Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Tuyên Truyền Cổ Động, Thông Tin Thư Viện, Đọc Sách Báo


Nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt để tránh sự chồng chéo, đảm bảo thống nhất trong quá trình chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh, ngày 11/3/2013 Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 271/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban vận động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Ngày 05/2/2015, UBND tỉnh ra Quyết định số 184/QĐ-UBND về việc Kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Hòa Bình. Ban chỉ đạo “Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh ra Hướng dẫn số 27/HD-BCĐ ngày 07/5/2015 về việc Hướng dẫn Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xết và công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; điều chỉnh, bổ xung nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí xét công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” và “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Công tác xã hội hóa được quan tâm đẩy mạnh. Ngày 27/12/2011, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa giai đoạn 2007 - 2010, triển khai kế hoạch thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường giai đoạn 2011 - 2015. UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/2012/CT- UBND ngày 16/01/2012 về đẩy mạnh công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; đồng thời ban hành một số văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện công tác xã hội hóa theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

Tháng 5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 31/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định mục tiêu đến năm 2015 là: “Phát huy trách nhiệm xã hội, tiềm


năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Tạo điều kiện để toàn xã hội đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao”. Mục tiêu cụ thể về văn hóa, thể thao là: có 80% gia đình, 70% làng, bản, khu phố, 85% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 28%, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao đạt 22%, số người đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt 75%.

Tháng 5/2013, Tỉnh ủy tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tỉnh ủy xác định 7 nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5(Khóa VIII) trong thời gian tiếp theo trên địa bàn tỉnh là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành và các tầng lớp nhân dân; Quán triệt sâu sắc các nội dung chỉ đạo, định hướng của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa; Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, gắn mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, điều tra sưu tầm văn hóa dân gian các dân tộc, ưu tiên đầu tư, tu bổ phục hồi, tôn tạo, cải thiện môi trường cảnh quan và khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa phục vụ cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bổ xung các nội dung phù hợp trong giai đoạn cách mạng hiện nay; Tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa việc xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc; Đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.

Tháng 5/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận về việc tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 13/4/2009 của Ban thường vụ Tỉnh ủy


thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới”, xác định nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU. Ban Thường vụ Tỉnh ủy nêu một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU là “Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; đa dạng các hoạt động giới thiệu, quảng bá tác phẩm nhằm đưa văn học, nghệ thuật đến mọi vùng, mọi đối tượng trong nhân dân. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo các công trình văn hóa nghệ thuật” [81, tr.3]

Thực hiện mục tiêu: xây dựng, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giàu bản sắc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, ngày 03/10/2014 Tỉnh ủy ra Chương trình hành động số 27-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chương trình hành động số 27-CTr/TU nêu ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện 06 chương trình cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật; Bước đầu phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; Hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, Tỉnh ủy Hòa Bình đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện chỉ thị đến cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể địa phương; chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, các ngành chức năng tổ chức triển khai nội dung Chỉ thị số 46-CT/TW đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hàng năm ban hành các văn bản, kế hoạch hướng dẫn các cơ quan đơn vị phối hợp chống âm mưu diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây


hủy hoại đạo đức xã hội. Ngày 04/11/2015, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/ TW và xác định nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư.

Tháng 12/2015, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 308/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội giai đoạn 2005 -2015; 5 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015 và xác định phương hướng, nhiệm vụ của những công tác này giai đoạn 2015 - 2020.

Các sở, ban, ngành trên toàn tỉnh dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đã phối hợp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ để đưa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, đẩy mạnh “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh chỉ đạocông tác xây dựng đời sống văn hóa được trên các lĩnh cực cơ bản.

2.2.1. Hoạt động chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động, thông tin thư viện, đọc sách báo

Hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động hướng vào phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức lễ ra quân đoàn xe tuyên truyền lưu động phục vụ tuyên truyền bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2011 -2016 trên địa bàn toàn tỉnh.

Các đội tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cac ngợi truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước, chủ quyền Biển Đảo Việt Nam, xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức: Kẻ vẽ pa nô, cắt treo băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền bằng xe chuyên dụng tại trung tâm các huyện thành phố, xã, phường, thị trấn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình phối hợp với các đơn vị Trung ương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, Chương trình nghệ thuật đặc biệt và giao lưu văn hóa, văn


nghệ như: “Hành trình về Điện Biên Phủ” và đêm nhạc giao hưởng “Về với Điện Biên Phủ” chào mừng kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1957- 07/5/2014…

Năm 2015, Ban chỉ đạo Đại hội thi đua yêu nước tỉnh chỉ đạo cho các địa phương sưu tầm trưng bày 200 tác phẩm ảnh thời sự, nghệ thuật phản ánh hoạt động văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng giai đoạn 2011-2015; tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế xã hội gồm các sản phẩm làng nghề truyền thống, hàng hóa đặc trưng của các địa phương trong tỉnh phục vụ đại hội thi đua yêu nước tỉnh Hòa Bình lần thứ

IV. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hoạt động phát hành phim và chiếu bóng được duy trì. Trong giai đoạn 2011 -

2015, trung bình mỗi năm Trung tâm chiếu phim của tỉnh với gần 20 đội chiếu phim lưu động đã phục vụ 1.400 buổi chiếu phim, chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phát hành hàng nghìn đĩa phim, ca nhạc, tài liệu phục vụ tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Hoạt động báo chí, phát thanh - truyền hình đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, phản ánh chính xác, kịp thời các hoạt động về phong trào thi đua lao động sản xuất, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa và tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước của tỉnh và các ngày lễ lớn của đất nước đến nhân dân.

Báo Hòa Bình xuất bản đúng kỳ, đủ số, phát hành 5 kỳ/tuần với số lượng

6.500 tờ/số/kỳ. Báo Hòa Bình điện tử duy trì hoạt động, với khoảng 70.000 triệu lượt người của trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ truy cập hàng năm [73, tr. 14]. Cổng thông tin điện tử Hòa Bình hoạt động thường xuyên, đăng tải cập nhật nhiều tin bài, văn bản chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND với hàng chục triệu người truy cập mỗi năm.


Nhìn chung, hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động đã phát huy được vai trò trong việc thông tin, tuyên truyền, nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

Toàn tỉnh gồm có 01 thư viện tỉnh và 10 thư viện huyện phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, tạp chí của nhân dân. Hệ thống thư viện thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày sách, báo về các chuyên đề kinh tế, văn hóa, xã hội phục vụ kỉ niệm các ngày lễ lớn. Năm 2011, thư viện tỉnh tổng hợp biên tập phát hành hàng tháng 100 bản lược thuật báo, tạp chí trung ương viết về Hòa Bình; Tổ chức phát động cuộc thi đọc sách báo “Tìm hiểu lịch sử 125 năm tỉnh Hòa Bình”. Kết quả đã có 97.035 bài tham gia dự thi. Đây là cuộc thi có số lượng bài thi lớn, chất lượng cao, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử tỉnh Hòa Bình.

Website Thư viện tỉnh Hòa Bình chính thức đưa vào phục vụ bạn đọc, cung cấp các tài liệu phục vụ tra cứu 15.000 đầu sách, gần 70.000 trang sách dư địa chí Hòa Bình và trang sách viết về Hòa Bình, phục vụ trên 10.000 lượt bạn đọc truy cập, khai thác sử dụng. Năm 2013, có 80.000 lượt người và năm 2014 có trên

137.000 lượt người truy cập vào website.

Bảng 2.1: Hoạt động phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện (2011-2015)


Năm

Tổng số bản

sách, tạp chí

Số lượt sách

báo luân chuyển

Số thẻ bạn đọc

Phục vụ số độc

giả

2011

134.702

270.000

3.405

83.000

2012

209.746

270.000

3.200

115.000

2013

216.551

300.000

3.400

150.000

2014

243.000

290.000

3.100

105.000

2015

250.000

300.000

3.200

120.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 7

[Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch] Năm 2015, Thư viện tỉnh phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông tổ chức

Lễ hưởng ứng “Ngày sách Việt Nam”, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của việc đọc sách, hình thành thói quen đọc sách trong nhân dân.


Trong giai đoạn 2011 - 2015 hoạt động thư viện, đọc sách báo trên toàn tỉnh được duy trì và phát triển, góp phần cung cấp thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, trong nước và quốc tế cho nhân dân. Trình độ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước được nâng cao, phục vụ tích cực cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân cũng như phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2.2. Hoạt động chỉ đạo phong trào văn hóa nghệ thuật

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa như: phối hợp tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng từ tỉnh tới cơ sở; duy trì hoạt động của các tổ, đội văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa với nhiều hình thức phong phú đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

Bảng 2.2: Hoạt động nghệ thuật quần chúng (2011-2015)


Năm

Số đội văn nghệ quần chúng

Buổi biểu diễn

Lượt người xem

2011

1.915

9.902

2.400.000

2012

1.715

8.050

1.900.000

2013

2.130

8.240

2.200.000

2014

2.030

12.180

2.436.000

2015

2.030

14.210

4.236.000

[Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch]

Nhiều huyện, thành phố đã khai thác có hiệu quả hoạt động của các đội văn nghệ thôn bản, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và nhiệm vụ chính trị của địa phương, điển hình như: huyện Lạc Sơn, Mai Châu, Lương Sơn, Kì Sơn và thành phố Hòa Bình. Như vậy, hoạt động văn nghệ quần chúng được duy trì, phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, góp phần bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

Bên cạnh đó hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp cũng được quan tâm. Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình đi tham gia các hoạt động do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức và phục vụ nhiệm vụ chính trị của


tỉnh như: Tham gia Lễ hội mừng Đảng, mừng xuân Tân Mão tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; biểu diễn phục vụ chào mừng thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Tham gia chương trình Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc…

Bảng 2.3: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (2011-2015)


Năm

Số buổi biểu diễn

Số lượt người xem

2011

122

72.400

2012

102

76.000

2013

100

75.000

2014

102

80.000

2015

100

75.000

[Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch] Trong 5 năm 2011 - 2015. Đoàn nghệ thuật Hòa Bình đã tổ chức được trên

500 buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhu cầu văn hóa văn nghệ của nhân dân vùng sâu vùng xa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo động lực nâng cao hiệu quả lao động sản xuất của nhân dân.

2.2.3. Hoạt động chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể

Công tác bảo tồn, bảo tàng tiếp tục được coi trọng. Tỉnh ủy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình chỉ đạo các địa phương quản lý tốt 37 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 64 di tích có quyết định công nhận, trong đó có 40 di tích cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh [79, tr. 9].

Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã kết hợp tốt công tác bảo vệ và khai thác giá trị văn hóa, du lịch, tín ngưỡng của các di tích, điển hình như: Bia Lê Lợi, Tượng đài Bác Hồ (TP.Hòa Bình), Đền thờ Chúa Thác Bờ (huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc), Động Tiên, Nhà máy in tiền (huyện Lạc Thủy)…

Bảo tàng tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm hiện vật theo chủ đề, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và thăm quan của nhân dân như:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023