Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 12


“mo” cả đêm ảnh hưởng tới những người xung quanh; việc phúng viếng lễ vật bằng các thực phẩm sống, chín vẫn diễn ra ở một số đám tang gây lãng phí và mất vệ sinh; hiện tượng sử dụng nhiều vòng hoa, bức trướng, thả tiền, vàng mã… bị lạm dụng thái quá. Một số nơi còn giữ hủ tục như trừ tà, lăn đường, cúng giải hạn, cúng trùng tang. Hiện nay, tại nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng nhiều gia đình có điều kiện mua, xây tường bao khoanh vùng mộ của cả dòng họ mà không được sự cho phép của chính quyền địa phương, những gia đình không có điều kiện thì rất khó lo chuyện đất cát cho cha mẹ già khi khuất núi; nhiều địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ. Đến năm 2015, ở Hòa Bình có 119/210 số xã phường có quy hoạch nghĩa trang, đạt tỷ lệ 56.6%.

Lễ hội: Việc tổ chức lễ hội còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng thương mại hóa. Một bộ phận quần chúng nhân dân, nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội như một nguồn lợi riêng của địa phương và cá nhân. Tình trạng xâm hại di tích, tùy tiện tu sửa, tôn tạo đưa đồ cúng tiến vào khuôn viên di tích khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền đang xuất hiện ở một số địa phương; công tác quản lý tài chính và các nguồn thu từ lễ hội vào hoạt động tại di tích một số nơi còn buông lỏng, chưa khai thác hiệu quả và đầu tư trở lại di tích; việc sử dụng các nguồn thu từ công đức và dịch vụ chưa đúng mục đích, thiếu minh bạch.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có lúc, có nơi nặng về thành tích, hình thức, thiếu kiểm tra đôn đốc dẫn đến chất lượng phong trào không đảm bảo như mục tiêu đề ra. Việc triển khai phong trào chủ yếu diễn ra ở các làng bản, khu phố, các cơ quan đơn vị của nhà nước, còn ở các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh, các hoạt động văn hóa thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động còn nhiều khó khăn, ít được quan tâm.

Những hạn chế trong lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tiếp tục rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực lãnh đạo để công tác xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh ngày càng đạt được kết quả cao hơn.


3.2. Một số kinh nghiệm

Từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2015, xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế, bước đầu có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, vai trò tham mưu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, sự phối kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ban, ngành đoàn thể trong thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa

Trong những năm qua, Tỉnh ủy Hòa Bình đã quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) và Kết luận số 30-KL/TW của Hội nghị lần thứ X (Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và một số chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị về công tác xây dựng đời sống văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan thực hiện xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình đã đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm, đưa ra những sáng kiến trong tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội, trong xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa.

Đối với các cuộc vận động và phong trào mang tính quần chúng rộng lớn, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn chú trọng đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra của mình. Ở những nơi mà cấp ủy Đảng nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò chức năng của văn hóa, lãnh đạo chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức cho hoạt động văn hóa thì ở đó nhân dân phấn khởi, ra sức thi đua lao động sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần đều được nâng cao.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 12

Để công tác xây dựng đời sống văn hóa đạt hiệu quả, các sở, ban, ngành trong tỉnh như: Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban


Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, các cơ quan truyền thông... cần tăng cường phối hợp hoạt động, thực hiện tốt các cuộc vận động tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp cần phải được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực để có đủ điều kiện, khả năng thực hiện nhiệm vụ.

Các cấp ủy Đảng ở cơ sở đặc biệt phải coi trọng công tác chính trị tư tưởng. Tập trung quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy và những cơ quan chuyên trách đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, trước hết là đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở - là những người trực tiếp hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện các phong trào văn hóa.

Có thể nói, việc tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò của cơ quan Văn hóa, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể... là nhân tố quan trọng đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Hai là, gắn kết chặt chẽ hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, làm cho nội dung phong trào ngày càng phong phú thiết thực.

Hàng năm, Tỉnh ủy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai phát động phong trào gắn với các phong trào thi đua và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương. Năm 2005, Tỉnh ủy Hòa Bình đã thông qua Chương trình hành động số 389 CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010. Chương trình hành động số 389-CTr/TU của Tỉnh ủy Hòa Bình gồm 5 chương trình thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Trong chương trình phát triển văn hóa xã hội đã nêu rõ “hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc… góp phần nâng cao tính văn hóa trong hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Các hoạt động văn hóa…


góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng” [71, tr. 11].

Căn cứ vào tình hính kinh tế và hoạt động chính trị của tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng và trình HĐND ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn (2006 - 2010) và kế hoạch 5 năm giai đoạn (2011- 2015), xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương. Quá trình xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội luôn bám sát Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc... Đối với các hoạt động từng lĩnh vực, tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh cơ chế thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, thực hiện các đề án như: xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao; xây dựng nhà văn hóa thôn bản... Các mục tiêu văn hóa được đặt ra gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, đảm bảo hoạt động văn hóa được tiến hành đồng bộ với hoạt động kinh tế.

Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện, thành phố, cấp xã phường, thị trấn và Ban Vận động ở khu dân cư đã chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đưa nội dung, chỉ tiêu thực hiện phong trào vào Nghị quyết, xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hàng năm và từng giai đoạn.

Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đẩy mạnh các phong trào thi đua theo từng năm, từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của cơ quan, đơn vị. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động và đẩy mạnh trong các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn tỉnh. HĐND các cấp đẩy mạnh phương thức, phương pháp hoạt động nhằm thực sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương. UBND các cấp cải


tiến lề lối làm việc, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ… nâng cao hiệu quả hoạt động. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng quỹ “Vì người nghèo”, tổ chức tốt ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Các cấp công đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hội cựu chiến binh các cấp tiếp tục nâng cao tinh thần, phát huy phẩm chất “Anh bộ đội cụ Hồ”, gương mẫu trong lời nói, việc làm. Đẩy mạnh triển khai các dự án, giúp cựu chiến binh vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Các cấp hội phụ nữ tích cực chỉ đạo thực hiện tốt phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Hội nông dân các cấp tích cực thực hiện phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hóa, làng bản văn hóa… Các phong trào thi đua được triển khai đa dạng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng ban, ngành, đoàn thể và thực tế của từng địa phương, đảm bảo phát triển “kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế”.

Ba là, xây dựng đời sống văn hóa là công việc của dân do dân vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ

Quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa. Sự đoàn kết, đồng thuận đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để nhân dân ta thưc hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể cần phải tập hợp, phát huy sức mạnh của nhân dân trong hoạt động xây dựng đời sống văn hóa. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì đường lối, chủ trương xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh phải xuất phát từ nguyện vọng, mong muốn của nhân dân, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, kế thừa, phát huy được truyền thống văn hóa của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.


Kết quả đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền đã rất quan tâm đến việc vận động, phát huy sức mạnh của nhân dân. Sự ủng hộ, tham gia đông đảo của nhân dân trong các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, khu phố văn hóa, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, ủng hộ xây dựng các thiết chế văn hóa, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ tại địa phương, giữ gìn, phát huy thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa các dân tộc… đã tạo nên thành công của phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình.

Hình thức tuyên truyền cần phải phong phú đa dạng, chú trọng tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo… nhằm đưa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, trong đó có chủ tương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa vào cuộc sống. Việc nâng cao tri thức, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, uy tín của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đảng viên cũng cần được chú trọng để củng cố niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bốn là, Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá rút kinh nghiệm cho từng giai đoạn, từng thời kỳ gắn với việc tôn vinh khen thưởng các tập thể, cá nhân, cơ quan đơn vị có thành tích xuất sắc để nhân rộng điển hình tiên tiến, tiêu biểu, đồng thời có phương hướng giải pháp hữu hiệu triển khai thực hiện cho thời gian tiếp theo.

Nhằm thực hiện có hiệu quả những Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng về xây dựng đời sống văn hóa, Tỉnh ủy Hòa Bình đã tập trung triển khai các Nghị quyết, thực hiện các nội dung Nghị quyết một cách cụ thể, sát với thực tế địa phương tỉnh Hòa Bình. Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hàng năm, trong báo cáo tổng kết của cấp ủy có đánh giá kết quả, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ văn hóa trên các lĩnh vực. Sau 3 năm, 5 năm, thực hiện


Nghị quyết và Kết luận có sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện để rút kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo.

Công tác sơ kết, tổng kết có ý nghĩa rất quan trọng vì từ đó, các cấp ủy Đảng có thể nhanh chóng đánh giá được ưu điểm và hạn chế khi thực hiện công tác lãnh đạo. Đồng thời, các cấp ủy Đảng có thể phát hiện các vấn đề thực tế nảy sinh cần giải quyết. Trên thực tế, có những lúc, những nơi, công tác sơ kết, tổng kết chưa được chú trọng vì thế nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác xây dựng đời sống văn hóa chưa được giải quyết kịp thời. Điều này đã tạo nên sự bức xúc trong nhân dân, nhất là trong công tác bình xét các danh hiệu gia đình văn hóa, làng, bản, khu phố văn hóa, đã hạn chế sự phát triển của phong trào.

Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng đời sống văn có tác dụng động viên lớn đối với quần chúng nhân dân. Hoạt động tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến để các cơ quan, đơn vị và nhân dân học tập sẽ góp phần tạo nên động lực để nhân dân tích cực tham gia các phong trào đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh.


KẾT LUẬN

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn nhận thức sâu sắc, toàn diện về vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn về phát triển văn hóa để “Xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”

Quán triệt những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo và tổ chức xây dựng đời sống văn hóa và đạt được nhiều thành tựu. Công tác xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh trên địa bàn tỉnh đã nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh Hòa Bình. Đảng bộ tỉnh đã phối kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ban ngành đoàn thể như: UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh… đề ra các chương trình, kế hoạch triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương với các mục tiêu, hoạt động thiết thực, bám sát thực tiễn của địa phương. Việc triển khai các chủ trương kế hoạch của Tỉnh ủy xuống các cấp cơ sở đảm bảo được tính thống nhất và chặt chẽ. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân trong tỉnh.

Công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2015 đã có những ưu điểm là: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng, vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng để chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh; Nâng

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí