học và sau đại học tại tỉnh Lâm Đồng. Trong 5 năm (2010 2015), Tỉnh đã cử đi đào tạo 02 tiến sĩ, 44 thạc sĩ, 12 đại học, 25
trung cấp. Ngoài ra, Tỉnh đã tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho 451 người; tổ
chức các chuyến tham
quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Cùng với chính sách đào tạo, Tỉnh còn thực hiện chính sách đãi ngộ về nhà ở, tiền lương và điều kiện làm việc để thu hút các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học và quản lý giỏi trong lĩnh vực nông nghiệp về làm việc tại địa phương.
Đối với đội ngũ khuyến nông, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án kiện
toàn và nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng khuyến nông cơ sở
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
(Quyết định số
339/QĐUBND, ngày
09/02/2011) với mục tiêu xây dựng lực lượng khuyến nông cơ sở khoảng
1.170 người (191 khuyến nông cấp xã, 979 cộng tác viên khuyến nông cấp thôn), trong đó ưu tiên tuyển chọn đội ngũ khuyến nông có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên. Cơ cấu lực lượng khuyến nông mỗi xã
có từ 1 2 nhân viên khuyến nông, mỗi thôn có 1 cộng tác viên khuyến
nông. Tỉnh đã xây dựng sổ tay khuyến nông nhằm cung cấp những thông tin
chủ
yếu về
sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao và sản xuất
nông nghiệp tốt, chế
biến, bảo quản sau thu hoạch; quy định cụ
thể
các
nhiệm vụ cũng như chế độ chính sách đối với nhân viên khuyến nông cấp thôn, xã.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐTTg, ngày 21/8/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1946/QĐUBND, ngày
25/10/2010 về Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. Đề án đã xác định mục tiêu và các cơ
chế
chính sách đối với công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo đối với đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ
đạo đề
án đào tạo nghề
cho lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó Trưởng ban chỉ đạo là đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh, Phó ban thường trực là Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội, các ủy viên ban chỉ đạo là Phó Giám đốc các sở và Đoàn Thanh niên, Phụ nữ tỉnh. Để thu hút khoảng 7.000 10.000 lao động nông thôn mỗi năm tham gia đào tạo nghề, Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tiến hành hỗ trợ chi phí ăn, đi lại và chi phí học nghề với định mức từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/người/khóa học; dành khoảng 1,0 1,5% tổng chi ngân sách thường xuyên của địa phương cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với đề án
đào tạo nghề, quá trình chỉ
đạo thực hiện công tác đào tạo nghề
cho lao
động nông thôn còn được Tỉnh lồng ghép thực hiện với chương trình xây dựng nông thôn mới, đề án xây dựng xã hội học tập và chính sách hỗ trợ
sản xuất tại các xã nghèo theo chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững. Mỗi năm các cơ sở dạy nghề đã đào tạo bồi dưỡng cho 21.495 lao động; các HTX, doanh nghiệp đào tạo 700 800 lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp; tổ
chức hơn 700 lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ
với hơn