Phát Triển Công Nghiệp, Dịch Vụ Và Ngành Nghề Ở Nông Thôn

Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp, Nghệ An đã có sự chuyển hướng từ khai thác là chủ yếu sang trồng rừng mới và khoanh nuôi là chủ yếu. Thời kỳ 1996 - 2000, toàn tỉnh trồng được 45.000 ha rừng mới. Trước năm 1990, trung bình mỗi năm tỉnh Nghệ An khai thác từ 30.000 - 40.000 mét khối gỗ rừng tự nhiên, thì nay chỉ khai thác khoảng 13.000 - 15.000 mét khối (kể cả rừng trồng). Điều này đã làm tăng độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 36,24% năm 1990 lên 41,51% năm 2002.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, mặc dù những năm 1991 - 1997 đã có sự thay đổi về tỷ trọng (tăng từ 4,5% lên 22,3% tổng giá trị ngành thủy sản), nhưng từ 1997 đến nay thì chững lại (năm 2002 là 23,7%). Nếu tính toàn bộ hoạt động của ngành thủy sản thì năm 2002 đã tăng lên 1,05 lần về sản lượng và 1,65 lần về giá trị so với năm 2000[49].

Về cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tại Nghệ An đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh, trong đó đáng kể là: lạc (30.000 ha), mí a (25.000 ha), chè (7.500 ha), nguyên liệu giấy (12.700 ha), dứa (2.700 ha), và 1.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản[8]Trên cơ sở phân tích và xác định lợi thế so sánh của tỉnh, Nghệ An đã đặt ra mục tiêu tập trung ưu tiên vào 4 con (tôm sú, cá rô phi đơn tính, bò và lợn) và 8 cây (mía, chè, lạc, cam, dứa, sắn, cà phê, và nguyên liệu giấy). Nhờ vậy, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha ở nhiều vùng Nghệ An đến nay đã đạt 70 triệu đồng.

Những số liệu trên phản ánh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An trong thời gian qua chỉ tăng về sản lượng chứ chưa thực sự tạo được một sự thay đổi đáng kể trong kinh tế. Các tiềm năng về kinh tế rừng và kinh tế biển của Nghệ An vẫn chưa được khai thác đầy đủ và hiệu quả.

Trong những năm qua hoạt động trồng rừng chuyển biến khá chậm, trong khi tốc độ khai thác gỗ và lâm sản tự nhiên vẫn còn lớn, tác động xấu đến môi trường.

2.2.2.2 Cơ cấu lao động ở nông thôn


Tổng số lao động nông thôn của tỉ nh Nghệ An tí nh đến năm 2002 có gần 1,17 triệu người, trong đó lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản có hơn 974 nghìn người (chiếm 82,94%), lao động công nghiệp và xây dựng có 91,9 nghìn người (chiếm 7,83%), lao động dịch vụ có 108,47 nghìn người (chiếm 9,23). Sang năm 2003, các số liệu tương ứng là 80% - 8% - 12%. So với năm 1996, tỷ trọng lao động nông nghiệp năm 2003 giảm được 1,34%, còn tỷ trọng lao động công nghiệp tăng 1,07%. Riêng tỷ trọng lao động dịch vụ chuyển dịch không đúng qui luật, vì lẽ ra phải tăng lên thì nó lại giảm đi 3,21%. Sự chuyển dịch đó là quá chậm so với yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, trong đó có nguyên nhân chưa nhận thức đúng đắn trách nhiệm, vai trò con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chúng ta đang còn tư duy tiểu nông, phương pháp lao động và quá trình quản lý chưa theo hướng CNH, HĐH, giáo dục nông thôn chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc, giáo dục học đường, giáo dục văn hoá, công tác khuyến nông, đào tạo nghề chưa được mở rộng, chưa ngang tầm yêu cầu.

Quá trình phân công lao động diễn ra trong nội bộ ngành nông, lâm, thuỷ sản có sự phân hoá rõ rệt. Phần lớn lao động tập trung vào nông nghiệp, còn lao động trong lâm, thuỷ sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (thuỷ sản chiếm 3,2%). Tuy nhiên, lao động nông thôn Nghệ An có ưu điểm là tỷ lệ lao động không biết chữ tương đối thấp. Số liệu năm 2002 cho thấy, tại khu vực thành thị có 0,24% lao động không biết chữ, thì ở nông thôn tỷ lệ đó cũng chỉ 1,35% (chênh lệch không lớn). Nhờ vậy, người dân có khả năng tiếp cận được với

khoa học, kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, lao động có trì nh độ tốt nghiệp trung học phổ thông có sự chênh lệch rõ hơn giữa nông thôn và thành thị (ở thành thị là 51,82%, trong khi đó ở nông thôn là 15,16%). Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Đây là trở ngại cho việc áp dụng trình độ khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn, do đó quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ bị chậm lại.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn, đến năm 2002 Nghệ An có 184.582 người được đào tạo nghề, chiếm 15,25% tổng số, trong đó công nhân kỹ thuật có bằng có 52.144 người, chiếm 4,31%. Số còn lại (chiếm đến 84,75%) là lao động phổ thông. Như vậy, so với năm 1996, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đã tăng hơn gấp đôi (từ 7,5% lên 15,25%). Nhìn một cách tổng thể, lực lượng lao động nông thôn Nghệ An tuy có trình độ văn hóa khá cao song trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp (chỉ đạt hơn một nửa của cả nước - 15,25% so với 25%).

Một thực tế là, không phải Nghệ An không có nguồn nhân lực trình độ học vấn cao, mà là những người được đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung cấp rất nhiều, nhưng do chính sách khuyến khích động viên chưa đủ sức hấp dẫn, những người này sau khi tốt nghiệp một số đã không quay về phục vụ quê hương.

2.2.3. Phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn

Công nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở Nghệ An những năm gần đây đã có bước phát triển mới. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp chế biến nông sản đạt 12 - 14%/năm, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nông nghiệp và giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Một số lĩnh vực phát triển mạnh là xay xát, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất đường, sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu

Trong các năm 2000 - 2001, giá trị công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của tỉnh này chiếm đến 36% và 40% giá trị toàn ngành công nghiệp, trong đó chế biến xuất khẩu súc sản bình quân hàng năm đạt khoảng

1.500 - 1.600 tấn thịt mảnh, 45.000 - 50.000 con lợn sữa, 200 tấn tôm cá. Ngoài thủy sản, một số nông sản thực phẩm chế biến khác đạt mức khá là: chè búp khô 3.000 tấn, dầu thực vật 10.000 tấn, bia 13 triệu lí t, nước mắm 10 triệu lítTiếp sau chế biến lương thực thực phẩm là chế biến gỗ và lâm sản. Các cơ sở chế biến chủ yếu của tỉnh hiện nay là: 3 dây chuyền chế biến chè lớn và một số dây chuyền chế biến nhỏ khác với tổng công suất 60 tấn chè búp tươi/ngày; 3 nhà máy đường với tổng công suất 8.000 tấn mí a cây/ngày; 2 nhà máy c hế b iến súc s ản xuất khẩu công s uất 2. 500 t ấn/ năm; nhà máy c hế b iến d ầu thực vật công suất 10 nghìn tấn/năm; nhà máy bia công suất 13 triệu lít/năm; và hàng chục xí nghiệp chế biến khác, như: nhà máy chế biến muối Quỳnh Lưu, nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu Quỳnh Lưu, nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên ThànhNhững cơ sở chế biến này đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động/năm.

Đặc biệt, ở Nghệ An các ngành công nghiệp chế biến không sử dụng nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp đang ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế của tỉnh. Đó là các ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng kim khí phục vụ nông nghiệp như máy tuốt lúa, xe vận tải cỡ nhỏ, công cụ cầm tay

Hiện nay, tại Nghệ An nhiều ngành nghề truyền thống từng bị mai một nay đã được khôi phục. Điển hình là làng mây tre đan Phong Cảnh (Nghi Lộc),

không chỉ được khôi phục, mà còn được nhân rộng, phát triển ra các làng mới như Thái Thọ, Thái Lộc, Nghi Phong. Nhiều làng nghề truyền thống có tuổi từ hàng trăm năm vẫn được duy trì và kinh doanh hiệu quả. Hiện tại, Nghệ An có khoảng 117 làng nghề[50], kinh doanh trong các nhóm nghề chính là mây tre đan, dâu tằm tơ, dệt thổ cẩm, mộc dân dụng và mỹ nghệ, cơ khí và sửa chữa máy công cụ, khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, làm nón, khai thác cát, sạn... Các địa phương có nhiều làng nghề nhất là: Diễn Châu (16 làng), Quỳnh Lưu (14 làng), Hưng Nguyên (11 làng), Nam Đàn (11 làng), Thanh Chương (11 làng), Đô Lương (10 làng), Nghi Lộc (8 làng)Sự phát triển ngành nghề ở Nghệ An đã góp phần cùng công nghiệp nông thôn tạo ra 81,7% tổng giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm, và 41,3% giá trị công nghiệp trên địa bàn.

Các hoạt động dịch vụ ở nông thôn Nghệ An tuy chưa phát triển mạnh nhưng cũng đã có bước khởi sắc. Một số dịch vụ phát triển hơn là: dịch vụ làm đất; dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp; dịch vụ bảo vệ thực vật, động vật; dịch vụ thủy nông, dịch vụ vốn, dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong 3 năm 2001 - 2003, các ngân hàng chính sách xã hội tại Nghệ An đã cho vay 120 nghìn lượt hộ nghèo với tổng doanh số 315,131 triệu đồng, mức vay một hộ nghèo tăng từ 1,9 triệu đồng năm 2000 lên 3,2 triệu đồng năm 2003. Ngoài ra, các tổ chức quần chúng như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binhcũng đứng ra tín chấp để cho hộ nghèo vay hàng chục tỷ đồng phát triển kinh tế hộ, với lãi suất ưu đãi.

Xét về cơ cấu hộ phân theo ngành kinh tế ở nông thôn, cho thấy tính chất thuần nông của sản xuất tại nông thôn tỉnh Nghệ An. Thể hiện là tỷ lệ hộ kinh doanh nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhất là nông nghiệp vẫn chiếm áp đảo (đến 84%), trong khi đó các hộ kinh doanh tiểu thủ

công nghiệp, xây dựng và thương nghiệp thì quá ít (từ 0,1% đến 2,8%). So với mức chung cả nước, cơ cấu hộ theo ngành nghề ở Nghệ An lạc hậu hơn. Nhận định này được rút ra từ số liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản của Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương năm 2001, qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình hộ nông thôn phân theo ngành kinh tế chính

Đơn vị: hộ, %



Cả nước

Nghệ An

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Tổng số

12.786.101

100

508.186

100

Hộ nông nghiệp

10.723.936

77,1

462.696

84

Hộ lâm nghiệp

23.995

0,2

739

0,1

Hộ thủy sản

509.035

3,7

13.619

2,4

Hộ CN, TTCN

598.841

4,3

13.315

2,4

Hộ xây dựng

169.671

1,2

1.940

0,3

Hộ thương nghiệp

760.623

5,5

15.877

2,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 8

Nguồn: Số liệu tổng điều tra(s.đ.d)


2.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Xét chung cả nước, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế được đánh giá là có sự tiến bộ đáng kể. Cùng với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khác, đặc biệt từ đầu những năm 1990 và mạnh mẽ hơn từ năm 1993,

bộ mặt nông thôn nhờ đó mà thay đổi rõ nét. Theo nguồn tin từ vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, chỉ trong 3 năm 1995-1997, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp và nông thôn đã đạt tới mức trên dưới 10.000 tỷ đồng/năm. Số vốn này chủ yếu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó cho nông, lâm, thuỷ sản 10,21%, cho công nghiệp chế biến 1,4% và cho phát triển nông thôn 2,29%. Đây là chưa kể đóng góp của nhân dân hàng năm để bê tông hoá đường giao thông, kênh mương nội đồng.

Tại Nghệ An, các chương trình như 135, xây dựng trung tâm cụm xãđược ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, điện, đường, trường, trạm, mạnh nhất là giai đoạn 1999 - 2005. Tuy nhiên, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các chương trình này được lồng ghép và mở sang hướng đầu tư đào tạo cán bộ dân tộc, xây dựng công trình hạ tầng gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và quy hoạch bố trí dân cư.

2.2.4.1 Giao thông nông thôn


Hệ thống giao thông nông thôn ở Nghệ An không ngừng được cải thiện. Tính đến năm 2003, toàn tỉnh đã mở thêm được 1.350 km đường mới, nâng cấp

8.225 km mặt đường, trong đó có 4.374 km đường nhựa và bê tông, 739 km đường đá dăm, 3.112km đường cấp phối và 724 cầu tràn lớn nhỏ, với tổng kinh phí 769.103 triệu đồng. Tỷ lệ đường nông thôn nhựa hóa và bê tông hóa đạt 36,09%. Đến nay, đã có 100% số xã đồng bằng, trung du và phần lớn các xã miền núi có đường ô tô vào đến trung tâm xã.

Hệ thống giao thông nội đồng cũng được làm mới, tu sửa và nâng cấp phục vụ tốt sản xuất. Tuy nhiên một số xã ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa hiện vẫn còn chưa có cả đường cho xe 2 bánh vào trung tâm xã. Tuy phong trào làm đường giao thông, trước mắt là đường cấp phối thay cho đường đất được các xã, huyện phát động với sức đóng góp của nhân dân

nhưng còn nhiều bất cập về cả mạng lưới và chất lượng. Cũng chính vì thế mà nhiều xã, thôn ở vùng cao chưa được tiếp cận với văn hoá hiện đại. Đó là những lực cản lớn nhất đối với việc mở rộng giao thông lưu thông hàng hoá trong nội bộ tỉnh.

Nhờ thực hiện tốt chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao thông nông thôn Nghệ An đã phát triển khá. Tuy nhiên, do địa hì nh phức tạp, nhiều núi cao, suối sâu nên việc làm đường gặp khó khăn hơ n nhiều so với các tỉnh khác. Thực tế là, đi từ trung tâm Thành phố Vinh lên các xã biên giới còn khó khăn và mất thời gian nhiều hơn là đi từ Vinh ra Hà Nội hay vào Huế, Đà NẵngVì vậy, tỷ lệ xã có đường ô tô về tận trung tâm của Nghệ An chỉ đạt 94,4% vào năm 2001, thấp hơn mức trung bình cả nước (95,4%) là điều dễ hiểu.

2.2.4.2 Điện khí hóa nông thôn


Điện khí hoá là một yêu cầu quan trọng đã được đặt ra khá lâu. Nhưng thực tế, những kết quả thật sự thì mới được tạo ra trong khoảng từ giữa những năm 1990 đến nay. Nghệ An là tỉnh có điều kiện hết sức thuận lợi, vì dọc theo lãnh thổ của tỉnh có đường dây 500 KV Bắc - Nam đi qua. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tận dụng địa hình dốc, lòng sông hẹp, nước chảy xiết để đầu tư xây dựng thêm nhiều máy phát điện độc lập và thuỷ điện mini phục vụ cho sản xuất và đời sống các xã vùng sâu, vùng cao. Sự phát triển của mạng lưới điện nhỏ này đã nâng cao tỷ lệ xã và hộ được dùng điện.

Ngoài hệ thống đường dây 500 KV, trên địa bàn Nghệ An còn xây dựng được 938 trạm biến áp phân phối với 405 km đường dây 35 KV; 687 km đường dây 10 KV; 32 km đường dây 6 KV. Nhờ sự nỗ lực của tỉnh, đến nay đã có thêm 26.835 hộ được dùng điện từ lưới điện quốc gia. Đồng thời, tại các huyện thuộc vùng núi cao như Kỳ Sơn, Con Cuông đã tự xây dựng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí