Tiếp Tục Thực Hiện Các Cơ Chế, Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao


bò sữa và mối liên kết giữa nhà máy với người nuôi bò sữa. Đối với công tác giống, Tỉnh đã tiến hành cải tạo giống bò thịt theo hướng lai Zebu (Sind hóa bò vàng); chọn giống bò sữa thuần chủng và nhân giống bằng phương pháp thụ tinh giới tính. Cùng với công tác giống, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu, tuyển chọn và đưa vào trồng các loại cỏ cao sản, các giống cây họ đậu làm thức ăn cho bò, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và chế biến thức ăn cho bò. Đặc biệt, để tăng diện tích trồng cỏ, Tỉnh đã khuyến khích nông dân thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa và các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng thâm canh cỏ làm thức ăn cho bò. Nhờ thế, đến

năm 2015, diện tích trồng cỏ chăn nuôi bò sữa và bò thịt trên toàn tỉnh đạt

khoảng 2.610 ha. Thu nhập của nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cỏ cao sản tăng từ 70 triệu đồng/ha/năm lên 240 triệu đồng/ha/năm. Ngoài chăn

nuôi theo quy mô hộ gia đình,

tỉnh

Lâm Đồng đã thực hiện nhiều cơ chế,

chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và chế biến sữa. Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có một số doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi theo quy mô từ hàng trăm tới hàng ngàn con bò như Công ty Vinamilk, Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt, Công

ty Bò sữa Lâm Đồng,… cùng con/hộ trở lên.

572 hộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

chăn nuôi bò sữa với quy mô từ 10

Đồng hành cùng người chăn nuôi, Sở NN&PTNT cùng với chính quyền và Hội Nông dân các địa phương đã xúc tiến thành lập các HTX, tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa như Tổ hợp tác Cầu Sắt (huyện Đơn Dương) gồm 65 nông

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 17

hộ, Tổ hợp tác Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng) gồm 94 nông hộ; một số

doanh nghiệp tham gia liên minh sản xuất với các hộ nông dân như Công ty

cổ phần sữa Đà Lạt (Dalatmilk). Các sở, ban, ngành, địa phương đã thực

hiện các chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ tiêu thụ và chế biến sản phẩm


sữa. Nhờ thế, đến năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 3 doanh nghiệp

thành lập các điểm thu mua sữa bò tươi nguyên liệu với số lượng không hạn chế gồm: Công ty Vinamilk, Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt và Công ty Sữa Dutch Lady (Cô gái Hà Lan); đồng thời xây dựng một nhà máy chế biến sữa đạt công suất 40 tấn/ngày. Với sự chỉ đạo có hiệu quả của Đảng bộ tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, địa phương, ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt đã đạt được nhiều thành tựu. Đến năm 2015, quy mô đàn bò lai Zêbu đạt 37.970 con, chiếm 60% tổng đàn bò (vượt 10% so với kế hoạch), đàn bò sữa đạt hơn 17.200 con, gấp 4 lần so với năm 2010” [132, tr.1]; năng suất sữa từ 4.200 kg/chu kỳ (300 ngày) lên 6.000 kg/chu kỳ. Nhờ thế, Lâm Đồng trở thành địa phương có quy mô đàn bò và sản lượng sữa cao thứ 3 cả nước

(sau Nghệ

An và Thành phố

Hồ Chí

Minh). Ngành chăn nuôi bò sữa của

Tỉnh đã phát triển từ

địa bàn truyền thống như

Đơn Dương, Đức Trọng,

Bảo Lộc lan rộng sang các địa phương khác như Lâm Hà, Đam Rông.

Qua kiểm chứng về tính hiệu quả của các mô hình nuôi cá nước lạnh thử nghiệm, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã chủ trương đưa cá nước lạnh vào đối tượng ứng dụng công nghệ cao và coi đó là ngành hàng thủy sản chính của

địa phương. Quán triệt chủ

trương của Tỉnh

ủy,

tại Quyết

định số

2781/QĐ­UBND về Phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (ngày 28/12/2012), UBND tỉnh đã xác định nội dung chỉ đạo về công tác quy hoạch nuôi cá nước lạnh trên những địa bàn phù hợp (có độ cao từ 500m trở lên), đồng thời xác định các giải

pháp về chọn, lai tạo và sản xuất giống cá nước lạnh phù hợp với điều

kiện địa phương. Đối với công tác nuôi trồng, Tỉnh đã ban hành các quy trình sản xuất thức ăn, phòng chống dịch bệnh trên cá nước lạnh; ứng dụng

công nghệ kỹ thuật nuôi, bảo quản và vận chuyển sản phẩm; phát triển

công nghiệp chế biến, xây dựng và phát triển thương hiệu. Ngoài việc kêu


gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nuôi cá nước lạnh thương phẩm, tỉnh Lâm Đồng cũng đã triển khai một số đề tài khoa học phục vụ cho sự phát triển của nghề này một cách bền vững; trong đó đáng kể là các đề tài “Xây dựng quy trình kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân tại Lâm Đồng”, “Nghiên cứu tìm hiểu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn trên cá hồi vân và cá tầm ở Lâm Đồng”, “Nghiên cứu công nghệ, hệ thống thiết bị đồng bộ nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao”, “Nghiên cứu phát triển nuôi cá tầm Nga và cá tầm Siberi tại các tỉnh vùng Tây Nguyên”,... Thực hiện đồng bộ các giải pháp của Đảng bộ tỉnh, đến năm 2015, toàn tỉnh có 50 ha diện tích nuôi cá nước lạnh với sản lượng toàn tỉnh đạt 500 tấn/năm (tăng hơn 100 tấn so với năm 2010). Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đã có doanh

nghiệp

sản xuất được trứng cá thương phẩm và thực hiện

ấp nở

trứng

giống thành công [23, tr.122].

3.2.4. Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

3.2.4.1. Nghiên cứu, chuyển giao khoa học ­ công nghệ

Quán triệt sâu sắc quan điểm “khoa học và công nghệ là nguồn lực

quan trọng để

phát triển nhanh và bền vững”

[161, tr.1], Đảng bộ

tỉnh

Lâm Đồng đã đẩy mạnh chỉ đạo nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ

KH­CN trong các lĩnh vực kinh tế. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Đảng

bộ chỉ đạo: tập trung nghiên cứu và đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ

KH­CN nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng cho các sản

phẩm nông nghiệp. Thực hiện sự

chỉ

đạo của

Đảng bộ

tỉnh, ngày

03/12/2010, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định 2797/QĐ­UBND

về Quy hoạch phát triển KH­CN tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, xác định

các nội dung, nhiệm vụ

và định hướng

ứng dụng KH­CN trong các lĩnh

vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Trên cơ sở định hướng phát triển


KH­CN chung, UBND tỉnh đã chỉ đạo cần tập trung đẩy mạnh công tác

nghiên cứu, khảo nghiệm, nhập khẩu các công nghệ mới tại các nước

nông nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống, công nghệ tưới nước tiết kiệm, công nghệ nhà kính và công nghệ sau thu hoạch để

tạo lập và nâng cao chuẩn giá trị trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng

thành tựu CNSH trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến; đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống

cây trồng vật nuôi, khuyến khích các thành phần kinh tế

đầu tư

sản xuất

giống cây trồng ứng dụng công nghệ invitro để tạo ra giống sạch bệnh [161, tr.11].

Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao KH­CN vào sản xuất

nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao, tỉnh Lâm Đồng thực hiện nhiều

chính sách hỗ trợ như Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến

bộ KH­CN phục vụ phát triển KT­XH nông thôn và miền núi tỉnh Lâm

Đồng giai đoạn 2011 ­ 2015; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về KH­CN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 ­ 2015, dành 60% kinh phí KH­ CN tập trung cho nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn; đồng thời chú trọng

hợp tác với các cơ

quan, viện nghiên cứu và các trường

học, các tổ chức

quốc tế

để triển khai các đề

tài, dự

án nghiên cứu, chuyển giao KH­CN.

Trong giai đoạn 2010 ­ 2015, đã thực hiện được 53 đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao KH­KT, xây dựng được 599 mô hình thử nghiệm, trình diễn và mô hình điểm về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thông qua việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhiều công nghệ mới đã được nghiên cứu, phát minh, nhập khẩu và đưa vào ứng dụng trong thực tế như công tác lai tạo giống và ứng dụng CNSH trong sản xuất giống nuôi cấy mô để tạo ra các nguồn giống chất lượng cao và sạch bệnh;


nhiều thiết bị công nghệ được đầu tư vào sản xuất như máy gieo hạt, nhà kính hiện đại, công nghệ thông tin điều khiển tự động, công nghệ đóng gói bao bì, máy móc phân loại nông sản và xử lý sau thu hoạch, công nghệ bảo

quản hoa khô

[74, tr.3]. Các công nghệ được

chuyển giao và áp dụng theo

từng nhóm đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể. Đặc biệt, đến năm 2014,

Tỉnh đã xây dựng và ban hành quy định tạm thời các tiêu chuẩn về nhà kính, nhà lưới; Ban hành quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng [Phụ lục 2].

3.2.4.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Về xây dựng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất:

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về đổi mới quan hệ sản xuất và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn theo hướng tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế hộ, khuyến khích phát

triển kinh tế

trang trại, đổi mới phát triển

HTX, tổ

hợp tác,

UBND tỉnh

Lâm Đồng đã xây dựng các đề

án thực hiện như Đề

án đổi mới và phát

triển kinh tế trang trại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012 ­ 2015 và định

hướng đến năm 2020

(Quyết định số

2286/QĐ­UBND, ngày 01/11/2012),

Đề án đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012 ­

2015 (Quyết định số

2335/QĐ­UBND, ngày 09/11/2012). Tỉnh đã chỉ

đạo

thực hiện các giải pháp về đất đai, tín dụng, đào tạo, xây dựng thương hiệu, chuyển giao KH­KT nhằm phát triển quy mô, số lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế trang trại và tập thể trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. Sau 5 năm thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,

trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 02 liên hiệp HTX và127 HTX nông nghiêp,

với tổng quy mô 2.409 ha; trong đó có 11 HTX sản xuất, chăn nuôi ứng dụng


công nghệ cao với tổng diện tích đạt 720 ha trên cây rau, hoa, chè, cà phê và quy mô 2.060 con bò sữa [214, tr.14].

Cùng với đổi mới và phát triển kinh tế

tập thể, Tỉnh

ủy Lâm Đồng

còn chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời chỉ đạo: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát huy vai trò trong sản xuất, cung ứng vật tư, kỹ thuật, tiêu thụ nông sản. Triển khai nội dung chỉ đạo

của Tỉnh

ủy,

UBND tỉnh đã ban hành Kế

hoạch,

chương trình trợ

giúp

doanh nghiệp nhỏ

và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

(Quyết định số

2366/QĐ­UBND, ngày 14/10/2010), Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 ­ 2015 (Báo cáo số 124/BC­UBND, ngày 01/9/2011), xác định các nhóm giải pháp ưu đãi, hỗ trợ về khung pháp lý, giải phóng mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển

doanh nghiệp

nhỏ

và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm

2011 ­ 2015. Bên cạnh những giải pháp đồng bộ, UBND tỉnh còn ban hành

các chương trình, kế

hoạch hỗ

trợ

nhằm tháo gỡ

khó khăn cho doanh

nghiệp trên từng lĩnh vực cụ thể như Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

về KH­CN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn giai đoạn 2011 ­ 2015

(Quyết định số

1263/QĐ­UBND, ngày 07/6/2011),

Quy định hỗ

trợ

các

doanh nghiệp và HTX đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng

(Quyết định số

56/2013/QĐ­UBND, ngày 05/12/2013);

hỗ trợ

doanh nghiệp trong áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (theo Quyết định số 67/2014/QĐ­UBND, ngày 10/12/2014); ưu đãi

về thuế

thu nhập doanh nghiệp

với mức

25% theo Nghị

định số

124/2008/NĐ­CP của Chính phủ; hỗ trợ tư vấn cung cấp thông tin, phát triển thị trường, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu; hỗ trợ tài chính thông qua chính sách Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn ứng dụng nông nghiệp công


nghệ

cao và chế

biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng

(Quyết định số

2481/STC­NS, ngày 05/11/2012) và Triển khai Chương trình kết nối ngân

hàng ­ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

(Kế

hoạch 2667/KH­

UBND, năm 2014). Cùng với những chính sách ưu đãi, tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; trong đó tập trung triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 ­ 2008, quan tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là về đất đai, tiếp cận vốn để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đặc biệt, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo thực hiện chương trình đối thoại doanh nghiệp theo hình thức đối thoại trực tiếp giữa chính quyền (UBND,

sở, ban, ngành) ­ doanh nghiệp ­ ngân hàng thương mại theo định kỳ 6

tháng/lần. Nhờ thế, trong những năm 2010 ­ 2015, trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng đã thu hút 1.425 doanh nghiệp trong nước và 77 doanh nghiệp nước

ngoài đầu tư 266.353.181 USD trong lĩnh vực nông nghiệp; huy động được 22.575.980 triệu đồng đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [73, tr.7].

Về liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản:

Nhằm khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá” trong sản xuất nông

nghiệp, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hợp

tác, liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ

nông sản. Thực hiện sự

chỉ

đạo của Tỉnh

ủy,

UBND tỉnh đã ban hành

Đề án phát triển thương mại

nông thôn giai đoạn 2010 ­ 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Quyết định số 885/QĐ­UBND, ngày 15/4/2011), xác định hai mô hình tiêu thụ nông sản và

cung

ứng vật tư

phục vụ

sản xuất nông nghiệp: Doanh nghiệp ­

HTX ­

nông dân; doanh nghiệp ­ hộ kinh doanh ­ nông dân. Hàng năm, Tỉnh bố trí ngân sách hỗ trợ cho các nông hộ sản xuất chứng nhận VietGAP; hỗ trợ nâng cấp nhà xưởng sơ chế, chế biến nông sản đảm bảo điều kiện an toàn


thực phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại; đóng gói sản phẩm, chứng nhận HACCP, ISO. Đặc biệt, trong các tiêu chí xác định sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, Tỉnh đã xác

định tiêu chí “thực hiện sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi liên kết” là một

trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu [Phụ lục 2]. Nhờ thế, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hình thành nhiều liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với HTX, tổ hợp tác và nông dân để sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước. Liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân theo phương thức: Doanh nghiệp đầu tư

vốn, giống, kỹ

thuật canh tác và tiêu thụ

sản phẩm đầu ra; nông dân lao

động trực tiếp trên đất của mình và chịu trách nhiệm sản xuất nông sản theo hợp đồng đã ký kết. Mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện thông qua tổ hợp tác. Tiêu biểu như Tổ hợp tác Hoa cắt cành liên kết với Công ty Đà Lạt Hasfarm, Tổ hợp tác Rau, hoa an toàn Đa Thành liên kết với Công ty Khánh Khang, Tổ hợp tác sản xuất Trà Phúc Thọ liên kết với Công ty Trà Long Đỉnh, Tổ hợp tác Hương Sắc liên

kết với Công ty Hoa Mặt Trời,… Cùng với thực hiện liên kết giữa nông

dân với doanh nghiệp, Lâm Đồng còn mở rộng liên kết sản xuất và tiêu

thụ

nông sản hàng hóa

thông qua chương trình hợp tác thương mại

với

Thành phố

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh Duyên

hải

miền

Trung và Tây Nguyên. Qua đó, góp phần quảng bá thương hiệu nông sản Đà Lạt ­ Lâm Đồng và mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, đặc biệt là khu

vực Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2015, có khoảng 60% sản lượng

ứng dụng công nghệ

cao được tiêu thụ

qua hợp đồng, cao hơn nhiều so

với với bình quân chung toàn tỉnh (30%). Trên địa bàn tỉnh đã hình thành 54 chuỗi, trong đó có 30 chuỗi rau ­ quả với quy mô 1.562 hộ, 17 chuỗi chè

với quy mô 117 hộ, 03 chuỗi hoa với quy mô 117 hộ và 04 chuỗi chăn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023