Phát Triển Ngành Nghề Tiểu Thủ Công Nghiệp Và Dịch Vụ Gắn Với Phân Công Lại Lao Động, Bố Trí Lại Dân Cư Ở Nông Thôn

sống. Thực tế đã chứng minh rằng, nông dân huyện Thanh Chương sử dụng máy móc hiện đại để chế biến chè thì sản lượng tiêu thụ tăng lên gấp 3 - 4 lần so với trước; nông dân Quỳnh Lưu sử dụng máy xay xát hiện đại thì tăng tỷ lệ gạo thu hồi lên 68 - 70% (so với 63 - 64% trước đây), đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Như vậy tăng cường trang bị máy móc cho sản xuất nông nghiệpnông thôn là điều không thể khác.

- Từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa

Tuy Nghệ An được thừa hưởng hệ thống giao thông quốc gia, song trên thực tế vẫn còn 5,6% số xã chưa có đường ô tô về tận UBND xã; số xã đã có đường thì nhiều nơi mùa mưa không đi lại được. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các vùng nông thôn Nghệ An là phải nhanh chóng nhựa hóa, hoặc ít nhất cũng phải cấp phối hóa các tuyến đường liên thôn, liên xã để các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng trong cả mùa mưa lũ. Phải chú ý đặc biệt đến các xã thuộc những huyện vùng cao như Tân Kỳ, Con Cuông, Anh Sơn, Nghĩ a Đàn để vừa tạo điều kiện cho các vùng này phát triển, vừa đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong tỉnh.

Về thủy lợi, cần khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi, thủy nông hiện có (hệ thống thủy nông Nam, thủy nông Bắc, công trình đập sông Sào, sông Hiếu… và kết hợp với hệ thống tự chảy, nhằm nâng tỷ lệ chủ động tưới, tiêu lên 100% diện tích trồng lúa (hiện mới đạt 93,3%), 60% diện tích màu, 50% diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, 40% diện tích cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, như mục tiêu đã đề ra.

- Nâng cao năng lực tiếp thu tiến bộ khoa học - công nghệ cho nông dân

Mặc dù về trình độ văn hóa, nông dân Nghệ An không thua, thậm chí còn cao hơn nhiều tỉnh khác, song về trình độ chuyên môn kỹ thuật, về kinh tế thị trường và quản lý kinh tế thì còn kém hơn. Vì vậy, mấu chốt của vấn đề đưa khoa học - công nghệ về nông thôn một cách hiệu quả là phải nâng cao trình độ và năng lực nhận thức cho người nông dân theo phương châm vừa học vừa làm, cùng hành động cùng tham gia.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi đội ngũ lao động nông nghiệp nói riêng và lao động nông thôn nói chung phải có trình độ văn hoá và kiến thức khoa học kỹ thuật cao để có thể tiếp nhận được những công nghệ mới về sản xuất nông nghiệp ở thời đại ngày nay. Không có tri thức cao về nông nghiệp và tổ chức quản lý đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn thì dù có đất đai, tiền bạc, rừng biển phong phú, có điều kiện thiên thời, địa lợi”, cũng không thể đem lại nhiều của cải vật chất được, không thể có cuộc sống ấm no cho nông dân và văn minh cho nông thôn. Vì vậy, đối với Nghệ An - một vùng quê nghèo và đầy nắng gió, việc nâng cao trình độ cho nông dân để tăng năng lực tiếp thu và ứng dụng khoa học - công nghệ của họ là điều kiện không thể chậm trễ.

3.2.4. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với phân công lại lao động, bố trí lại dân cư ở nông thôn

Nguồn nhân lực dồi dào, trẻ và giá lao động rẻ là lợi thế của nông thôn Nghệ An cũng như các tỉnh khác trong cả nước. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới của CNH, HĐH, lợi thế này đang bị mất dần vai trò của nó, và nó đang gây ra những khó khăn, cản trở nhất định. Khi các ngành kinh tế chưa kịp phát triển tương ứng, tiến bộ khoa học - công nghệ lại đòi hỏi nguồn lao động phải có trình độ chất lượng ngày càng cao, sẽ dẫn đến tình trạng lao động phổ thông có trình độ thấp hoặc chưa có nghề nghiệp bị dư thừa.

Thất nghiệp toàn phần hoặc từng phần và chất lượng lao động thấp, đặc biệt ở nông thôn là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Công việc này cần được thực hiện trên từng địa bàn nông thôn cụ thể bằng biện pháp phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Đó là giải pháp chủ lực và căn bản nhất, có khả năng thu hút được nhiều lao động ngay tại chỗ mà đỡ tốn kém nhất. Việc phát triển phi nông nghiệp ở nông thôn được xem là hướng chủ yếu. Các quan điểm, chủ trương, phương hướng định vị đúng đắn công nghiệp hóa và dịch vụ nông thôn ngay từ đầu được coi là một nhân tố hết sức quan trọng của “con đường” CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển ngành nghề ở nông thôn không chỉ có tác dụng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, mà quan trọng hơn là tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tỷ lệ chi phí trong nước của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cao hơn nhiều so với xuất khẩu nông sản hay xuất khẩu hàng dệt may và giày da. Cụ thể, tỷ lệ đó của hàng thủ công mỹ nghệ đạt tới 95 - 97% (tức là, nếu xuất khẩu được 100 USD thì chỉ mất từ 3 - 5 USD chi phí cho việc nhập khẩu vật tư, và thu nhập ngoại tệ ròng là 95 - 97 USD), trong khi đó tỷ lệ này của hàng nông sản chỉ 85%, hàng dệt may và giày da chỉ khoảng 15%[8]. Số liệu đó đã minh chứng cho giải pháp phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành nghề xuất khẩu. Cụ thể, tại Nghệ An cần phát huy lợi thế của một tỉnh có rất nhiều làng nghề, sản xuất kinh doanh các mặt hàng đa dạng, được trải rộng khắp địa bàn các huyện, thị. Chú trọng phát triển các nghề có sẵn nguồn nguyên liệu, có thị trường tiêu thụ, và cần ít vốn, như: mây tre đan;

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 13

sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác cát, sạn; sử a chữa cơ khí ; đất nung, gạch ngói; nước mắm; mộc; vận tải

Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ nông t hôn, đặc biệt trong giai đoạn đầu là các ngành sử dụng nhiều lao động, thu hút lao động dôi ra từ nông nghiệp, thực hiện sự phân công lao động tại chỗ. Điều này còn có lợi cho các vùng đô thị trong tỉnh, việc “ly nông bất ly hương” sẽ góp phần ngăn chặn dòng di dân tự do từ nông thôn vào đô thị, giải toả sức ép về kinh tế - xã hội cho đô thị.

Ngoài ra, còn phải kết hợp với giải pháp phân bổ lại lao động giữa các vùng nông thôn - một giải pháp quan trọng. Trước đây, vấn đề này là công việc của bản thân những người lao động trong từng vùng, nghĩa là từ ý nguyện của họ, nhưng hiện nay chí nh quyền phải có sự tổ chức, chỉ đạo chu đáo bằng chương trì nh, dự án có sự đầu tư tài chí nh để thực hiện kiểu “di dân” thích hợp, nhiều quy mô.

Việc phân bổ lại lao động là vấn đề phức tạp hàm chứa những khía cạnh kinh tế và nhân văn chứ không đơn thuần là kinh tế. Việc di dân tự do nhóm nhỏ là khó tránh khỏi, nhất là “di dân thời vụ”. Các ngành, các cấp cần quan tâm, không nên phó mặc, dễ gây mâu thuẫn giữa “dân di cư” và “dân bản địa”. Việc làm thuê ngắn và dài ngày trong và ngoài vùng cần có sự tổ chức, hướng dẫn thích hợp, bảo đảm lợi ích thu nhập và nhân cách lao động của họ. “Xuất khẩu lao động” được coi là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho gia đình và địa phương. Hiện nay không chỉ các nước nông nghiệp dư thừa lao động, mà nhiều nước công nghiệp cùng thực hiện xuất khẩu lao động. Do đó có tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường lao động thế giới. Vì vậy, chính quyền cần phối hợp với

các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho họ. Việc xuất khẩu lao động sẽ tạo nguồn lao động trẻ, khoẻ, có nghề bổ sung cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sau này. Một chiến lược thực hiện mạnh mẽ, xuyên suốt các hoạt động kinh tế - xã hội và hệ thống các giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, trong đó nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực chiếm vị trí quan trọng.

3.2.5. Khai thác triệt để các lợi thế của tỉnh phục vụ đắc lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Nghệ An là một tỉ nh có vị trí địa chính trị và kinh tế khá thuận lợi. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế -văn hóa- xã hội: vừa có rừng, có biển, có sông lạch, vừa có đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không, vừa có cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu quốc tếĐặc biệt, Nghệ An được thừa hưởng những thành tựu kinh tế của cả nước, trong đó có hệ thống kết cấu hạ tầng. Chính vì vậy mà nhiều người coi Nghệ An như một nước Việt Nam thu nhỏ, đó là lợi thế so sánh không phải nơi nào cũng có được. Những lợi thế đó là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế đa dạng, theo hướng nông, lâm, ngư, du lịch, thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Tuy nhiên, những ưu đãi đó nếu không biết khai thác thì sẽ chẳng có ý nghĩa đối với phát triển. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân Nghệ An là phải khai thác triệt để các lợi thế đó để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới.

- Trước hết, cần khai thác triệt để nguồn lực về tài nguyên sinh thái và nhân văn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch và thương mại, dịch vụ. Những nguồn lực có thể khai thác ngay là: một quần thể di tích văn hóa, lịch sử và nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hấp dẫn khách du lịch, với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa (nổi tiếng là khu di tích Kim

Liên, Làng Vạc, khu di tích Mai Hắc Đế, Đền Cuông, đền Bạch Mã, Xứ ủy Làng Đỏ, nhà Lê Hồng Phong, thành cổ Vinh); vườn quốc gia Pù Mát, khu du lịch Cửa Lò, cùng các lễ hội, những làn điệu dân ca và văn hóa ẩm thực.

Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Nghệ An được xác nhận là một điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt có tính chất trung chuyển, là “điểm đỗ” của nhiều đoàn khách trên đường từ Bắc vào Nam, và ngược lại. Đó là điều kiện, là cơ hội để Nghệ An phát triển mạnh ngành du lịch, và kèm theo đó là các hoạt động dịch vụ đa dạng, như: bán hàng lưu niệm, hàng ăn uống, cho thuê lưu trú, tổ chức trò chơi, và các hoạt động phát sinh khác. Cho nên, khai thác tiềm năng này sẽ vừa tạo thêm nhiều việc làm (lan tỏa), tăng thu nhập cho người dân địa phương; vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng này có hiệu quả, đòi hỏi địa phương phải: một mặt, tạo cho các điểm du lịch hấp dẫn hơn, và mặt khác, tăng cường quảng bá đi đôi với tăng cường chất lượng dịch vụ.

- Khai thác tiềm năng về hệ thống kết cấu hạ tầng. Trên địa phận tỉnh Nghệ An hiện có nhiều loại hình đường giao thông của cả quốc gia và của tỉnh. Khai thác triệt để lợi thế đó sẽ tạo cơ hội đẩy mạnh giao lưu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hướng khai thác là:

- Phát huy năng lực hệ thống đường nan quạt nối liền thành phố, thị xã với các huyện xã và các tỉ nh lân cận để đẩy mạnh giao lưu buôn bán và chuyển giao kỹ thuật nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh.

- Tận dụng tối đa năng lực tải của các tuyến đường 1A với gần 100 km qua địa phận Nghệ An, 124 km đường sắt (trong đó 94 km tuyến Bắc - Nam, với 7 ga, 1 ga chính là ga Vinh), 132 km đường Hồ Chí Minh nối liền

Nghệ An với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước (Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh) để mở rộng quan hệ thương mại, nhất là việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản - thế mạnh của tỉnh.

- Khai thác tiềm năng các tuyến quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 48 và quốc lộ 15 nối liền hành lang Đông - Tây kết hợp với các cửa khẩu Thanh Thủy, Nậm Cắn (và sắp tới thêm cửa khẩu Thông Thụ - Quế Phong) để mở rộng quan hệ kinh tế với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Đặc biệt, phải phát huy lợi thế là vị trí trung chuyển cho Lào và các nước Bắc Á cũng như các quốc gia khác.

- Khuyến khích và động viên ở mức cao nguồn lực chất xám của tỉnh. Nghệ An là một vùng đất hiếu học và học giỏi. Trung bình hàng năm Nghệ An có 4.610 học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng, đạt 18,7% số học sinh tốt nghiệp THPT. Đó là nguồn lực bổ sung đáng quí, nếu biết khai thác sẽ trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Như trên đã nói, nguồn lực lao động của Nghệ An không phải thiếu những người có trình độ cao, mà là có nhiều người trình độ cao đang làm việc trên địa phương khác, chủ yếu tại các trung tâm thành phố lớn. Mặc dù, từ cuối những năm thập kỷ 1990, tỉnh đã có các chính sách thu hút nhân tài, như: ưu tiên tuyển dụng, nâng cao lương bổng, trợ cấp nhà ở và tài chính bước đầu, song hiệu quả mang lại chưa đáng kể. Và như vậy, tỉnh đã để lãng phí nguồn nhân lực này.

Để sử dụng được tiềm năng chất xám đó, trước hết cần phải thống nhất quan điểm: hành động hướng về quê hương, góp phần xây dựng quê hương, những người con xa quê không nhất thiết phải về làm việc tại tỉnh, mà họ có thể sống và làm việc trên mọi miền Tổ quốc, thậm chí ở nước ngoài. Những ai muốn hướng về quê hương, giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội thì có thể sử dụng rất nhiều “kênh” khác nhau, như: đầu tư vốn để phát triển kinh tế

của tỉnh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong tỉ nh, tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm do các doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất ra, tài trợ, quan tâm đến việc học của thế hệ sau, hoặc tư vấn trong việc lựa chọn lĩnh vực, sản phẩm để đầu tư


Kết luận chương 3


Trên cơ sở thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm vừa qua, để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, đến năm 2010, tỉnh Nghệ An phải thực hiện một hệ thống mục tiêu, bao gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Muốn thực hiện thắng lợi các mục tiêu đó, luận văn đề xuất 5 giải pháp vừa mang tính phổ biến, vừa tính đến điều kiện cụ thể của địa phương. Các giải pháp đưa ra đều xuất phát từ sự phân tích thực tiễn quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong hơn 10 năm gần đây, đồng thời dựa vào sự phân tích các lợi thế so sánh của tỉnh. Mỗi giải pháp đều có vị trí quan trọng riêng, song chúng có mối quan hệ hữu cơ, vì vậy cần phải được thực hiện đồng bộ mới mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, cần có sự lựa chọn để ưu tiên thực hiện các giải pháp trên một cách phù hợp với điều kiện cụ thể từng giai đoạn. Trong đó, có giải pháp đòi hỏi phải được thực hiện cấp bách, như: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm; giải pháp về vốn; có giải pháp phải thực hiện dần từng bước, như: khai thác các tiềm năng, lợi thế; giải pháp về ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ


KẾT LUẬN

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí