Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Xây Dựng Thiết Chế Văn Hóa 78115


Các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào tại cơ sở. Đặc biệt tập trung chỉ đạo tổ chức Đại hội thể dục thể thao các cấp - đây thực sự là ngày hội, có sức lan tỏa lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Các câu lạc bộ thể dục thể thao được duy trì và phát triển về số lượng trên toàn tỉnh: năm 2011 có 505 câu lạc bộ, năm 2015 tăng lên 664 câu lạc bộ [107, tr. 5].

Để thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển hơn nữa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đẩy mạnh triển khai chương trình hành động của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020. Tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Nghị quyết số 16/NQ- CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng và các giải thể thao tại cơ sở, hướng dẫn chuyên môn cho các huyện, thành phố hoàn thành chỉ tiêu sự nghiệp thể dục thể thao các năm.

2.2.6. Hoạt động chỉ đạo công tác xây dựng thiết chế văn hóa

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thiết chế văn hóa được các cấp ngành quan tâm đầu tư. Thực hiện đề án xây dựng nhà văn hóa xóm bản, đến năm 2011, toàn tỉnh đã xây dựng mới được 1.255 nhà văn hóa xóm bản và cải tạo được 237 nhà văn hóa xóm bản với tổng kinh phí thực hiện trên 93 tỷ đồng. Tại thành phố Hòa Bình, riêng năm 2012 đã hoàn thành xây dựng 21 nhà văn hóa với kinh phí hỗ trợ là 17 tỷ đồng [101, tr. 7]

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có kế hoạch tài chính hàng năm để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, triển khai thực hiện các dự án chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, cung cấp trang thiết bị, tài liệu tuyên truyền cho các nhà văn hóa xóm bản. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các cơ quan, ban ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức doanh nghiệp tích cực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao. Kinh phí đầu tư


cho xây dựng thiết chế văn hóa ngày càng tăng, năm 2014 là 1.9 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên 3.2 tỷ đồng [107, tr. 6]. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 1.510 nhà văn hóa (bao gồm nhà văn hóa liên tổ) đạt tỷ lệ 75% số xóm bản có nhà văn hóa, tổng kinh phí đầu tư 96.1 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 22.4 tỷ đồng, ngân sách huyện xã hỗ trợ 2.21 tỷ đồng, nguồn vốn của các tổ chức cá nhân 2.2 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 69.28 tỷ đồng), 10 sân vận động huyện, 800 sân thể dục thể thao, trong đó trên 100 sân thuộc khu vực ngoài công lập hoạt động từ nguồn kinh phí xã hội hóa [107, tr. 7].

Tổ chức bộ máy của trung tâm văn hóa thể thao các huyện, thành phố, xã phường cơ bản được kiện toàn, phần lớn cán bộ trong biên chế, được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình đã tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó đặc biệt chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa ở những thôn, bản vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn là những người biết tiếng dân tộc, hiểu biết về phong tục, tập quán, văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn nhằm thực hiện công tác văn hóa ở cơ sở có hiệu quả cao.

Bảng 2.8: Số cán bộ văn hóa tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Số lớp bồi

dưỡng

04

02

07

08

02

Số cán bộ

tham gia

320

165

555

587

160

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 9

[Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch] Với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, bố trí cán bộ có chuyên môn, nên hệ thống thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả cao. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, sinh hoạt câu lạc bộ của các đoàn thể đã diễn ra thường xuyên ở nhiều thiết chế văn hóa. Đã có hàng nghìn buổi biểu diễn nghệ thuật quần chúng, sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thông tin tuyên truyền


các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện tại các thiết chế văn hóa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội ở địa phương.

Tiểu kết chương 2

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực sự thấm sâu vào nhận thức của mỗi người dân. Số lượng, chất lượng gia đình, làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa được nâng lên. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến tích cực, các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống được coi trọng. Phong trào văn hóa nghệ thuật phát triển rộng khắp. Đông đảo nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Hoạt động xã hội hóa xây dựng các thiết chế văn hóa đạt kết quả khá…

Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở Hòa Bình vẫn còn một số hạn chế: Quá trình triển khai thực hiện các chủ trương của Tỉnh ủy, chính sách của UBND tỉnh còn chậm, sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa thực sự đồng bộ. Việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, công tác khen thưởng chưa kịp thời. Chất lượng của các phong trào thi đua ở một số nơi chưa được chú trọng, còn hiện tượng chạy theo thành tích… Để khắc phục những yếu kém trên, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu để công tác xây dựng đời sống văn hóa đạt kết quả cao hơn.


Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.1. Ưu điểm

Trong những năm 2006 - 2015, công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có nhiều ưu điểm, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Những ưu điểm đó là:

Một là, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng, vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng để chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo quán triệt, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội X và Đại hội XI của Đảng, nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Kết luận Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu bền vững đất nước”, một số chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị về công tác xây dựng đời sống văn hóa và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV.

Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng cơ sở đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng để quán triệt, tuyên truyền phổ biến, đưa chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng vào cuộc sống, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt, của đảng viên và nhân dân trong tỉnh về chủ trương phát triển văn hóa của Đảng, về vai trò của công tác xây dựng đời sống văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, căn cứ vào tình hình cụ thể của các địa phương trong tỉnh, chỉ đạo các ban ngành triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương trong lĩnh vực văn hóa. Trong đó nổi bật là việc quán triệt, tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; việc thực hiện


nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Kết luận Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tỉnh ủy xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một giải pháp lớn, việc triển khai thực hiện phong trào là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các chương trình hành động của Tỉnh ủy được thể chế bằng các kế hoạch của các cấp chính quyền triển khai xuống cơ sở, với những mục tiêu cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn với nhiệm vụ cơ bản là: tuyên truyền vận động phong trào kết hợp với tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo nên ý thức trách nhiệm trong toàn xã hội tích cực hưởng ướng tham gia xây dựng phong trào.

Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh tiếp tục thực hiện gắn với việc triển khai Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Kết luận Hội nghị lần thứ 10 (khóa IX) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các cộng đồng dân cư cụ thể hóa thành các nội quy, hương ước, quy ước gắn liền với việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. 100% huyện, thành phố tổ chức các hội thảo về việc cưới, việc tang nhằm khảo sát, đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp chỉ đạo hiệu quả ở địa phương.

Việc quán triệt thực hiện Chỉ thị 27 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Chủ trương này được triển khai nhanh chóng tại cộng đồng dân cư đã đẩy lùi được các hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của cho nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền phải thực sự quan tâm hơn nữa cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong


việc cưới, việc tang và lễ hội để nâng cao chất lượng cuộc vận động này ở các địa phương.

Thực hiện phương châm và chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, đặc biệt là Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao được Đảng bộ tỉnh quan tâm chỉ đạo. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 31/7/2007 của về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015. Sau khi có Nghị quyết số 10 - NQ/TU, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tổ chức hội nghị cấp tỉnh để triển khai nghị quyết số 10-NQ/TU, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện công tác xã hội hóa theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh về xã hội hóa đã chủ động đề xuất UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi - thu hút đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa, các nhà văn hóa thôn bản…

Dựa trên tình hình của địa phương, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã linh hoạt triển khai các phong trào cho phù hợp với thực tiễn. Các cấp ủy đảng đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng các kế hoạch thực hiện phong trào trong từng năm, từng giai đoạn với các chỉ tiêu cụ thể, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của nhân dân trong thực hiện các phong trào, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực văn hóa nhằm thúc đẩy công tác xã hội hóa phát triển

Có thể nói, việc quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng, vận dụng linh hoạt những chủ trương đó cho phù hợp thực tiễn


của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình là nhân tố quyết định tạo nên sự thành công của công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa.

Hai là, nâng cao năng lực của Ban chỉ đạo phong trào tỉnh, tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngành thành viên trong Ban chỉ đạo

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm tới công tác kiện toàn, nâng cao năng lực chủ động hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào tỉnh. Từ năm 2006 đến năm 2015 Ban chỉ đạo tỉnh đã được quan tâm, củng cố, kiện toàn. Ban chỉ đạo phong trào tỉnh đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo; chủ động xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các kế hoạch; tập huấn nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ; báo cáo thống kê thường xuyên đảm chế độ khen thưởng kịp thời….

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Ban chỉ đạo tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo tỉnh; quyết định ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; quy chế thực hiện nếp sống văn hóa trong công sở của tỉnh Hòa Bình, đồng thời có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo tỉnh. Năm 2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 271/QĐ- UBND ngày 11/03/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”..

Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã xây dựng kế hoạch trong các giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2016 với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể thông qua 7 phong trào: Phong trào xây dựng “Người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến”, xây dựng “Gia đình văn hóa”, xây dựng “Làng, bản, tổ dân phố văn hóa”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”.


Ban chỉ đạo thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra, nắm bắt tình hình, tổ chức khảo sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương, bình xét, công nhận danh danh hiệu văn hóa trong các phong trào. Đặc biệt Ban chỉ đạo chú trọng đến công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, phóng sự về các gương người tốt việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến… Chế độ báo cáo, thống kê, đảm bảo thông tin giữa các cấp, duy trì chế độ giao ban trong Ban chỉ đạo tỉnh và tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng và tổng kết hoạt động hàng năm được thực hiện tốt.

Bên cạnh việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành thành viên trong Ban chỉ đạo tỉnh, Đảng bộ tỉnh quan tâm tới chỉ đạo phối hợp công tác của các ngành thành viên Ban chỉ đạo nhằm đạt hiệu quả cao:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo: tham mưu cho UBND tỉnh thể chế hóa các văn bản của Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo Trung ương; xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn Ban chỉ đạo các cấp triển khai phong trào hàng năm, từng giai đoạn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo.

Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, tham mưu cho Ban chỉ đạo Phong trào tỉnh triển khai thực hiện phong trào “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Chỉ đạo hướng dẫn các cấp Công đoàn thực hiện Phong trào đảm bảo đúng đối tượng, trực tiếp theo dõi, hướng dẫn việc đăng ký, tổng hợp danh sách, trình cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cùng cấp thẩm định hồ sơ công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết theo kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong tình hình mới. Chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động khu dân cư, hộ gia đình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023