Phát Triển Công Nghiệp Nông Thôn Và Ngành Nghề Ở Nông Thôn


sự chuyển biến đã làm giảm tối thiếu sự thiệt hại do thời tiết gây ra. Trà lúa chiêm và xuân sớm chiếm gần 30%, trà xuân muộn chiếm gần 50 - 55% và trà xuân trung vẫn chiếm diện tích trên 15 - 20%. Công tác nghiên cứu khảo nghiệm giống tiếp tục được duy trì với 154 lượt giống lúa, 64 lượt giống ngô, 13 lượt giống lạc, 21 lượt giống đậu tương chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Đồng thời, hàng năm Trung tâm giống cây trồng và một số địa phương đã phối hợp cùng Viện nghiên cứu ngô, các công ty giống sản xuất thành công 1 số tổ hợp ngô lai với sản lượng 300 - 400 tấn/ha; giống lúa lai 3 dòng Nhị ưu 7 năng suất cao, ổn định đạt 61 – 77 tạ/ha...

Ngoài các giống cây lương thực, nhiều giống cây màu như lạc, rau đậu, hoa...năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất (giống sắn HN124 năng suất thực tế đạt 30 - 35tấn/ha, nhiều giống lạc, đậu tương năng suất đạt 2

-3 tấn/ha, bước đầu sản xuất thành công hoa ly...) làm thay đổi căn bản cơ cấu giống cây trồng của tỉnh. Năm 2007 toàn tỉnh trồng mới được 360 ha bưởi Đoan Hùng; 22,95 ha hồng không hạt. Tỉnh đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất cây giống bưởi Đoan Hùng sạch bệnh bằng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng, đảm bảo hệ số nhân giống cao, cây giống sạch bệnh và giữ được các tính trạng tốt của cây đầu dòng; ứng dụng kỹ thuật giâm cành trong sản xuất cây giống chè (toàn tỉnh có trên 4.000ha chè giống mới LDP1, LDP2, Bát Tiên chất lượng tốt được nhân giống bằng phương pháp giâm hom).

Trong lĩnh vực sản xuất giống cây lâm nghiệp đã nghiên cứu, sản xuất thành công giống cây bạch đàn bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và đang từng bước nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trên một số đối tượng cây trồng khác; nhân giống keo lai, luồng Thanh Hoá bằng phương pháp giâm hom đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Đến nay có khoảng hơn 500 ha rừng được trồng bằng keo lai, bạch đàn mô và 9/13 huyện đã trồng tre măng


với diện tích khoảng hơn 47 ha...

Trong chăn nuôi, Phú Thọ đã chủ động trong việc sản xuất tinh giống lợn lai (năm 2007 sản xuất 40.000 liều tinh dịch lợn, hỗ trợ tinh bò 600 liều) đáp ứng thoả mãn nhu cầu cho sản xuất. Đã thử nghiệm thành công phương pháp bảo quản tinh dịch lợn trong thời gian 24h, góp phần giữ ổn định chất lượng. Phương pháp thụ tinh nhân tạo đối với lợn, bò đã được áp dụng từng bước mở rộng, nhờ đó hiện nay đã có khoảng 30% đàn bò được Zebu hoá; tỷ lệ lợn lai chiếm trên 95% tổng đàn. Các giống vịt siêu trứng, gà thả vườn, ngan Pháp...đang được phổ biến nuôi rộng rãi trong nhân dân.

Trong lĩnh vực thuỷ sản, Trung tâm giống thuỷ sản đã tiếp nhận và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất cá rô phi dòng Giff, công nghệ sản xuất cá chép lai V1 và đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất giống ba ba gai, ba ba hoa Thái Lan. Năm 2007, trung tâm đã cung cấp 700 ngàn cá con cá chép lai, 500 ngàn con cá rô phi đơn tính, 500 ngàn con tôm càng xanh và 2.000 con cá truyền thống các loại.

Trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Năm 2007, Phú Thọ đã tổ chức tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ khuyến nông cho 14.488 lượt cán bộ khuyến nông và nông dân, mở 42 lớp tập huấn kỹ thuật công tác khuyến ngư; tổ chức 54 cuộc hội thảo đào tạo, tuyên truyền kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật. Tỉnh đã ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) vào sản xuất; thông qua chương trình đã có hàng vạn lượt hộ dân được đào tạo, tập huấn về IPM trên lúa, rau và chè. Nhờ đó, đã làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân; giúp nông dân có hiểu biết nhất định về thiên địch, hệ sinh thái, cách tự sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học. Các chế phẩm sinh học (phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh) từng bước được áp dụng trong sản xuất. Phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


được khuyến cáo áp dụng, việc tiêm phòng vaccin phòng, chống các bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm được đẩy mạnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 9

Trong lĩnh vực xử lý chất thải. Toàn tỉnh hiện có khoảng 700 hầm Biogas, với dung tích trung bình khoảng 8 - 12m3/hầm. Đồng thời công nghệ ủ phân compos đang từng bước được chuyển giao cho các hộ nông dân để sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất rau, chè an toàn.

Công nghệ sinh học truyền thống trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản được ứng dụng rộng rãi trong nhân dân để bảo quản hạt giống, bảo quản các loại nông sản; chế biến chè, rượu bia, nước mắm, tương, cá thính ủ chua thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi. Đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất nấm rơm, sản xuất mộc nhĩ, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước được rộng.

* Trong những năm gần đây, tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, việc sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay đã trở nên khá phổ biến. So với năm 1997, việc ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất đã có bước phát triển tốt, chủ yếu là khâu làm đất, ra hạt. Hiện có khoảng 15% diện tích được cơ giới hoá khâu làm đất và trên 90% cơ giới hoá trong khâu ra hạt lúa, các khâu khác như tưới nước, phun thuốc trừ sâu, vận chuyển, tuốt lúa, xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc cũng được cơ giới hoá nhanh ở mức cao hơn trước. Hoạt động xay sát là một trong những hoạt động phổ biến ở hầu hết các xã, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh, hiện tỉnh có 3 nhà máy xay lớn với tổng công suất 30.000 - 40.000 tấn/năm, nâng khối lượng xay sát toàn tỉnh năm 2007 là 407.000 tấn. Toàn tỉnh hiện có 63 cơ sở chế biến chè công suất đạt trên 1 tấn búp tươi/ ngày với tổng vốn đầu tư khoảng 437,623 tỷ đồng, tạo việc làm cho 6.439 lao động.

* Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với quá


trình phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi nội đồng tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp và hoàn thiện. Tỉnh đã chỉ đạo triển khai đầu tư xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước, dự án thuỷ lợi tưới cây vùng đồi tại các huyện Thanh Ba, Hạ Hoà, Phù Ninh, Lâm Thao, Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn, trong đó hoàn thành đưa vào sử dụng một số hạng mục công trình đầu mối 4 hồ chứa và 10km kênh tưới. Triển khai thực hiện 14 công trình tu bổ đê điều, chiều dài 102,6km; đào đắp được 50km nền đường các công trình gia cố nâng cấp đê kết hợp đường giao thông; 19 công trình kè bảo vệ bờ vở sông chiều dài 26,5km và xây dựng xong 78,5km đường giao thông vùng chậm lũ.

Hiện nay, toàn tỉnh có 470 trang trại, 710 tổ hợp tác và 117 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 99 hợp tác xã có hoạt động dịch vụ thuỷ lợi. Các hợp tác xã này có 135 máy bơm các loại, 150 hồ đập, gần 900km kênh mương tưới cho gần 24 ngàn ha, tưới chủ động cho 21 ngàn ha, diện tích tiêu chủ động tăng từ 3,5 ngàn ha lên 5,5 ngàn ha. Nhờ đó, tăng diện tích gieo cấy được tưới đạt 90% tổng diện tích, góp phần quan trọng, tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất. Hệ thống tiêu phần lớn là tiêu tự chảy; các ngòi tiêu đang bị bồi lấp, lấn chiếm, hệ thống bờ vùng chưa hoàn chỉnh nên hiệu quả thấp. Chất lượng một số công trình thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được năng lực thiết kế. So với yêu cầu thâm canh tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi thì thực trạng thuỷ lợi hoá của Phú Thọ vẫn còn nhiều bất cập.

2.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Những năm qua được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới điện, tạo tiền đề phát triển các ngành sản xuất và đời sống nhân dân. Tỉnh đã đầu tư


xây dựng 4 trạm 110KV, làm mới, cải tạo trên 100km đường dây 100KV và lưới điện trung thế; hơn 50km đường dây 220KV để mua điện từ Trung Quốc. Đến nay đã có 100% số xã trong tỉnh có điện lưới quốc gia; hệ thống đường dây hạ thế, cao thế tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện lên 97,3%, số hộ nông thôn được sử dụng điện đạt 98% (năm 2007). Tuy nhiên, lưới điện nông thôn nhiều xã chưa đảm bảo kỹ thuật, tiêu hao điện năng còn cao, hiện tượng quá tải vào giờ cao điểm chưa được khắc phục, phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

Giao thông nông thôn có bước phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Với sự phối hợp giữa nhà nước và nhân dân; bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước, vốn vay đặc biệt là nguồn vốn ODA, Phú Thọ đã triển khai đầu tư nâng cấp, cải tạo hàng loạt các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ. Đã triển khai đầu tư 24 tuyến đường huyện lộ, với chiều dài trên 180km, tổng vốn đầu tư 972 tỷ đồng. Chương trình giao thông nông thôn, đường liên thôn, liên xã được triển khai tích cực, đến nay 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, đưa vào sử dụng 737km đường nhựa, 786km đường bê tông, 523km đường cấp phối đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất và giao lưu kinh tế. Mạng lưới giao thông Phú Thọ phân bố tương đối hợp lý, thuận tiện trong giao lưu hàng hoá, hành khách nội ngoại tỉnh. Tuy nhiên, với việc mật độ giao thông đường tăng nhanh, chất lượng công trình không đảm bảo, vốn đầu tư xây dựng và bảo trì chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; việc nạo vét luồng lạch không được tiến hành thường xuyên phần nào đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển của tỉnh.

Hệ thống các cơ sở giáo dục, y tế, chợ nông thôn tiếp tục được mở rộng. Trong 10 năm qua, sự nghiệp giáo dục Phú Thọ có những chuyển biến tích cực. Quy mô mạng lưới trường lớp được quy hoạch khá hợp lý, phát triển theo hướng đa dạng hoá và từng bước xã hội hoá. Ngoài hệ thống các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và dạy nghề thì Phú Thọ còn có năm


trường cao đẳng và một trường đại học là Đại học Hùng Vương, về cơ bản đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Phú Thọ đã hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2002, và phổ cập trung học cơ sở năm 2003. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố hoá và bán kiên cố đạt 96%; đến năm 2005 tỉnh có 121 trường đạt chuẩn quốc gia và được công nhận là một trong những tỉnh miền núi dẫn đầu về phát triển sự nghiệp giáo dục. Quy mô đào tạo, dạy nghề tăng với tốc độ cao, cơ cấu đào tạo đã chuyển hướng theo sát với nhu cầu sử dụng lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh lên 33,6%. Góp phần nâng cao chất lượng lao động toàn tỉnh nói chung và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được củng cố và nâng cấp. Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất về trang thiết bị. Đến nay, toàn tỉnh có 90% trạm y tế xã được kiên cố hoá (năm 2007 có 30% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế), 100% số xã có bác sỹ, có đủ thuốc thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh và 100% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Các chương trình y tế quốc gia triển khai đạt hiệu quả cao, chất lượng phục vụ trong các cơ sở y tế được nâng lên. Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, các cơ sở hành nghề y dược tư nhân được mở rộng và khuyến khích phát triển. Hoạt động y tế dự phòng, giám sát dịch bệnh được duy trì thường xuyên và chủ động, đã kịp thời ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.

Mạng lưới bưu chính, viễn thông Phú Thọ phát triển tương đối nhanh, cơ bản có độ phủ sóng tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại. Hệ thống thông tin, văn hóa nông thôn phát triển mạnh góp phần cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Số máy điện thoại năm 1997 chỉ đạt 0,9 máy/100 dân, đến nay đã đạt 26 máy; 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, số bưu điện văn hóa


xã có kết nối internet đạt 46,4%; đến năm 2004 đã hoàn thành mục tiêu 100% số xã có đài truyền thanh, tỷ lệ phủ sóng đạt 98%. Toàn tỉnh có 1.055 nhà sinh hoạt văn hóa khu dân cư, chiếm 36,8% số khu dân cư toàn tỉnh, khu dân cư văn hóa đạt 72,1% năm. Tỷ lệ dân được dùng nước sạch đạt 70,3%, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 69%. Tuy nhiên, đa số các chỉ tiêu về bưu chính, viễn thông của tỉnh Phú Thọ còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước; mật độ người sử dụng và chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa đồng đều; hoạt động của các điểm văn hóa xã còn hạn chế.

Đến nay, mạng lưới thương mại, dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện, thị và các xã trong tỉnh. Hình thành nên các trung tâm buôn bán, thị trấn, thị tứ khá sôi động đáp ứng cơ bản nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của người dân một cách thuận tiện.

2.3.4. Phát triển công nghiệp nông thôn và ngành nghề ở nông thôn

Vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp vào đặc điểm tình hình của địa phương, Phú Thọ đã có nhiều biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường thu hút đầu tư, tập trung thực hiện các chương trình công nghiệp trọng điểm, như chế biến nông lâm sản thực phẩm, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón. Vì thế, sản xuất công nghiệp liên tục phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng bình quân 14,8%/năm. Cơ cấu kinh tế công nghiệp xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực, chiếm 38,7% tổng thu nhập của tỉnh.

Với quan điểm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ngay sau khi tách tỉnh, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển tiểu thủ công nghiệp và các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới. Đến nay, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã tăng trên 60% so với lúc mới


tách tỉnh. Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã tăng trên 30%, doanh thu tăng 75% và nộp ngân sách tăng gần 70% so với năm 1997. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng công suất; đã chú trọng đến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và khả năng tiêu thụ sản phẩm; nhiều sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt cả trong và ngoài nước như: thảm trải nền, chè, gạch xây dựng, đồ thủ công mỹ nghệ, trạm khắc gỗ, mây tre đan.

Những năm qua kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và quy mô, đồng thời cũng đa dạng hơn về loại hình và ngành nghề. Các thành phần kinh tế nông lâm nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân gồm: hộ sản xuất, trang trại, doanh nghiệp tư nhân đã có sự đầu tư thiết bị và khoa học kỹ thuật để mở rộng phát triển sản xuất. Đến năm 2007, toàn tỉnh có 222.243 hộ nông dân, 470 trang trại, 380 hợp tác xã với tổng số xã viên là 150.076 người trong đó có 117 hợp tác xã nông lâm nghiệp, 6 hợp tác xã thuỷ sản, 190 hợp tác xã dịch vụ điện năng, 2 hợp tác xã môi trường, 28 hợp tác xã công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 1 hợp tác xã thương mại, 7 hợp tác xã vận tải, 33 hợp tác xã tín dụng; có 710 tổ hợp tác với 6.644 hộ thành viên, vốn góp từ 500.000 đồng – 5 triệu đồng, 178 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với giá trị sản xuất đạt khoảng gần 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết các loại hình kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ đều có quy mô nhỏ và thiếu vốn sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất chưa cao. Với tổng số 470 trang trại, tổng nguồn vốn đầu tư cho các trang trại này chỉ đạt

105.134 triệu đồng. Doanh thu bình quân của mỗi trang trại lại chưa đến 200 triệu đồng/năm, số lao động thu hút trung bình cũng rất khiêm tốn 5 – 6 lao động/trang trại. Toàn tỉnh có khoảng 150 doanh nghiệp làm chế biến và bảo quản nông lâm thuỷ sản, với tổng số vốn đầu tư khoảng 640 tỷ đồng, bình quân 4,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; giá trị sản xuất đạt trên 600 tỷ đồng, thu hút

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023