Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 20


nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến năm 2015, toàn tỉnh Lâm Đồng có

43.084 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm hơn 16,4% diện tích canh tác. Tổng đàn bò sữa toàn tỉnh đạt 17.223 con, trong đó chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp đạt khoảng 20%, đã xây dựng nhà máy

chế biến sữa với công suất 40 tấn/ngày. Tổng diện tích ao nuôi cá nước

lạnh đạt 50 ha, sản lượng đạt 500 tấn/năm. CNSH trong chọn tạo và sản

xuất giống phát triển mạnh với trên 50 cơ sở nuôi cấy mô cung cấp 30 triệu cây giống/năm, cùng các cơ sở gieo ươm cung cấp trên 2,0 tỷ cây giống/năm

nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương và xuất khẩu sang các

nước Nhật, Úc, Hà Lan,... Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng vật nuôi khi áp dụng công nghệ cao tăng 30­50%, giúp tăng lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 40% so với doanh thu. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác ước đạt 145 triệu đồng/ha, cao hơn 5 lần so với năm 2004. Trong đó, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho doanh thu cao hơn 2 lần giá trị sản xuất bình quân toàn tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 11.000 ha đạt doanh thu trên 500 triệu đồng/ha/năm,

trong đó có 700 ha đạt doanh thu từ 1 ­ 3 tỷ đồng, cá biệt có khoang 10 ha là

diện tích sản xuất giống, cây dược liệu, đông trùng hạ thảo, hoa chậu cao cấp, cây cảnh cho doanh thu trên 3 tỷ đồng/ha/năm. Tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh [75, tr.12].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Khoa học ­ công nghệ tăng cường:

ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp được

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 20

Thông qua việc thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, trong những năm 2004 ­ 2015, đã có nhiều công nghệ mới được nghiên cứu, phát minh, nhập khẩu và đưa vào ứng dụng trong thực tế sản xuất như: Sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, màng phủ nông nghiệp, tưới tự


động, thủy canh. Đến năm 2015, diện tích canh tác trong nhà kính 3.791 ha, nhà lưới 709 ha, màng phủ nông nghiệp 7.443 ha, tưới tự động 22.164,5 ha và 20 ha canh tác thủy canh.

Ứng dụng CNSH trong nhân giống in vitro đã tạo ra các loại cây giống sạch bệnh có tính đồng nhất và ổn định về năng suất, chất lượng

với khoảng 2 tỷ cây giống thương phẩm được sản xuất hàng năm. Sử

dụng khoảng thuốc bảo vệ

thực vật bằng chế

phẩm sinh học chiếm

khoảng 15% lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng. Ngoài ra, một

số công ty đã sử dụng thiên địch bắt mồi để bảo vệ cây trông như Công ty

Đà Lạt Hasfarm sử

dụng thiên địch

nhện bắt mồi Hypro, nhện bắt mồi

Amblyseius để tiêu diệt côn trùng trên 30 ha cây hoa cúc; Công ty Huyền Thoại Toàn Cầu nhập khẩu tuyến trùng về nhân nuôi và sử dụng trừ ruồi nhuế hại cây hoa tiểu quỳnh trên khoảng 1,5 ha.

Công nghệ

ghép được áp dụng thành công trên các giôń g cây ho

ca;̀

đặc biệt cà chua 100% đãsử dung giống ghép kháng bệnh héo xanh (do vi

khuẩn) để

sản xuất đại trà.

Ứng dụng công nghệ

ghép giúp giảm tỷ lệ

bệnh héo xanh trên cây họ cà rất tốt (>80%). Bên cạnh đó, công nghệ ghép được ứng dụng trên các cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao hơn 30% so với không ứng dụng công nghệ ghép.

Công nghệ giá thể được ứng dụng vào sản xuất trên 02 tỷ cây giống thương phẩm rau, hoa và các vườn ươm cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Ngoài ra, canh tác trên giá thể đã được ứng dụng sản trên 41 ha rau (chủ yếu là rau ăn lá, cây họ cà) và cây hoa.

Công nghệ phân loại, bảo quản sản phẩm: Nhập nội công nghệ phân loại sản phẩm theo kích thước, màu sắc sản phẩm từ Dự án JICA hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng đã được đặt tại Công ty TNHH Phong Thúy. Công nghệ

sơ chế

tập trung được các doanh nghiệp, HTX

ứng dụng như

Công ty


TNHH Đà Lạt GAP, HTX Anh Đào, Công ty An Phú Lacue,... Bên cạnh đó,

một số cơ sở đang nghiên cứu, chế tạo máy móc phân loại, sơ chế nông

sản như cơ sở nghiên cứu ứng dụng máy nông nghiệp Hồng Chương, ...

Công nghệ cảm biến tự động: Trong thời gian qua, các doanh nghiệp

nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,... đã giới thiệu cho các doanh

nghiệp và các cơ sở ứng dụng công nghệ cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, CO2, cường độ ánh sáng trong canh tác rau, hoa, cây đặc sản. Đến nay, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cảm biến đạt 50 ha và đã có doanh nghiệp

(Công ty TNHH Mimosa Technology) phân phối công nghệ quản lý cảm biến tự động trên địa bàn tỉnh.

phần mềm

Công nghệ khác: Khâu gieo ươm giôń g rau, hoa đãđược cơ giới hoá từ

khâu rửa vỉ, đóng giáthể vaò

vỉ vàgieo hạt bằng maý

cho năng suất lao động

tăng gâṕ

5 ­ 7 lần so vơí lam̀

thủ công. Công nghệ màng bao phủ nhà kính

bằng plastic 3­5 lớp có tác dụng chống tia UV (tia cực tím), khuếch tán ánh sáng, chống bám bụi và độ bền cao (5 ­ 7 năm). Nhiều loại phân bón thế hệ

mới (công nghệ nano, CNSH, công nghê

vi sinh, ...) được

ứng dụng trong

canh tác thủy canh, trồng trên giá thể nâng cao chât́ lượng sản phẩm.

Các công nghệ hiện đại được Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lựa chọn và đưa vào ứng dụng phù hợp theo từng đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể. Đối với cây rau, hoa, cây đặc sản, áp dụng công nghệ invitro, giống ghép, nhà

lưới, nhà kính có điều khiển, công nghệ tưới kết hợp bón phân tự động;

công nghệ thông tin điều khiển tự động về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng và cường độ chiếu sáng; các phương pháp phòng trừ dịch hại tiên tiến, sơ chế,

bảo quản sau thu hoạch (kỹ thuật tạo màng, cấp đông, bảo quản lạnh).

Đối với cây chè, áp dụng công nghệ giống ghép, cơ giới hóa trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch; ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ


giọt; công nghệ thông tin điều khiển tự động về nhiệt độ, độ ẩm; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, áp dụng các biện pháp chế biến sâu tạo sản phẩm chất lượng cao như chè Olong, chè xanh, chè đen đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với cây cà phê, ứng dụng công nghệ giống mới, ghép chồi, tưới nhỏ giọt, sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ, 4C, Rainforest; áp

dụng các biện pháp chế

biến

ướt, chế

biến khô hiện đại nâng cao chất

lượng cà phê thương phẩm. Đối với cây lúa, ứng dụng công nghệ sinh học

và sinh thái trong phòng trừ

rầy nâu, sử

dụng giống kháng rầy, sản xuất

theo tiêu chuẩn VietGAP, cơ giới hóa khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch,

xây dựng cánh đồng lớn. Đối với chăn nuôi bò sữa, áp dụng công nghệ

giống (bò thuần Holstein Friesian), quản lý chăn nuôi thông qua hệ thống vi

tính theo chu trình khép kín, hệ

thống xử

lý nước thải hiện đại, trang bị

máy vắt sữa, máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, sử dụng các chế phẩm khử mùi hôi và ứng dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải. Đối với nuôi cá nước lạnh, áp dụng công nghệ cao trong khâu cải tạo ao hồ, xử lý nguồn nước và quy trình kỹ thuật ấp trứng, sinh sản nhân tạo.

Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 07 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 31/110 HTX, 59/763 trang trại sản xuất, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Hình thành, củng cố và phát triển các quan hệ sản xuất trong nông nghiệp:

Thông qua việc triển khai thực hiện chương trình nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, trình độ

và kỹ

thuật canh tác của người dân được

cải thiện đáng kể. Trên địa bàn Tỉnh đã xuất hiện nhiều nông dân, chủ trang trại mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để tổ chức sản

xuất.

Các loại hình kinh tế

trang trại, kinh tế tập thể và doanh nghiệp


đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng tăng về số lượng và hiệu quả hoạt động. Số lượng các dự án đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tăng lên

đáng kể. Đến năm 2015, toàn

tỉnh có 253 dự

án đầu tư

trong nước với

tổng vốn đăng ký 15.000 tỷ đồng và 106 dự án FDI đầu tư cho phát triển sản xuất nông ­ lâm nghiệp với tổng vốn đăng ký 480 triệu USD, trong đó có 154 doanh nghiệp đang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã giúp mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, gắn sản xuất với tiêu thụ và đẩy mạnh sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị. Trên địa bàn Tỉnh đã xuất hiện nhiều

mô hình liên kết có hiệu quả giữa nông dân với doanh nghiệp, HTX như

mô hình chăn nuôi bò sữa tại Đức Trọng, Đơn Dương, liên minh sản xuất

cà phê tại Di Linh, liên minh sản xuất rau an toàn tại thành phố Đà Lạt.

Các chuỗi nông sản an toàn đã góp phần xây dựng thương hiệu nông sản

Đà Lạt ­ Lâm Đồng, trở thành “đầu tàu” trong sản xuất, kinh doanh tiêu

thụ nông sản cho nông dân. Thông qua hình thức hợp đồng sản xuất ­ tiêu thụ nông sản đã tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân mở rộng quy mô và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đồng thời tăng cường sự gắn kết bền vững giữa nông dân với doanh nghiệp.

Tạo nguồn lực to lớn để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị và mở rộng hợp tác quốc tế:

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã tạo nguồn lực to lớn, thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước. Trong những năm 2004 ­ 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Lâm Đồng cao hơn 14% (2004 ­ 2010 tăng 14%, 2010 ­ 2015 tăng 14,1%), trong đó


ngành nông nghiệp tăng trưởng hơn 9% (2004 ­ 2010 tăng 9,8%, 2010 ­ 2015 tăng 8,4%), gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp cả nước.

Chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã triển

khai diện rộng (10/12 huyện, thành phố, 52/117 xã), được chính quyền,

cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số. Thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của nông sản Lâm Đồng, tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia thị trường

quốc tế

và khu vực, mà còn tạo ra nguồn lực to lớn để

giảm nghèo bền

vững và đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh dẫn đầu về xây dựng nông thôn mới ở

khu vực Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh từ 23,7% năm

2005 xuống còn dưới 2% năm 2015, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 54% năm 2005 xuống còn dưới 6% năm 2015 [22, tr.137; 23, tr.142]. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 43/117 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; huyện Đơn Dương đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới [199, tr.4].

Cùng với công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới,

những thành tựu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn

góp phần giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Vì thế, trong những năm 2004 ­ 2015, tình hình

an ninh chính trị trên địa bàn Tây Nguyên vẫn còn nhiều diễn biến phức

tạp, nhất là sau các vụ bạo loạn vào năm 2001 và năm 2004, nhưng an ninh chính trị của tỉnh Lâm Đồng luôn được giữ vững và ổn định, “không để hình thành các tổ chức phản loạn và không xảy ra bạo loạn trên địa bàn” [22, tr.176]. Tiềm lực trong khu vực phòng thủ của tỉnh có nhiều chuyển biến rõ rệt, “thế


trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc” [23, tr.151].

Mặt khác, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần mở rộng quan hệ quốc tế thông qua các chương trình hợp tác đầu tư, xúc tiến thương

mại và tham quan ­ học tập. Đến năm 2015, Lâm Đồng có quan hệ với 21

quốc gia và vùng lãnh thổ và 12 tổ chức quốc tế. Thông qua mối quan hệ hợp tác, Lâm Đồng đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như JICA (Nhật Bản), vương quốc Bỉ, Hàn Quốc, các chương trình, dự án ISLA về phát

triển nông nghiệp bền vững, dự

án CIDA về

sản xuất nông sản theo tiêu

chuẩn, chứng nhận, Dự án JICA về xây dựng mô hình phát triển theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài đạt hơn 7 triệu USD [75, tr.3]. Đặc biệt, Tỉnh đã đầu tư, hỗ trợ tỉnh Chapasak ­ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng mức đầu tư

34.183 triệu đồng [199, tr.16]. Chỉ tính trong giai đoạn 2010 ­ 2015, Tỉnh đã cử 114 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi tham quan, học tập tại nước ngoài

về ứng dụng công nghệ

cao trong nông nghiệp; tiếp nhận 1.129 đoàn

với

6.045 lượt người đến nghiên cứu, khảo sát và làm việc tại địa phương; tổ

chức 101 hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức, trong đó có một số hội nghị hợp tác quan trọng như Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Châu Á Thái Bình Dương về thống kê nông nghiệp, Hội nghị Nhóm tư vấn Hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á,…

Nguyên nhân của ưu điểm:

Thứ nhất, tỉnh Lâm Đồng có những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.


Đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm nên Lâm Đồng có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong trồng trọt và chăn nuôi các nông sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là rau, hoa, bò sữa và cá nước lạnh. Mặt khác, với nền nhiệt thấp, lại không ảnh hưởng của bão, tuyết nên chi phí xây dựng nhà kính, nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao ở Lâm Đồng rẻ hơn nhiều lần so với các địa phương

khác. Trên cơ sở năng suất, chất lượng cao, nông sản Lâm Đồng có thị

trường tiêu thụ rộng lớn do nằm trong khu vực kinh tế động lực phía Nam. Bên cạnh đó, trình độ nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng khá cao so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Nông dân Lâm Đồng có truyền thống lao động cần cù, say mê với nghề nông, ham học hỏi, sáng tạo; dám đầu tư “mạo hiểm”; đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học tận tụy với đồng ruộng và trăn trở với sự phát triển của nông nghiệp địa phương.

Thứ hai, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh lâm Đồng đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng và có nhiều nỗ lực trong tìm tòi, khảo nghiệm mô hình sản xuất mới nhằm tạo ra bước phát triển đột phá cho ngành nông nghiệp của địa phương.

Để đưa nền nông nghiệp của địa phương phát triển theo hướng công nghệ cao, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã có quá trình khảo nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp FDI đầu tư trên địa bàn, cử các đoàn công tác (gồm các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông) đi nghiên cứu mô hình, phương thức sản xuất nông nghiệp của các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các hội thảo khoa học nhằm tranh thủ ý kiến chuyên gia, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng

để thực hiện tiên phong phát triển nông nghiệp

ứng công nghệ

cao theo

cách làm riêng, mang tính đặc thù của Lâm Đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023