hệ nhân ái, nghĩa tình trong bà con láng giềng. Tỉnh đã chú trọng xây dựng được nhiều gia đình, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp có đời sống văn hóa lành mạnh. Kết quả cụ thể qua từng năm như sau:
Tỷ lệ gia đình, làng, cơ quan đơn vị văn hóa ngày càng được xiết chặt theo đúng các tiêu chí, quy chuẩn quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh. Số gia đình văn hóa năm 2011 và 2012 giảm so với năm 2010 do xét danh hiệu gia đình văn hóa theo tiêu chí hộ nghèo mới. Số làng văn hóa năm 2012, 2013, 2014 giảm so với năm 2010 trở về trước là do áp dụng Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự thủ tục hồ sơ công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương nên tiêu chí công nhận danh hiệu được xiết chặt và chủ trương là nâng cao chất lượng phong trào.
Nhiều huyện, thành phố đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, tổ chức tốt việc đăng ký, bình xét và công nhận danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm. Phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố, cơ quan đơn vị văn hóa được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, được nhân dân, cán bộ công chức, viên chức lao động đồng tỉnh hưởng ứng. Có 100% số xã phường thị trấn và 100% khu dân cư xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước theo Pháp lệnh 34/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 100% các cơ quan, ban, ngành các cấp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan [79, tr. 6]. Phong trào này đã góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng mối đoàn kết cộng đồng, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có chất lượng ngày càng cao, phát huy được vai trò hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân” (18/11) hàng năm đang dần trở thành nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt ở cộng đồng dân cư.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa đã phát huy được tinh thần tương thân tương ái, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân. Chính sách đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo an sinh xã hội của Nhà nước được các cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt. Có thể nhận thấy “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đang là động lực để các địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có những chuyển biến tích cực. Các nội dung của Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg và Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg, ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL, ngày 21/01/2011 của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch; Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND, ngày 05/10/2007 về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từng bước đi vào cuộc sống.
Việc cưới: Trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 8.000 đôi nam nữ kết hôn. Các địa phương đã làm tốt việc thực hiện đăng ký kết hôn, trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo đúng nghi thức, đảm bảo đầy đủ thủ tục hành chính do Nhà nước quy định. Phần lớn lễ cưới được tổ chức vui vẻ, giản tiện, lành mạnh. Ở thành phố, thị trấn, việc dựng rạp lấn chiếm lòng lề đường, sử dụng nhiều ô tô, xe máy đưa đón dâu giảm nhiều. Lễ cưới ở khu vực nông thôn cũng có nhiều chuyển biến như: hạn chế dùng bia rượu, bỏ việc mời thuốc lá. Trang phục của cô dâu, chú rể phù hợp với truyền thống văn hóa, nhiều gia đình người dân tộc đã sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình trong đám cưới.
Việc tang: trên địa bàn tỉnh, trung bình mỗi năm có khoảng trên 4000 đám tang. Các đám tang cơ bản được tổ chức đúng thủ tục, nghi lễ, trang nghiêm, phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, hoàn cảnh của từng gia đình và hương
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Xây Dựng Gia Đình, Làng Xã, Cơ Quan, Đơn Vị Văn Hóa, Thực Hiện Nếp Sống Văn Minh Trong Việc Cưới Việc Tang Và Lễ Hội
- Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Xây Dựng Thiết Chế Văn Hóa
- Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 10
- Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 12
- Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 13
- Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 14
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
ước, quy ước của khu dân cư. Chính quyền địa phương các cấp đã từng bước quy hoạch, có kế hoạch đầu tư kinh phí cho việc xây dựng nghĩa trang tại khu dân cư. Hiện nay đã có 119/210 xã, phường đã quy hoạch nghĩa trang tại khu dân cư, đạt tỷ lệ 56.6% số xã phường có quy hoạch nghĩa trang.
Lễ hội: Toàn tỉnh có 124 phong tục, tập quán, nghi thức lễ hội các dân tộc, trong đó có 36 lễ hội đã được kiểm kê, lập hồ sơ. Có khoảng 60 lễ hội được mở hàng năm, trong đó chủ yếu là lễ hội dân gian. Ngoài ra có một số lễ hội lịch sử, cách mạng và các lễ hội khác. Các lễ hội truyền thống được tổ chức trang trọng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở các địa phương được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm. Khi tổ chức lễ hội đều thực hiện quy định về chế độ báo cáo xin ý kiến theo phân cấp quản lý, thành lập Ban tổ chức lễ hội và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong lễ hội. Các lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và sinh hoạt văn hóa lành mạnh của nhân dân; phần lễ ngắn gọn, thiết thực; phần hội có nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, múa xòe… Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh được duy trì, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân. Việc đốt vàng mã trong lễ hội giảm hẳn, tiền công đức được đặt đúng nơi quy định. Các lễ hội đã phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, đảm bảo vui tươi, lành mạnh, tạo sự đoàn kết cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển sâu rộng theo hướng xã hội hóa, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở khu dân cư. Các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian được quan tâm phát triển. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được duy trì, phát triển rộng khắp các cơ quan, ban, ngành, làng bản, khu phố.
Thể thao thành tích cao có những bước tiến bộ rõ rệt, góp phần nâng cao vị thế của thể thao Hòa Bình trên đấu trường khu vực và toàn quốc. Tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014, đoàn Hòa Bình xếp thứ 40/65 đoàn tham gia, xếp thứ 4/19 tỉnh miền núi tham gia đại hội. Năm 2015, tại hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ IX, khu vực I tại Lai Châu, đoàn Hòa Bình đạt giải nhất toàn đoàn [108, tr. 11]. Đây là kết quả của sự quan tâm, chú trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền tới công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tập luyện và kế hoạch đào vận động viên cũng như thực hiện các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao quần chúng trong tỉnh.
Qua 10 năm 2006 - 2015 tỉnh Hòa Bình thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với xây dựng đời sống văn hóa đã tạo nên những thay đổi rõ nét trong nhận thức và sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân. Các phong trào được các cấp, ngành và đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng, tham gia. Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước của xóm bản của người dân được nâng cao. Công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựng nếp sống văn hóa đã giúp người dân trong cộng đồng biết sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ nhiều hơn, sống có trách nhiệm và có ích cho xã hội.
Thứ ba là, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trong tỉnh
Công tác bảo tồn bảo tàng được coi trọng với nhiều hình thức, đặc biệt là đầu tư bảo quản, chế bản các hiện vật bảo tàng có giá trị, sưu tầm các di vật, cổ vât. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Mường được quan tâm. Trên địa bàn tỉnh hiện còn lưu giữ khoảng 10.000 chiếc cồng chiêng của người Mường trong nhân dân. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, ở tỉnh Hòa Bình còn 284 ông Mo Mường, là những người nắm giữ, thông hiểu các tập tục, lễ nghi trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Mường.
Tính đến năm 2015, có 68 di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn tỉnh đã có quyết định công nhận, trong đó có 41 di tích cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh đã được bảo vệ tốt đồng thời phát huy được giá trị văn hóa, du lịch và tín ngưỡng
Tỉnh đã đầu tư hàng tỷ đồng cho các đề tài nghiên cứu, phục dựng, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Chính quyền các cấp cũng chăm lo bảo tồn nét văn hóa có tính cộng đồng cao như: văn hóa nhà sàn của người Mường, người Thái, giữ gìn trang phục truyền thống, ngôn ngữ, chữ viết… của các dân tộc.
Trong năm 2015, tỉnh đã hoàn thành 02 bộ hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Mo Mường” và “Chiêng Mường” đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Thứ tư là, xây dựng các thiết chế văn hóa
Tỉnh ủy luôn quan tâm, chỉ đạo củng cố, xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa, ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa. Bằng quyết tâm của toàn Đảng bộ, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, với phương châm Nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp để xây dựng Nhà văn hóa ở khu dân cư, tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 1.510 nhà văn hóa (bao gồm nhà văn hóa liên tổ) đạt tỷ lệ 75% số xóm bản có nhà văn hóa. Tỉnh đã xây dựng được 01 Cung văn hóa tỉnh, 01 Bảo tàng tỉnh, duy trì hoạt động của thư viện tổng hợp tỉnh và 10 thư viện huyện. Tỷ lệ vốn ngân sách chi cho hoạt động văn hóa của tỉnh tăng dần qua từng năm. Công tác cán bộ từng bước được kiện toàn, bố trí hợp lý, trình độ của cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý, hướng dẫn chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa ở cơ sở, trong đó có thiết chế văn hóa.
Tỉnh ủy Hòa Bình đã chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác xã hội hóa văn hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội và nhân dân để xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là nhà văn hóa làng, bản, tổ dân phố. Hàng năm, mở nhiều lớp tập huấn ở cấp tỉnh, huyện, thành phố để bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn hóa cho cán bộ văn hóa ở cơ sở. Công tác tổ chức cán bộ ở các cấp được coi trọng, số lượng biên chế và hợp đồng được bố trí phù hợp, dần đáp ứng với yêu cầu thực tế.
Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân nên đã xây dựng được nhiều nhà văn hóa to, đẹp, có các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng… phục vụ tốt các hoạt động cộng đồng của nhân dân.
Trong những năm qua, đời sống văn hóa của nhân dân tỉnh Hòa Bình được nâng lên đã tác động tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển. Nhân dân đã có ý thức góp sức mình cùng với nhà nước xây dựng nông thôn mới, phát triển các loại hình kinh tế, bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc, phát huy tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, củng cố khối đoàn kết toàn dân. Xây dựng được tư tưởng chính trị lành mạng trong nhân dân với phương châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng được môi trường văn hóa xanh - sạch - đẹp - an toàn…
3.1.2. Một vài hạn chế
Bên cạnh thành tựu đạt được, công tác lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vẫn còn những hạn chế, tồn tại:
Một là, ở một số nơi trình độ nhận thức về đường lối phát triển văn hóa của một số người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương còn hạn chế, làm cho hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng đời sống văn hóa thiếu tập trung, chưa chủ động sáng tạo nên chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí chưa cao, thậm chí ở một nơi, trình độ dân trí còn thấp. Ở một số địa phương vùng sâu vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh, trình độ nhận thức của một số người đứng đầu cấp ủy, chính quyền còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc quán triệt đường lối xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng. Việc chỉ đạo công tác xây dựng đời sống văn hóa thiếu sự sáng tạo nên chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân. Đặc biệt, ở một số địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, các cấp ủy Đảng chưa có được những chủ trương biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng các phong trào thể dục thể thao hay đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng các thiết chế văn hóa. Vì vậy phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở một số địa phương chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Hai là, cấp ủy Đảng ở một số địa phương chưa xác định đúng vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội nên thiếu quan tâm, chỉ đạo dẫn đến hiệu quả một số hoạt động phong trào chưa cao.
Ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, một số cấp ủy Đảng và chính quyền chưa thực sự xác định đúng vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Để xẩy ra tình trạng buông lỏng, cho rằng phong trào xây dựng đời sống văn hóa là của Mặt trận Tổ quốc hoặc là của ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch nên hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở những địa phương đó còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Thực tế cho thấy, nhận thức và hành động thực tế, tư cách đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ chủ chốt tại địa phương luôn được nhân dân quan tâm, theo dõi. Do đó, ý thức, hành vi, cử chỉ của cán bộ, đảng viên đều ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến người dân; ảnh hưởng đến niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của người dân trong việc tham gia các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.
Ba là, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn và niềm tin của nhân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin có biểu hiện thiếu năng lực, kinh nghiệm tổ chức hoạt động thực tiễn.
Thực tế lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Trước hết, có nhiều cán bộ văn hóa làm công tác kiêm nhiệm. Vì vậy, điều kiện để đội ngũ này tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Nguồn kinh phí để hỗ trợ cán bộ tham gia các lớp tập huấn của các địa phương hạn hẹp. Phần lớn đội ngũ cán bộ được lựa chọn, xắp xếp phụ trách công tác văn hóa ở cơ sở có tuổi đời trẻ, có sự nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm nên kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa thực tiễn chưa cao. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến
niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở một số địa phương.
Những hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa dẫn đến một số vấn đề còn tồn tại trong xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh là:
Chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hóa chưa đồng đều, việc xây dựng điển hình tiên tiến, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến còn hạn chế.
Đời sống văn hóa của nhân dân trong tỉnh nhiều nơi còn nghèo, đơn điệu, khoảng cách hưởng thụ về văn hóa, chất lượng đời sống văn hóa giữa khu vực thành thị và nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa có sự chênh lệch nhiều.
Việc đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, làng, bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa còn có biểu hiện hình thức, chạy theo số lượng, thành tích. Ban chỉ đạo ở một số địa phương thực hiện chế độ báo cáo, thống kê chưa nghiêm túc; nhiều khó khăn vướng mắc đặt tra trong quá trình triển khai thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa chưa được giải quyết kịp thời, chưa chú ý đúng mức đến công tác tuyên truyền vận động quần chúng. Tính điển hình, tiêu biểu ở một số làng văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa cấp tỉnh chưa cao, chưa có ảnh hưởng sâu rộng để các làng, các cơ quan, đơn vị khác học tập làm theo.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số sinh hoạt cộng đồng khác vẫn còn những bất cập.
Việc tổ chức đám cưới ở một vài gia đình vẫn còn phô trương, tốn kém cả về thời gian tiền của. Hiện nay, thực tế là các tiệc mừng phát sinh trong đời sống nhân dân rất nhiều như: mừng tân gia, mừng sinh nhật, mừng đầy tháng, mừng thọ… ăn uống linh đình, có những cuộc làm hàng trăm mâm cỗ gây lãng phí thời gian, tốn kếm tiền của, không phù hợp với quy định và bản sắc văn hóa dân tộc.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong tang lễ trong những năm qua cơ bản đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, việc tổ chức tang lễ tại một số nơi còn vi phạm các quy định về thời gian để người chết trong nhà (quá 36h); sử dụng âm thanh, nhạc đám quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư; nhiều đám ma vùng dân tộc thiểu số lệ thuộc quá nhiều vào thầy Mo, các thầy Mo